Ðề: [Tìm Hiểu] Master | Re-Master (Audio Track)
Các bác đều lả thân quen...
Tuy nhiên những điều sau đây cần được SUY GÃM..!
Những gì mà các bác nhận xét hay phán đoán ..v..v.. vẫn thuộc phạm vi còn đang học hỏi, kinh nghiệm non nớt của từng cá nhân..! 
[Ngay cả chính bản thân!]
Dù thế nào chăng nữa... Nếu có sự sai biệt KHÔNG đáng kể thì chẳng qua là do bởi phần mềm/ứng dụng chưa được hoàn chỉnh (còn bị "Bug") được các bác sử dụng trong việc "Ripping" hoặc "Encoding".
Tất cả chúng ta cần biết rằng... Các phần mềm/ứng dụng và những "Codec" được dùng trong việc "Ripping" là 2 phần mềm ĐỘC LẬP.
[Lỗi này do bởi các "Programmer" tức người viết/thảo ra chương trình/ứng dụng hay chính ngay cả những "Codec", thậm chí cũng có thể do bởi "Windows" - Và đó là lý do tại sao thỉnh thoảng được "Update"]
Chúng ta KHÔNG thể dựa vào đó để đi ngược lại hoặc phủ nhận những điều sau đây...
a) Những vị CHA đẻ của các công nghệ "Lossless Compression" là những người tài năng lỗi lạc đã bỏ nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để phát minh và hoàn thành..!
[Họ đã khẳng định rằng: "Lossless Compression = NO info/data lost!" - Không một ai biết rõ hơn họ bởi chính họ là CHA đẻ.]
b) Tiếng mẹ ĐẺ của mình mà còn chưa học hỏi THẤU ĐÁO thì KHÔNG một lý do gì lại đi sửa đổi tiếng mẹ ĐẺ/ngôn ngữ của bất cứ một quôc gia nào khác..!
[Lossless = KHÔNG mất mát]
Hy vọng rằng giải đáp được phần nào thắc mắc..!
Bạn nói thế thì chung chung quá và vì thế cũng khó mà thuyết phục người đọc.
Tôi cũng xin lan man một vài ý như thế này.
Thật ra cũng bắt đầu từ việc chúng ta đã sử dụng từ tiếng Anh không đúng chỗ thôi các bạn ạ. Cũng như nào giờ (cái này tôi có nói một lần rồi) mình hễ cứ gặp đầu phát xem phim là phang "HD player" tuốt tuồn tuột. Trong khi thế giới người ta phân biệt chỉ có đầu phát nào bản thân nó có thể chứa 1 hoặc nhiều Hard Diks thì mới gọi là HD player thôi. Nói cách khác, HD ở đây là Hard Disk (ổ cứng) chứ không phải là Hi Def hay gì gì đâu.
Cũng vậy, không ai nói định dạng WAV là lossless (hoặc trong nhóm lossess giống như diễn đàn này đã làm) cả. WAV là WAV (cũng giống như AIFF của Macintosh) nó thuộc nhóm "uncompressed".
Người ta chỉ bắt đầu nói đến lossess khi một số các định dang chuẩn nén ra đời như FLAC (hay ALAC) để nhằm phân biệt với dạng lossy như MP3, AAC, ...
Và đúng như bạn DATAVIEWER đã nói, FLAC là FLAC và
nó không bị mất dữ liệu (audio information) dù chỉ là một bit khi nén và sau khi giải nén. Phải khẳng định cái điểm mấu chốt này trước cái đã rồi mới nói chuyện tiếp.
Đừng tin ai, các bạn cứ thử nén một file WAV gốc thành file FLAC rồi xong giải nén nó trở lại rồi dùng MD5 checksum hoặc tính số SHA-1 hash xem những con số này nó có giống nhau không. Làm thêm một thí nghiệm nữa là cũng nén cái file WAV gốc đó thành file WMA rồi lại giải nén nó rồi cũng kiểm tra xem chúng có còn giống nhau ko là biết chớ gì?
