Tin công nghệ vui ngày 22/11/2015

The drifter

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
attachment.php

Phản ứng của trẻ em ngày nay trước máy nghe nhạc cầm tay Sony Walkman

Sony Walkman, chiếc máy nghe nhạc từng làm thay đổi diện mạo lịch sử giải trí di động của thế kỷ 20, sẽ nhận được phản ứng như thế nào khi trình diện trước các bạn trẻ ngày nay? Mời các bạn xem đoạn video clip sau:

[video=youtube;Uk_vV-JRZ6E]https://www.youtube.com/watch?v=Uk_vV-JRZ6E[/video]​

Nhắc lại một chút về lịch sử máy nghe nhạc Sony Walkman: Trước khi iPod được nghĩ ra thì Sony đã bán được hàng trăm triệu chiếc máy nghe nhạc băng từ Walkman. Ngày nay, âm nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống. Người ta nghe nhạc thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào có thể. Những đôi tai nghe đã gắn liền với việc di chuyển nhiều đến nỗi bạn có thể bắt gặp mọi người đeo chúng từ lúc đi bộ, đi xe đạp hay trên tàu điện. Tuy nhiên, có một sự thật là những thiết bị nghe nhạc di động cá nhân lại không phổ biến cho đến khi Sony Walkman ra đời.

Những chiếc máy nghe nhạc chạy băng đầu tiên của dòng sản phẩm huyền thoại này được Sony bán lần đầu tiên vào ngày 1/7/1979 với giá 150 USD và đây chính là cột mốc quan trọng, mở ra một kỉ nguyên hoàn toàn mới cho việc thưởng thức âm nhạc.

Ý tưởng về những chiếc máy nghe nhạc cầm tay bắt nguồn do nhà đồng sáng lập Sony là Masaru Ibuka mong muốn có một chiếc máy nhỏ gọn hơn chiếc TC-D5 lúc bấy giờ để có thể thưởng thức Opera trong những chuyến đi xa của mình. Hai người chịu trách nhiệm chính lúc bấy giờ là nhà thiết kế Norio Ohga và kĩ sư âm thanh Nobutoshi Kihara đã tạo ra một chiếc máy nghe nhạc, lấy nguyên mẫu của máy ghi băng cầm tay Pressman ngay trước chuyến bay tiếp theo của Ibuka.

attachment.php

Ông Nobutoshi Kihara​​

Tuy nhiên, khi vừa ra mắt thì dòng máy Walkman của Sony đã vấp phải khá nhiều khó khăn và thách thức. Tháng đầu tiên là một tháng đầy thất vọng với Sony khi doanh số của những chiếc máy nghe băng cầm tay rất thấp. Nhưng với sự kiên trì và niềm tin vào sản phẩm của mình, Sony đã được đền đáp xứng đáng khi Walkman trở thành dòng sản phẩm thành công nhất mọi thời đại của hãng. Dòng sản phẩm này đã thay đổi khá nhiều phương thức chơi nhạc như từ những băng cassette sang những chiếc CD rồi sang đĩa quang từ Minidisc, dạng số MP3 và hiện nay là nghe nhạc trực tuyến.

Hơn 400 triệu chiếc máy nghe nhạc cầm tay Walkman đã được bán ra, trong đó có đến 200 triệu chiếc là máy nghe băng cassette. Sony đã ngừng sản xuất dòng máy Walkman nghe băng cassette cổ điển vào năm 2010.

attachment.php

Stereobelt​

Mặc dù rất thành công với dòng máy nghe nhạc Walkman nhưng thực chất người đầu tiên làm ra máy chạy băng cassette nhỏ gọn không phải là Sony mà là một người mang tên Andreas Pavel. Ông tạo ra sản phẩm đầu tiên vào năm 1972 và đặt tên cho nó là Stereobelt. Để có thể bán ra sản phẩm của mình thì Sony đã phải trả một khoản phí khá lớn cho Andreas Pavel.

attachment.php

Andreas Pavel​

Mặc dù đã khai tử những chiếc máy nghe băng cassette nhưng cái tên Walkman vẫn tồn tại đến ngày nay với những chiếc máy nghe nhạc Mp3 hay ứng dụng nghe nhạc Walkman của Sony. Thời đại hoàng kim của Walkman có thể đã qua với trẻ em ngày nay. Nhưng thói quen nghe nhạc bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào bạn muốn là sẽ không bao giờ biến mất.


