![]() Cách đây vài ngày, rất nhiều thành viên của cộng đồng công nghệ nghe nhìn HDvietnam đã phải ngả mũ thán phục và thậm chí là mê muội trước công nghệ tương tác 3D Leap Motion. Với chỉ một thiết bị nhỏ xíu, người sử dụng có thể kiểm soát hoàn toàn chiếc máy tính của mình thông qua các ngón tay ngay trong không gian thực. Liệu những gì mà Leap hứa hẹn, và những gì xảy ra trong video quảng cáo có phải là sự thật? Để tìm hiểu thêm, chúng ta hãy cùng biên tập viên của Engadget ghé thăm trụ sở của nhà phát triển này tại San Francisco, và gặp gỡ những người đã làm nên kỳ tích đó. Tại San Fracisco, các nhà phát triển của Leap tiết lộ rằng họ đã phát triển công nghệ Leap Motion với mục đích giúp cho tất cả mọi có thể tương tác dễ dàng với hệ thống máy tính. Ý tưởng này bắt đã đến khi một thành viên trong nhóm phát triển nghiên cứu về cơ học chất lỏng, và sau khoảng thời gian 4 năm thì Leap đã được ra đời. [video=youtube;ysRCsiK2oUY]http://www.youtube.com/watch?v=ysRCsiK2oUY&feature=youtu.be[/video] Về cơ bản, công nghệ tương tác 3D của Leap hoạt động dựa trên một hệ thống quang học, có thể theo dõi và nhận biết các chuyển động của ngón tay người sử dụng thông qua chiếc đèn LED hồng ngoại kết hợp với 1 camera siêu nhỏ. Điều này hoàn toàn khác với các công nghệ nhận diện hiện nay, và giải thích được nguyên nhân khiến Leap có thể chế tạo một thiết bị nhỏ với mức giá phải chăng như thế. Theo các kỹ sư, Leap Motion có thể theo dõi cùng lúc tới hàng trăm ngàn điểm khác nhau trong không gian, và bởi vì các thiết bị phần cứng có thể đồng bộ tức thì nên công nghệ này có thể hoạt động dựa trên 1% đến 2% hiệu suất của CPU. Trong các thử nghiệm thực tế tại chỗ, Leap Motion hoạt động cực kỳ ấn tượng. Nếu đã từng sử dụng Kinect hoặc Wiimote thì bạn dễ dàng nhận thấy những thiết bị này hoạt động vẫn chưa thể gọi là chính xác... Tuy nhiên, Leap Motion không như thế. Việc sử dụng là quá dễ dàng và độ chính xác là cực cao, chỉ cần vẫy tay là con trỏ trên màn hình lập tức chuyển động theo. Thậm chí việc chém trái cây trong trò chơi Fruit Ninja cũng vô cùng tuyệt diệu mà không hề cảm nhận được độ trễ. Theo Leap, độ trễ trong thiết bị của họ là nhanh hơn tốc độ quét của màn hình và vượt qua được sự cảm nhận của con người. Ngoài ra, bởi vì Leap Motion tương thích hoàn toàn với những chiếc máy tính có hỗ trợ công nghệ cảm ứng (màn hình hoặc trackpad), do đó công nghệ này sẽ hoàn toàn tương thích ngược với các nền tảng hiện có. Leap cũng đã xác nhận rằng họ sẽ cung cấp sản phẩm của mình dưới dạng một thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên với kích thước cực kỳ nhỏ bé thì rất có thể công nghệ này sẽ được tích hợp luôn vào máy tính để bàn, máy tính xách tay hay máy tính bảng trong một tương lai không xa. Với mức giá chỉ 70 USD, Leap Motion hứa hẹn sẽ là một cuộc cách mạng lớn cho ngành công nghiệp máy tính trong năm 2013 tới, khi nó bắt đầu được thương mại hóa rộng rãi. Nhanh lên, chúng tôi không thể chờ đợi được nữa rồi Leap ơi! [video=youtube;zMvbJkzhJrs]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=zMvbJkzhJrs[/video] ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Theo Engadget |
<tbody>
</tbody>