scotty
Well-Known Member
Tản nhiệt khí tự gỡ bụi của MSI đã từng được chúng tôi đưa tin tại đây. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một chút về công nghệ này.
Khi nói đến các hình thức tản nhiệt không dùng quạt thì bụi và vón cục là trở ngại lớn nhất cho khả năng tản nhiệt. Còn có vài hạn chế khác của tản nhiệt khí nhưng chừng đó cũng đủ khiến dân ép xung chỉ có thể trông cậy vào tản nhiệt nước hỗ trợ bằng bình chứa và ống dẫn nước. Tuy nhiên, nếu đó là hàng sản xuất đại trà (không phải hàng đặc chế) thì bụi vẫn là vấn đề khó mà xử lý hết. Và đó là lý do khiến MSI tìm tòi nghiên cứu và cuối cùng đã đưa ra một giải pháp cực kỳ đơn giản: chỉ việc cho quạt quay theo hướng ngược lại.
Cách thức hoạt động…
Khi bật máy tính lên, ta thường nghe tiếng quạt quay lớn lên rồi sau đó hạ dần sau vài giây. Đó chính là lúc các bộ làm mát cho card đồ họa và CPU đang hoạt động theo tiến trình khởi động theo tiêu chuẩn. Thế nhưng đối với giải pháp mới của mình, MSI đơn thuần là cho đảo nghịch hướng quạt trong quá trình khởi động và không ngờ là nhờ vậy mà quét bật được bụi ra khỏi các cánh quạt và heatsink. Có tên gọi là Dust Removal Technology (công nghệ quét bụi), quạt chỉ cần quay ngược hướng với tốc độ100% trong 30 giây và chừng đó cũng đủ để giảm được nhiệt độ tải của card đồ họa MSI từ 67[FONT="]0[/FONT]C xuống 52[FONT="]0[/FONT]C.
Bản thân công nghệ này cũng không phức tạp chút nào, có thể chỉ cần một thay đổi nhỏ cho firmware là xong. Tuy nhiên như vậy cũng khiến các hãng các hãng sản xuất card đồ họa khác (và cả tản nhiệt CPU?) cũng khó mà ứng dụng tính năng tương tự cho các sản phẩm của họ ngay. Cũng không có lý do gì để công nghệ này không hoạt động được với tản nhiệt CPU, hay đúng hơn là với giải pháp tản nhiệt kết hợp quạt + heatsink.
Cho đến lúc này, công nghệ Dust Removal Technology chỉ được trang bị cho card đồ họa cao cấp nhất của MSI là N580GTX Lightning Xtreme Edition (sử dụng GPU GTX 580 của nVIDIA), nhưng MSI có kế hoạch tích hợp tính năng này cho toàn bộ dòng card đồ họa sắp tới của hãng. MSI còn tuyên bố rằng công nghệ này là độc quyền của hãng.
Nhược điểm…
Một vấn đề dễ nhận thấy ở giải pháp mới này là bụi sau khi quét khỏi bộ phận tản nhiệt thì cần phải có chỗ nào đó để tống khứ đi. Đối với máy tính để bàn thì bụi sẽ được thổi xuống phía dưới case, một khu vực thường không có quạt hút. Hơn nữa, 30 giây cũng là hơi lâu khi mà hầu hết các máy PC đời mới bắt đầu có khả năng nạp hệ điều hành chỉ sau vài giây bật nguồn, và như vậy Dust Removal Technology sẽ có hiệu quả hơn nếu hoạt động chỉ trong vài giây sau ở mỗi lần khởi động máy.
Dù gì thì đây là một tính năng miễn phí kèm theo cho card đồ họa MSI (hy vọng các thương hiệu khác cũng trang bị) và không thể chê gì được ở khả năng giảm nhiệt độ cho tản nhiệt GPU từ 20 - 30% của công nghệ này.