Người lớn tuổi và máy in 3D

Công nghệ in 3D được hứa hẹn sẽ là công nghệ chủ đạo đối với ngành in ấn trong tương lai không xa. Nếu như những người trẻ tuổi chúng ta dễ dàng nắm bắt thông tin thì phản ứng của những người lớn ở độ tuổi ông bà chúng ta sẽ như thế nào trước loại hình in ấn như trong cổ tích bước ra này? Mời các bạn cùng theo dõi video dưới đây:

[video=youtube;M4blAdS6r3Q]https://www.youtube.com/watch?v=M4blAdS6r3Q[/video]​

Người lớn tuổi và kính thông minh Google Glass

Tiếp theo đây mời các bạn cùng chia sẻ cảm xúc với các bậc cao niên trước công nghệ kính thông minh Google Glass:

[video=youtube;xw95AZzPpsU]https://www.youtube.com/watch?v=xw95AZzPpsU[/video]​

Tấn công mạng gây hại tàn khốc

attachment.php

Đánh giá của Hãng bảo mật Kaspersky cho thấy người dùng Việt Nam có nguy cơ mất an toàn cao, bình quân đứng thứ 5 nguy cơ bị tấn công và khoảng 50% người dùng có nguy cơ máy tính bị nhiễm mã độc từ Internet.

Trong chín tháng đầu năm 2015, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (VNCERT) đã phát hiện 18.085 trang web bị nhiễm mã độc. Trong đó có 88 trang web, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; 7.421 trang web bị tấn công thay đổi giao diện với 165 trang web, cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; 5.368 trang web bị cài mã lừa đảo mạo danh (phishing); 3.290.200 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc botnet và bị điều khiển bởi các 
máy chủ nước ngoài.

Chúng tôi đã gặp trường hợp doanh nghiệp có doanh số hàng triệu USD nhưng hệ thống mạng đã bị cài mã độc để lấy cắp thông tin cả năm trời mà không biết
Ông VÕ ĐỖ THẮNG (giám đốc Trung tâm Athena)

Lấy thông tin, làm gián điệp kinh tế

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, giám đốc VNCERT chi nhánh TP.HCM, cho biết chỉ riêng trong dịp 30-4 và 1-5 đã có hơn 1.000 trang web VN bị tấn công và hơn 14.000 điện thoại di động bị theo dõi. VN nằm trong số các mục tiêu theo dõi của chiến dịch tấn công APT30 từ năm 2012-2014 với dữ liệu đánh cắp chủ yếu là thông tin kinh tế, chính trị; mã độc mã hóa dữ liệu và đòi tiền chuộc.

Số liệu thu thập thường xuyên của VNCERT về sự cố an toàn mạng cho thấy hai đối tượng bị tấn công nhiều nhất là các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ và các cá nhân.

Ghi nhận từ bộ phận an ninh mạng thuộc Trung tâm tư vấn và đào tạo an ninh mạng Athena, nhiều doanh nghiệp đã thiệt hại hàng trăm ngàn USD vì bị đánh cắp dữ liệu kinh doanh. So với năm 2014, năm 2015 mức độ tấn công an ninh mạng không hề suy giảm. Các cuộc tấn công có chủ đích, tấn công âm thầm vào các doanh nghiệp để lấy thông tin, làm gián điệp kinh tế 
diễn ra nhiều hơn.

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, ba nhóm mục tiêu chính cho các dạng tấn công mạng hiện nay:

- Đánh cắp dữ liệu kinh tế, chính trị bằng kiểu tấn công APT, sử dụng mã độc viết riêng cho mục tiêu tấn công;

- Tấn công vào các tổ chức tài chính, ngân hàng để chiếm đoạt tiền, chủ yếu dùng các phương pháp dò quét mạng, giả mạo... để xâm nhập các hệ thống quản trị chiếm quyền điều khiển;

- Tấn công người dùng cá nhân bằng các kiểu tấn công kỹ thuật xã hội (social engineering), mạo danh (phishing) để thu thập thông tin cho các mục đích lừa đảo, đặc biệt lừa đảo qua các mạng xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng.

