Đó là khẳn định của ban quản lý dự án. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không yên tâm và yêu cầu khắc phục ngay.
Chiều 19-3, tại khu vực đập dâng, đập tràn của thủy điện sông Tranh 2, nước từ lòng hồ chính vẫn rò rỉ qua thân đập thành từng dòng. Hầu hết các điểm rò nước tập trung chủ yếu ở phần vai đập trái với hơn bốn điểm rỉ nước.
Dù Ban Quản lý dự án (QLDA) thủy điện 3 (Tập đoàn Điện lực) đã khẳng định nước rò rỉ là bình thường nhưng người dân và lãnh đạo huyện Bắc Trà My (nơi đặt thủy điện) vẫn lo lắng…
"Thủy điện vẫn an toàn"
Theo Ban QLDA thủy điện 3 (Tập đoàn Điện lực) - đơn vị chủ đầu tư, những vết nứt nói trên nằm ở vị trí những khe nhiệt của khối bê tông bờ đập. Có hơn 30 khe nhiệt được thiết kế đều trên toàn tuyến đập nhằm triệt tiêu việc gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành sau này. Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu. Hiện tượng nước chảy ra ở các vị trí phía hạ lưu đập là qua các khe nhiệt chứ không phải vết nứt.
“Các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng nước thấm qua thân đập được xác định khoảng 30 lít/giây và hoàn toàn không ảnh hưởng đến độ an toàn, ổn định của con đập. Việc tổng lượng thấm của đập 30 lít/giây đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cơ quan thiết kế là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình” - ông Trần Văn Hải, Trưởng ban QLDA thủy điện 3, thông tin.
Theo ông Nguyễn Đăng Hiếu, Chỉ huy trưởng thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2, lượng nước rỉ qua các khe nhiệt chủ yếu thoát ra từ khu hành lang (khu vực chuyên thu nước thấm, bên trong lòng đập). Tuy nhiên, khu này đang trong quá trình được làm sạch để vận hành nên nước mới rỉ qua các khe nhiệt. “Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành thu gom nước thẩm thấu qua khu vực hành lang, không để nước qua khe nhiệt” - ông Hiếu nói. Ông Hiếu cũng khẳng định lượng nước thấm qua các khe nhiệt ở thân đập sẽ không có ảnh hưởng đến công trình thủy điện và lượng thấm sẽ giảm dần trong thời gian tới.
Các công nhân đang khắc phục việc nước rò rỉ. (Theo bee.net.vn)
Đại diện Công ty Phú Bắc cho rằng các khe nứt là do mình đục ra để khắc phục sự cố chứ không phải do đập bị nứt.
Chính quyền, người dân không an tâm
Thông tin thân đập công trình thủy điện Sông Tranh 2 có dung tích trên 730 triệu m3 nước xuất hiện nhiều “vết nứt”, rò rỉ nước đã khiến các hộ dân sống trong vùng càng thêm hoang mang, lo lắng.
“Từ khi công trình khởi công đã xảy ra nhiều trận rung chấn, động đất khiến chúng tôi lo sợ. Giờ công trình lại bị nứt, thấm nước. Nếu lỡ xảy ra vỡ đập, chắc cả làng, cả huyện bị nước cuốn trôi ra biển cả” - chị Võ Thị Hường (thôn 4, Trà Tân, Bắc Trà My, Quảng Nam) nói. Ông Nguyễn Văn Đông (Bắc Trà My, Quảng Nam) bức xúc: “Lần trước xảy ra rung chấn, nhà cửa như bị dội bom bà con đã hoang mang. Cách đây mấy hôm, lại có một trận rung chấn mạnh như nổ 500 kg TNT, chúng tôi càng hoảng hốt. Chắc tui phải dời nhà chứ không dám sống dưới “quả bom” nước này…”.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin có vết nứt, rò rỉ nước ở phần thân đập, chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát hiện trường. Theo giải thích của Ban QLDA thủy điện 3, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt nằm trong tầm kiểm soát nhưng cần phải kiểm tra lại kỹ càng. Các công trình thủy điện có xây dựng khe nhiệt nhưng nó không bị nứt, gây rò nước như thủy điện Sông Tranh 2!”.
Ngày 19-3, UBND huyện Bắc Trà My đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam và Ban QLDA thủy điện 3 về việc xử lý chậm và sơ sài các vết nứt thấm, để nước rò rỉ mạnh qua thân đập. Trong khi đó, những cơn rung chấn nhẹ do động đất kích thích từ khi hồ tích nước vẫn thường xuyên xảy ra, gây hoang mang cho người dân. Ủy ban huyện đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chuyên môn và Ban QLDA thủy điện 3 khẩn trương kiểm tra, xác định chính xác hiện tượng trên.
