Chào bà con, thường thì người ta hay nói biệt chim én chứ ít mói chim câu, dù chim gì cũng là chim, nhưng vì mỗi con chim có mỹ thanh, mỹ ngữ khác nhau, và thêm nữa, mỗi con chim lại gánh thêm trách nhiệm thời đại như kiểu “én báo mùa xuân”, “cú báo cái chết” đại khái vậy, cho nên khi viết về chim ai cũng ngại “Viết gì cho tương xứng ý nghĩa với chim đây” hay “Chim đó sang quá mà mình viết bình dân quá không ổn”, v.v, kính thưa các loại v.v…. Nhưng hôm nay tui viết về chim, viết 1 cách ngoại lệ vì trước gời tui phê phán mấy tài tử mắt xanh mũi lõ, tóc đỏ tóc vàng, đóng mấy cái phim làng nhàng (vần ghê) chán chẳng buồn chết không à. Nhưng giờ tui không nhịn được nữa rồi. Mấy người đã đuổi con chim câu của tui đi, nhân cơ hội tui không có ở nhà do lo chạy xe ôm kiếm tiền mua thóc. Và vì sao tui lại nói tạm biệt chim câu. À, là vì, tại nơi tui đang ở, có 1 con chim câu vì giận người mà bỏ tổ ra đi. Và tui buồn, nên tui viết.
Nàng chim câu thương mến, sau khi đọc bài viết nàng quyết định ra đi, theo gương của 1 tay thầy lang thứ thiệt, tui cảm khái mà viết cho nàng, lần cuối, để cho nàng hay tui yêu nàng lắm lắm. Dù thật ra, để nói “tui yêu em lắm lắm” chỉ mất có 5 từ và 1 cú click chuột send “meo” nhưng tính tui không thích vậy. Tui thích dài dòng hơn. Thư tình phải diễm lệ ướt át, hờn mát phải bát ngát tận cùng. Nàng làm ơn nghe tui ca hết câu cải lương rồi lên xe điện cũng được. Nhé.
Đầu tiên, phải cho tui được chia sẻ với nàng câu (từ giờ gọi là nàng câu) về điều nàng cảm khái “dân tình gì mà thấy thóc chỉ biết ăn ăn và ăn. Chẳng ai thèm cảm ơn người kiếm thóc (cũng có người bực lên, giấu thóc, cài phần mềm “ao tu”, cảm ơn 1 cái thì mới được thấy, hé hé). Hơn nữa, thóc ngon, thóc dở cứ tì tì mà ních cho đẫy bụng, chẳng them khen chê 1 câu cho ra hồn ra vía. Và họ chỉ cần có thế”. Nàng ơi, thật là buồn phải không. Nhưng nàng câu hãy hỏi chim sâu, nếu như chim sâu không bắt sâu thì còn bắt thứ gì? Gõ kiến đâu có cái răng mọc dài liên tục như chuột chù mà vẫn gõ lốc cốc thân cây. Và trên thế giới này, có nhiều loài, sinh ra chỉ để làm 1 thứ việc theo chức năng và khuynh hướng thiên bẩm mà thôi. Vậy thì nàng câu, vì sao lại phiền đám người kia quá vậy, họ chỉ việc làm gì họ muốn, để rồi sẽ có lúc họ muốn ngắm nhìn thứ khác, lắng nghe âm thanh khác, chiêm ngưỡng cái đẹp khác (tuy họ sẽ vẫn nhạt nhẽo, kiệm lời, vẫn tầm phào và vô vị thế thôi). Vậy, nếu khi chim câu bỏ đi, khi họ muốn lắng nghe nàng câu cất tiếng gù gù, hay họ chỉ lăng nhìn đôi mắt đẹp đẽ nhìn đời kiêu ngạo của nàng thì họ phải làm sao. Nàng không thấy tội nghiệp họ sao? Tui thì tui thấy tôi họ lắm lắm.
Phàm ở đời chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy bụng phệ là chưa biết uống bia. Nàng câu giận, đi xây tổ ấm riêng, bỏ tui ở đây sao? Chắc tui cũng đi tìm nơi mới cho hả cơn tức đám người kia. Nhưng nàng ơi, nếu như tới 1 nơi mới, để im lặng độc thoại nội tâm, hay chỉ để được nói mọi thứ cho thỏa ý nguyện, cóc cần “bầy cừu ngu xuẩn” thì tui sợ nàng buồn. Vì mọi sự trên đời cần phải được trao đổi. Nàng múa 1 bài, gù gù 1 tiếng, sẽ có kẻ khen, người chê, có kẻ tiểu nhân ghen tị ném đá nàng không thương tiếc nhưng sẽ có người lặng thầm thưởng thức, lắng nghe. Có chim chào mào hoa hòe rỗng tuếch nhưng cũng sẽ có chim khuyên sâu sắc thâm trầm. Họ chiêm ngưỡng nàng, nghiêng mình trước nàng, cho dù trước mặt nàng hay người khác họ tỏ vẻ ta đây chằng cần “chim câu có gì là đẹp”. Nhưng thật ra, không có nàng, nơi chúng ta đang cư ngụ sẽ trống trải vô biên, sẽ chẳng có lời ca tiếng hát, mà chỉ toàn tiếng thầm thì len lén của những tiếng nói vô hồn. Tui buồn lắm nàng câu ơi.