Tại VN, các cuộc tấn công đã và sẽ rất âm thầm, không để lại dấu vết, tập trung vào các nhóm ngành như công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, công ty FDI... vì dữ liệu của các công ty này có thể ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng và lực lượng an ninh mạng tại chỗ hầu như không có.

Theo thống kê của Trung tâm dữ liệu TP.HCM, trong chín tháng đầu năm 2015 đã có hơn 400.000 đợt dò quét và 60.000 đợt tấn công mạng bằng nhiều hình thức nhằm vào hệ thống của TP.HCM đã được phát hiện và ngăn chặn. Trung bình có hơn 44.000 đợt dò quét và khoảng 7.000 đợt tấn công mỗi tháng và Trung Quốc, Mỹ là hai quốc gia có nguồn tấn 
công nhiều nhất.

Riêng đối với cổng thông tin điện tử của thành phố, trong chín tháng đầu năm 2015 đã thống kê được hơn 4,7 triệu đợt dò quét và tấn công ứng dụng web, đã được hệ thống tường lửa ứng dụng web phát hiện và ngăn chặn. Các trang web bị tấn công nhiều nhất là website của Ủy ban Việt kiều, trang chủ của TP.HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại - đầu tư, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở 
Tư pháp, Sở Y tế...

Năm 2014, tình hình dò quét, tấn công vào hệ thống mạng TP.HCM tăng 300% so với năm trước. Hơn 2,5 triệu hành vi tấn công vào cổng thông tin chính quyền TP.HCM. Trong đó có hai trang web bị tấn công thay đổi giao diện là cổng thông tin điện tử Sở GD-ĐT và trang web cũ của Khu 
công nghệ cao.

attachment.php

Phải thay đổi cách phòng thủ

Theo ông Nguyên, hiện nay các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn đều xây dựng các hệ thống bảo vệ an toàn mạng nhưng cũng chỉ phòng thủ ở mức cơ bản như tường lửa cho vòng ngoài, IPS/IDS bảo vệ các vùng mạng quan trọng, chống virút trên máy người dùng cuối.

Một số đơn vị có người chuyên trách về bảo mật và an toàn mạng thì có triển khai thêm một số giải pháp, công cụ bổ sung để phát hiện sớm các nguy cơ như định kỳ rà quét hệ thống để phát hiện các lỗ hổng bảo mật, giải pháp thu thập và phân tích log để phát hiện các hành vi và xu hướng tấn công.

Tuy nhiên, điểm thiếu hiện nay là giải pháp giám sát an toàn mạng và cảnh báo sớm, khả năng cập nhật các lỗ hổng - điểm yếu bảo mật (vulnerability) mới được công bố, các giải pháp phát hiện và chống mã độc trên máy người dùng cuối và hệ thống, nhất là khả năng nhận dạng thông minh các hành vi giống mã độc đối với các loại mã độc mới, 
chưa được kịp thời.

Khi các hình thái tấn công mạng đã thay đổi và được cải tiến liên tục thì hầu hết doanh nghiệp và tổ chức còn đang rất bị động trong phòng thủ, đặc biệt là ở VN - chuyên gia Đỗ Ngọc Duy Trác, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và huấn luyện an ninh mạng (CSO), nhận xét.

Theo ông Trác, phần lớn tổ chức và doanh nghiệp dựa trên các giải pháp và thiết bị bảo mật thương mại, được các đối tác cung cấp và triển khai sử dụng các kiến trúc an ninh mạng truyền thống, chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn tin tặc xâm nhập và tập trung vào vùng biên, do đó không thể đối phó với những chiêu 
thức tấn công mới.