Chúng tôi đục ra để xử lý
Ông Võ Đình Duật - cán bộ phụ trách kỹ thuật của Công ty Phú Bắc, đơn vị nhận thầu hạng mục chống thấm của bờ đập thủy điện này, cho biết: Đây không phải hiện tượng bờ đập bị nứt mà là do các tấm bố của hành lang thu thấm nước (khe nhiệt) trong lòng bờ đập bị xê dịch nên nước bị rò rỉ ra ngoài. Đây là hiện tượng bình thường. Những khe nứt trên là do chúng tôi đục ra để bơm hóa chất vào chứ không phải do công trình bị nứt. Nhiều công trình thủy điện lớn khác sau một thời gian tích nước đều xảy ra hiện tượng như trên, mức độ rò rỉ còn lớn hơn nhiều. Các công trình này đều do công ty chúng tôi đảm nhận hạng mục chống thấm. Sau khi tiến hành xử lý thì sự cố trên không còn nữa.
Người dân rất lo lắng trước các vụ rung chấn liên tục, giờ thêm các vết nứt ở thân đập. Chúng tôi cũng đang đặt câu hỏi là liệu việc rò rỉ nước này có liên quan gì đến các trận rung chấn hay không vì trước đây các điểm rò nước chưa xuất hiện… Huyện đã đề xuất lắp đặt thêm nhiều trạm quan trắc, cảnh báo sớm ở xung quanh khu vực thủy điện nhưng vẫn chưa tiến hành.
Ông ĐẶNG PHONG, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
Ban quản lý thủy điện bảo rằng vết nứt không gây nguy hiểm gì là vô lý. Nước từ khu vực lòng hồ rò rỉ qua thân đập chảy mạnh như suối mà nói bình thường thì thật đáng ngờ… Nếu trong hai ngày tới, thủy điện Sông Tranh 2 không báo cáo về việc đập bị rò rỉ và giải pháp khắc phục, huyện sẽ báo cáo tỉnh can thiệp.
Ông NGUYỄN KIM SƠN, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Trà My
Nếu các vết rò rỉ này không nằm trong sự cho phép của công trình thì phải nhanh chóng kiểm tra lại ba công đoạn, gồm hồ sơ thiết kế công trình; công tác thi công xây dựng và chất lượng công trình có đảm bảo không.
Ông LÊ VĂN TUẤN, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My
Link: Thủy điện Sông Tranh 2: Nước rò rỉ là bình thường! - Đô Thị - Pháp Luật TPHCM Online
Chiều 19-3, tại khu vực đập dâng, đập tràn của thủy điện sông Tranh 2, nước từ lòng hồ chính vẫn rò rỉ qua thân đập thành từng dòng. Hầu hết các điểm rò nước tập trung chủ yếu ở phần vai đập trái với hơn bốn điểm rỉ nước.
Dù Ban Quản lý dự án (QLDA) thủy điện 3 (Tập đoàn Điện lực) đã khẳng định nước rò rỉ là bình thường nhưng người dân và lãnh đạo huyện Bắc Trà My (nơi đặt thủy điện) vẫn lo lắng…
"Thủy điện vẫn an toàn"
Theo Ban QLDA thủy điện 3 (Tập đoàn Điện lực) - đơn vị chủ đầu tư, những vết nứt nói trên nằm ở vị trí những khe nhiệt của khối bê tông bờ đập. Có hơn 30 khe nhiệt được thiết kế đều trên toàn tuyến đập nhằm triệt tiêu việc gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành sau này. Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu. Hiện tượng nước chảy ra ở các vị trí phía hạ lưu đập là qua các khe nhiệt chứ không phải vết nứt.
“Các dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng nước thấm qua thân đập được xác định khoảng 30 lít/giây và hoàn toàn không ảnh hưởng đến độ an toàn, ổn định của con đập. Việc tổng lượng thấm của đập 30 lít/giây đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cơ quan thiết kế là Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình” - ông Trần Văn Hải, Trưởng ban QLDA thủy điện 3, thông tin.
Theo ông Nguyễn Đăng Hiếu, Chỉ huy trưởng thi công công trình thủy điện Sông Tranh 2, lượng nước rỉ qua các khe nhiệt chủ yếu thoát ra từ khu hành lang (khu vực chuyên thu nước thấm, bên trong lòng đập). Tuy nhiên, khu này đang trong quá trình được làm sạch để vận hành nên nước mới rỉ qua các khe nhiệt. “Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành thu gom nước thẩm thấu qua khu vực hành lang, không để nước qua khe nhiệt” - ông Hiếu nói. Ông Hiếu cũng khẳng định lượng nước thấm qua các khe nhiệt ở thân đập sẽ không có ảnh hưởng đến công trình thủy điện và lượng thấm sẽ giảm dần trong thời gian tới.