Không chỉ mỗi card MSI…
Thử hình dung nếu GPU hoặc CPU có thể chịu được khoảng vài giây mà không có sự hỗ trợ nào của tản nhiệt chủ động, thì rất có khả năng ứng dụng Dust Removal Technology (hay giải pháp tương tự) thông qua phần mềm. Màn hình có thể tắt đi và quạt sẽ thổi ngược trong 30 giây, kết quả là heatsink sẽ được làm sạch. Cách này cũng không đòi hỏi phải nâng cấp firmware nên có thể áp dụng cho bất kỳ tản nhiệt CPU hoặc GPU nào có trên thị trường…

Khi nói đến các hình thức tản nhiệt không dùng quạt thì bụi và vón cục là trở ngại lớn nhất cho khả năng tản nhiệt. Còn có vài hạn chế khác của tản nhiệt khí nhưng chừng đó cũng đủ khiến dân ép xung chỉ có thể trông cậy vào tản nhiệt nước hỗ trợ bằng bình chứa và ống dẫn nước. Tuy nhiên, nếu đó là hàng sản xuất đại trà (không phải hàng đặc chế) thì bụi vẫn là vấn đề khó mà xử lý hết. Và đó là lý do khiến MSI tìm tòi nghiên cứu và cuối cùng đã đưa ra một giải pháp cực kỳ đơn giản: chỉ việc cho quạt quay theo hướng ngược lại.
Cách thức hoạt động…
Khi bật máy tính lên, ta thường nghe tiếng quạt quay lớn lên rồi sau đó hạ dần sau vài giây. Đó chính là lúc các bộ làm mát cho card đồ họa và CPU đang hoạt động theo tiến trình khởi động theo tiêu chuẩn. Thế nhưng đối với giải pháp mới của mình, MSI đơn thuần là cho đảo nghịch hướng quạt trong quá trình khởi động và không ngờ là nhờ vậy mà quét bật được bụi ra khỏi các cánh quạt và heatsink. Có tên gọi là Dust Removal Technology (công nghệ quét bụi), quạt chỉ cần quay ngược hướng với tốc độ100% trong 30 giây và chừng đó cũng đủ để giảm được nhiệt độ tải của card đồ họa MSI từ 67[FONT="]0[/FONT]C xuống 52[FONT="]0[/FONT]C.
Bản thân công nghệ này cũng không phức tạp chút nào, có thể chỉ cần một thay đổi nhỏ cho firmware là xong. Tuy nhiên như vậy cũng khiến các hãng các hãng sản xuất card đồ họa khác (và cả tản nhiệt CPU?) cũng khó mà ứng dụng tính năng tương tự cho các sản phẩm của họ ngay. Cũng không có lý do gì để công nghệ này không hoạt động được với tản nhiệt CPU, hay đúng hơn là với giải pháp tản nhiệt kết hợp quạt + heatsink.
Cho đến lúc này, công nghệ Dust Removal Technology chỉ được trang bị cho card đồ họa cao cấp nhất của MSI là N580GTX Lightning Xtreme Edition (sử dụng GPU GTX 580 của nVIDIA), nhưng MSI có kế hoạch tích hợp tính năng này cho toàn bộ dòng card đồ họa sắp tới của hãng. MSI còn tuyên bố rằng công nghệ này là độc quyền của hãng.
Nhược điểm…
Một vấn đề dễ nhận thấy ở giải pháp mới này là bụi sau khi quét khỏi bộ phận tản nhiệt thì cần phải có chỗ nào đó để tống khứ đi. Đối với máy tính để bàn thì bụi sẽ được thổi xuống phía dưới case, một khu vực thường không có quạt hút. Hơn nữa, 30 giây cũng là hơi lâu khi mà hầu hết các máy PC đời mới bắt đầu có khả năng nạp hệ điều hành chỉ sau vài giây bật nguồn, và như vậy Dust Removal Technology sẽ có hiệu quả hơn nếu hoạt động chỉ trong vài giây sau ở mỗi lần khởi động máy.
Dù gì thì đây là một tính năng miễn phí kèm theo cho card đồ họa MSI (hy vọng các thương hiệu khác cũng trang bị) và không thể chê gì được ở khả năng giảm nhiệt độ cho tản nhiệt GPU từ 20 - 30% của công nghệ này.

Không chỉ mỗi card MSI…
Thử hình dung nếu GPU hoặc CPU có thể chịu được khoảng vài giây mà không có sự hỗ trợ nào của tản nhiệt chủ động, thì rất có khả năng ứng dụng Dust Removal Technology (hay giải pháp tương tự) thông qua phần mềm. Màn hình có thể tắt đi và quạt sẽ thổi ngược trong 30 giây, kết quả là heatsink sẽ được làm sạch. Cách này cũng không đòi hỏi phải nâng cấp firmware nên có thể áp dụng cho bất kỳ tản nhiệt CPU hoặc GPU nào có trên thị trường…
Theo ExtremeTech