Ngoài ra, lực lượng nhân sự chuyên trách an ninh mạng còn rất mỏng và chất lượng chưa cao, do vậy bên cạnh việc đang sử dụng các kiến trúc an ninh mạng đã cũ thì họ cũng rất khó khăn trong việc chủ động điều chỉnh các thành phần trong kiến trúc này khi đối phó với các cuộc tấn công kiểu mới. Hậu quả là hàng loạt cuộc tấn công xâm nhập và chiếm đoạt thành công dữ liệu của các tổ chức trong một thời gian dài mà các kiến trúc an ninh mạng và nhân sự chuyên trách không hề phát hiện.

Để thay đổi được cán cân phòng thủ hiện nay đòi hỏi toàn bộ nền công nghiệp an ninh mạng và các tổ chức phải thay đổi tư duy phòng thủ, rằng mọi hệ thống đều có thể bị xâm nhập, hệ thống càng lớn thì khả năng đã có tin tặc đang nằm vùng càng cao.

Theo ông Trác, phải chấp nhận hiện thực là không thể ngăn chặn được tin tặc xâm nhập, đặc biệt là các nhóm tin tặc có nguồn lực dồi dào hay được chính phủ nào đó bảo trợ. Vì vậy, thay vì sử dụng các kiến trúc an ninh mạng truyền thống tập trung vào việc ngăn chặn xâm nhập, cần phải chuyển dịch sang kiến trúc mới với tiền đề là không cho tin tặc đạt được mục đích khi nhắm vào một tổ chức.

Hiện nay, mục tiêu của các nhóm tin tặc mạnh thường là các dữ liệu tài sản trí tuệ chủ chốt, các sáng chế phải mất nhiều năm để nghiên cứu. Trên thế giới, nền công nghiệp an ninh mạng đã bắt đầu có xu hướng dịch chuyển sang kiến trúc an ninh mạng mới này, ưu tiên vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu xâm nhập và trích xuất dữ liệu quan trọng ra khỏi tổ chức và từ đó có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

19-11 - Ngày an toàn thông tin

Ngày an toàn thông tin VN với chủ đề “Xu hướng phá hoại tàn khốc của tấn công mạng hiện đại” do Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cùng Chi hội An toàn thông tin phía Nam tổ chức ngày 19-11.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhận định bối cảnh an toàn, an ninh thế giới và cả VN đang diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ đe dọa đến thông tin, tài sản cá nhân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả nền tảng kinh tế, chính trị của xã hội hiện tại như điện, giao thông, an ninh quốc gia.

Trước đó, trong buổi diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước tại công viên phần mềm Quang Trung vào chiều 18-11, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết nguy cơ bùng nổ chiến tranh mạng giữa các quốc gia là khả năng có thể hoàn toàn xảy ra vì thời gian gần đây trên thế giới có nhiều cuộc tấn công mạng đặc biệt liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, chính trị, các nhóm tin tặc có tài chính và nhân lực hùng hậu cho thấy dấu hiệu có hậu thuẫn của các chính phủ ở đằng sau. VN cần phải có kịch bản ứng phó với nguy cơ này và bộ đang lên phương án tăng cường hoạt động ứng cứu sự cố máy tính, tăng cường liên kết các đơn vị trong hệ thống mạng lưới điều hành.


​Thông qua Luật an toàn thông tin mạng

Sáng 19-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật an toàn thông tin mạng. Đạo luật này có quy định về ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố.

Các biện pháp được đưa ra bao gồm vô hiệu hóa nguồn Internet để thực hiện hành vi khủng bố. Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng...

Trong số các hành vi bị nghiêm cấm có việc nghiêm cấm thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.

attachment.php

* Bà Võ Thị Trung Trinh (phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM):

Kết nối càng rộng, nguy cơ càng cao

Năm 2015, các hành vi dò quét và tấn công hệ thống thông tin điện tử TP.HCM không giảm so với năm 2014, mức độ và tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Nguyên do: các đơn vị liên thông kết nối ngày càng nhiều.