Các công nhân đang khắc phục việc nước rò rỉ. (Theo bee.net.vn)

Đại diện Công ty Phú Bắc cho rằng các khe nứt là do mình đục ra để khắc phục sự cố chứ không phải do đập bị nứt.
Chính quyền, người dân không an tâm
Thông tin thân đập công trình thủy điện Sông Tranh 2 có dung tích trên 730 triệu m3 nước xuất hiện nhiều “vết nứt”, rò rỉ nước đã khiến các hộ dân sống trong vùng càng thêm hoang mang, lo lắng.
“Từ khi công trình khởi công đã xảy ra nhiều trận rung chấn, động đất khiến chúng tôi lo sợ. Giờ công trình lại bị nứt, thấm nước. Nếu lỡ xảy ra vỡ đập, chắc cả làng, cả huyện bị nước cuốn trôi ra biển cả” - chị Võ Thị Hường (thôn 4, Trà Tân, Bắc Trà My, Quảng Nam) nói. Ông Nguyễn Văn Đông (Bắc Trà My, Quảng Nam) bức xúc: “Lần trước xảy ra rung chấn, nhà cửa như bị dội bom bà con đã hoang mang. Cách đây mấy hôm, lại có một trận rung chấn mạnh như nổ 500 kg TNT, chúng tôi càng hoảng hốt. Chắc tui phải dời nhà chứ không dám sống dưới “quả bom” nước này…”.
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin có vết nứt, rò rỉ nước ở phần thân đập, chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra, khảo sát hiện trường. Theo giải thích của Ban QLDA thủy điện 3, hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt nằm trong tầm kiểm soát nhưng cần phải kiểm tra lại kỹ càng. Các công trình thủy điện có xây dựng khe nhiệt nhưng nó không bị nứt, gây rò nước như thủy điện Sông Tranh 2!”.
Ngày 19-3, UBND huyện Bắc Trà My đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam và Ban QLDA thủy điện 3 về việc xử lý chậm và sơ sài các vết nứt thấm, để nước rò rỉ mạnh qua thân đập. Trong khi đó, những cơn rung chấn nhẹ do động đất kích thích từ khi hồ tích nước vẫn thường xuyên xảy ra, gây hoang mang cho người dân. Ủy ban huyện đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chuyên môn và Ban QLDA thủy điện 3 khẩn trương kiểm tra, xác định chính xác hiện tượng trên.
Chúng tôi đục ra để xử lý
Ông Võ Đình Duật - cán bộ phụ trách kỹ thuật của Công ty Phú Bắc, đơn vị nhận thầu hạng mục chống thấm của bờ đập thủy điện này, cho biết: Đây không phải hiện tượng bờ đập bị nứt mà là do các tấm bố của hành lang thu thấm nước (khe nhiệt) trong lòng bờ đập bị xê dịch nên nước bị rò rỉ ra ngoài. Đây là hiện tượng bình thường. Những khe nứt trên là do chúng tôi đục ra để bơm hóa chất vào chứ không phải do công trình bị nứt. Nhiều công trình thủy điện lớn khác sau một thời gian tích nước đều xảy ra hiện tượng như trên, mức độ rò rỉ còn lớn hơn nhiều. Các công trình này đều do công ty chúng tôi đảm nhận hạng mục chống thấm. Sau khi tiến hành xử lý thì sự cố trên không còn nữa.
Người dân rất lo lắng trước các vụ rung chấn liên tục, giờ thêm các vết nứt ở thân đập. Chúng tôi cũng đang đặt câu hỏi là liệu việc rò rỉ nước này có liên quan gì đến các trận rung chấn hay không vì trước đây các điểm rò nước chưa xuất hiện… Huyện đã đề xuất lắp đặt thêm nhiều trạm quan trắc, cảnh báo sớm ở xung quanh khu vực thủy điện nhưng vẫn chưa tiến hành.
Ông ĐẶNG PHONG, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My
Ban quản lý thủy điện bảo rằng vết nứt không gây nguy hiểm gì là vô lý. Nước từ khu vực lòng hồ rò rỉ qua thân đập chảy mạnh như suối mà nói bình thường thì thật đáng ngờ… Nếu trong hai ngày tới, thủy điện Sông Tranh 2 không báo cáo về việc đập bị rò rỉ và giải pháp khắc phục, huyện sẽ báo cáo tỉnh can thiệp.
Ông NGUYỄN KIM SƠN, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Trà My
Nếu các vết rò rỉ này không nằm trong sự cho phép của công trình thì phải nhanh chóng kiểm tra lại ba công đoạn, gồm hồ sơ thiết kế công trình; công tác thi công xây dựng và chất lượng công trình có đảm bảo không.
Ông LÊ VĂN TUẤN, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My
Link: Thủy điện Sông Tranh 2: Nước rò rỉ là bình thường! - Đô Thị - Pháp Luật TPHCM Online