Thế nếu FLAC thật sự không bị mất đi tí gì thì tại sao không những là một người mà nhiều người đều cùng quan điểm cho là nghe nhạc FLAC không hay bằng WAV?
Bản thân em và anh em đã từng thử, một file nén theo chuẩn *.flac (1->8) cho ra chất âm khác hẳn so với *.wav nguyên gốc,..
Căn bản có ai nhận ra đc hay ko?
Cá nhân tôi thỉnh thoảng cũng cảm nhận ra điều này. Vậy thì tại sao? Thật ra câu hỏi này cũng không mới và bản thân tôi cũng đã lâu đi tìm hiểu chiện này. Ngoài lề một chút. Tai ai mà nhận ra chất âm của FLAC khác với WAV nguyên gốc thì cũng ném vế loại tai thính của một audiophile rùi đó. Bởi vậy tôi mới nói thỉnh thoảng tôi mới nhận ra, còn thì với tôi 80 - 90% "nhà lá cũng như nhà tranh" thôi.
Trở lại vấn đề. Các bạn ai dùng đầu player để chơi các file nhạc thì chắc ít để ý, chứ những ai "chơi" nhạc bằng HTPC thuộc loại có thâm niên trong "nghề" thì sẽ biết mình phải làm gì. Làm gì thì làm, để cho ra chất âm như ý, điều tối quan trọng là phải làm cho cái HTPC của mình chạy sao cho càng nhẹ càng tốt. Hay nói cách khác, máy để chạy ỳ ạch sẽ làm cho việc xuất nhạc (tần số/ tốc độ đáp ứng) không đồng bộ khiến giai điệu giống như bị nhồi, âm tiết không còn tròn như trong phòng thu. Tôi có đọc bài "
Chia sẻ của một newbie về quá trình mày mò xây dựng Windows PC phát nhạc bằng Foobar 2000" của bạn do_long_khach thấy rất hay, thấm ý. Chỉ tiếc là bài đó chủ yếu viết cho newbie nên có những chiêu độc mà chỉ những dân "trong nghề" mới biết và hiểu được đã không thấy được đề cập tới cách chi tiết. Ví dụ như một HTPC để nghe nhạc Hi-Res, các audiophile được khuyến nghị phải dùng chip CPU Intel cỡ i7. What the boo? Chạy một cái pm Foobar2000 hay JRiver cần con Atom hay Pentium là dư sức qua cầu rùi đàng này lên tới i7? Có điên không? (tôi đã từng thốt lên như vậy đó các bạn). Hay như Ram phải cỡ 16GB và nên mua loại có độ trễ thấp (Cas Latency) và timing nhanh cứ y như là chơi game khủng vậy. Hard drive phải dùng SSD để chứa nhạc và KHÔNG DÙNG CHUNG với OS. Và còn nhiều cái nữa nhất là vấn đề tinh chỉnh phần mềm cũng như chạy cái script file để bỏ bớt một loạt các services chạy ngầm trong Windows. Tất cả cũng chỉ là để máy chạy cho thật mạnh, thật nhanh. Mà như thế để làm gì? Thưa là để GIẢI NÉN mấy cái em FLAC này khi chúng ta tiến hành "chơi" mấy ẻm này. Tất cả sao cho các file nhạc, đặc biết là các file cần phải giải nén, khi chơi thì chơi thật nhẹ nhàng, trơn tru (smooth) không trễ, không khựng, vv...
Và cũng vì lẽ trên, dân audiophile được khuyến cáo nên tránh dùng các file nhạc lossless mà chỉ dùng loại uncompressed. Cá nhân tôi đã từ lâu nếu chúng có cùng nguồn và buộc phải chọn thì tôi luôn chọn WAV thay vì FLAC mặc dù vẫn biết FLAC tiết kiệm dung lượng hơn và nhất là tag của nó phong phú.