Hệ thống giám sát an ninh của Sở Thông tin và truyền thông đã thống kê cho thấy ngoài dò quét, tấn công trực diện tìm lỗ hổng của các trang thông tin điện tử, những hành vi tấn công có chủ đích (APT), hiểm họa thất thoát dữ liệu từ các máy trạm tại quận huyện, sở ngành tiếp tục tăng cao.

Tuy vậy, chưa có đợt tấn công nào vượt qua hệ thống phòng thủ của trung tâm dữ liệu thành phố gây hậu quả nghiêm trọng. Các nguồn tấn công dò quét tập trung từ địa chỉ IP ở Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nga, Ấn Độ và cả IP VN.

Nhận định rủi ro từ APT là nguy cơ đáng lo ngại nhất do các hệ thống phòng thủ thông dụng không phát hiện và xử lý được, nên thành phố đã triển khai các giải pháp kỹ thuật và con người để có biện pháp ứng phó với loại tấn công này. Đây là nội dung quan trọng trong kế hoạch đảm bảo an ninh năm 2015 và các năm tiếp theo của TP.HCM.

H.NHUNG

* Ông Đỗ Ngọc Duy Trác (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và huấn luyện an ninh mạng - CSO):

Nhân lực là then chốt

Đã qua rồi thời kỳ nhân sự phụ trách an ninh mạng của các tổ chức không cần nhiều kỹ năng, chỉ cần đầu tư các thiết bị và giải pháp thương mại, sử dụng các cấu hình mặc định hoặc điều chỉnh đơn giản.

Với xu hướng phòng thủ mới, nhân sự phụ trách an ninh mạng phải có các kỹ năng chuyên sâu phục vụ kiến trúc an ninh mạng hướng vào việc phát hiện sớm các dấu hiệu xâm nhập và trích xuất dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu không bị đánh cắp. Đồng thời phải có kỹ năng phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức để xác định chính xác các mục tiêu dữ liệu cần được bảo vệ, từ đó có biện pháp tinh chỉnh kiến trúc an ninh mạng mới phù hợp với đặc thù từng doanh nghiệp.

Chính vì vậy, phải có các chương trình đào tạo thay đổi toàn diện về chất. Phương pháp đào tạo cần ứng dụng các công nghệ mới để học viên được thao luyện trong thực tiễn công tác, đối đầu với các mối nguy thực, biết phối hợp và tận dụng các nguồn lực từ cộng đồng an ninh mạng thế giới để giải quyết vấn đề.

* Ông Nguyễn Hữu Nguyên (giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính VN, chi nhánh TP.HCM):

Âm thầm xử lý, sự cố vượt tầm kiểm soát

Hiện nay các đơn vị bị tấn công sợ ảnh hưởng đến hình ảnh và tiếng tăm nên không công bố sự cố mà âm thầm xử lý, thậm chí từ chối cho VNCERT hỗ trợ khi được VNCERT thông tin về sự cố.

Khi sự cố vượt khỏi tầm kiểm soát hoặc không thể xử lý được thì mới để cơ quan điều phối xử lý của quốc gia vào cuộc, lúc này thiệt hại là rất lớn và khả năng xử lý triệt để cũng khó khăn hơn do các dấu vết đã bị thay đổi, mức độ lan rộng và sâu vào trong toàn hệ thống. Nội dung này đang được xem xét để bổ sung trong thông tư giám sát an toàn mạng sẽ ban hành trong thời gian tới.

Nhân lực về an toàn thông tin của VN đang rất thiếu và yếu. Trong các cơ quan nhà nước, do nhiều yếu tố như hạn chế biên chế, thu nhập không tương xứng nên hầu như không có người chuyên trách về an toàn thông tin có chuyên môn giỏi.

Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước đang triển khai đề án 99 của Thủ tướng để đào tạo bổ sung kiến thức về an toàn thông tin cho lãnh đạo, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, những người chuyên trách; triển khai các chính sách, quy định và hướng dẫn an toàn của cơ quan nhà nước cho các đơn vị thực hiện; xây dựng mạng lưới điều phối ứng cứu quốc gia để hỗ trợ giải quyết các sự cố và nâng năng lực của các thành viên trong mạng.

 
Bên trên