Tui biết, và nàng câu cũng biết, trong nhiều loài, mỗi loài đều mang ý nghĩa riêng. Có nàng câu, cũng có nàng sáo, có chàng họa mi. Những loài nếu không có thì không sao, nhưng có rồi biến mất sẽ là sự mất mát. Và cũng bởi, sứ mệnh mỗi loài chỉ là như vậy. Rút gan rút ruột cho người đời để chỉ nhận lấy khen chê. Nhưng không dừng lại được, và sẽ sống như vậy tới cuối cùng.
Tui xin lỗi, tự nhiên tui “triết” bất tử. Nhưng chẳng biết phải nói sao cho nàng hiểu. Có lẽ nàng nên gặp ông già Prudential, hy vọng ổng sẽ truyền cho nàng câu nói “luôn luôn lắng nghe …” chăng?
À, nàng câu, chắc nàng chẳng biết tui là ai, tui thuộc số đông tham lam thầm lặng mà nàng có chê trách. Nhưng tui yêu nàng lắm lắm. Nàng biết không?
Nàng chim câu thương mến, sau khi đọc bài viết nàng quyết định ra đi, theo gương của 1 tay thầy lang thứ thiệt, tui cảm khái mà viết cho nàng, lần cuối, để cho nàng hay tui yêu nàng lắm lắm. Dù thật ra, để nói “tui yêu em lắm lắm” chỉ mất có 5 từ và 1 cú click chuột send “meo” nhưng tính tui không thích vậy. Tui thích dài dòng hơn. Thư tình phải diễm lệ ướt át, hờn mát phải bát ngát tận cùng. Nàng làm ơn nghe tui ca hết câu cải lương rồi lên xe điện cũng được. Nhé.
Đầu tiên, phải cho tui được chia sẻ với nàng câu (từ giờ gọi là nàng câu) về điều nàng cảm khái “dân tình gì mà thấy thóc chỉ biết ăn ăn và ăn. Chẳng ai thèm cảm ơn người kiếm thóc (cũng có người bực lên, giấu thóc, cài phần mềm “ao tu”, cảm ơn 1 cái thì mới được thấy, hé hé). Hơn nữa, thóc ngon, thóc dở cứ tì tì mà ních cho đẫy bụng, chẳng them khen chê 1 câu cho ra hồn ra vía. Và họ chỉ cần có thế”. Nàng ơi, thật là buồn phải không. Nhưng nàng câu hãy hỏi chim sâu, nếu như chim sâu không bắt sâu thì còn bắt thứ gì? Gõ kiến đâu có cái răng mọc dài liên tục như chuột chù mà vẫn gõ lốc cốc thân cây. Và trên thế giới này, có nhiều loài, sinh ra chỉ để làm 1 thứ việc theo chức năng và khuynh hướng thiên bẩm mà thôi. Vậy thì nàng câu, vì sao lại phiền đám người kia quá vậy, họ chỉ việc làm gì họ muốn, để rồi sẽ có lúc họ muốn ngắm nhìn thứ khác, lắng nghe âm thanh khác, chiêm ngưỡng cái đẹp khác (tuy họ sẽ vẫn nhạt nhẽo, kiệm lời, vẫn tầm phào và vô vị thế thôi). Vậy, nếu khi chim câu bỏ đi, khi họ muốn lắng nghe nàng câu cất tiếng gù gù, hay họ chỉ lăng nhìn đôi mắt đẹp đẽ nhìn đời kiêu ngạo của nàng thì họ phải làm sao. Nàng không thấy tội nghiệp họ sao? Tui thì tui thấy tôi họ lắm lắm.
Phàm ở đời chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy bụng phệ là chưa biết uống bia. Nàng câu giận, đi xây tổ ấm riêng, bỏ tui ở đây sao? Chắc tui cũng đi tìm nơi mới cho hả cơn tức đám người kia. Nhưng nàng ơi, nếu như tới 1 nơi mới, để im lặng độc thoại nội tâm, hay chỉ để được nói mọi thứ cho thỏa ý nguyện, cóc cần “bầy cừu ngu xuẩn” thì tui sợ nàng buồn. Vì mọi sự trên đời cần phải được trao đổi. Nàng múa 1 bài, gù gù 1 tiếng, sẽ có kẻ khen, người chê, có kẻ tiểu nhân ghen tị ném đá nàng không thương tiếc nhưng sẽ có người lặng thầm thưởng thức, lắng nghe. Có chim chào mào hoa hòe rỗng tuếch nhưng cũng sẽ có chim khuyên sâu sắc thâm trầm. Họ chiêm ngưỡng nàng, nghiêng mình trước nàng, cho dù trước mặt nàng hay người khác họ tỏ vẻ ta đây chằng cần “chim câu có gì là đẹp”. Nhưng thật ra, không có nàng, nơi chúng ta đang cư ngụ sẽ trống trải vô biên, sẽ chẳng có lời ca tiếng hát, mà chỉ toàn tiếng thầm thì len lén của những tiếng nói vô hồn. Tui buồn lắm nàng câu ơi.
Tui biết, và nàng câu cũng biết, trong nhiều loài, mỗi loài đều mang ý nghĩa riêng. Có nàng câu, cũng có nàng sáo, có chàng họa mi. Những loài nếu không có thì không sao, nhưng có rồi biến mất sẽ là sự mất mát. Và cũng bởi, sứ mệnh mỗi loài chỉ là như vậy. Rút gan rút ruột cho người đời để chỉ nhận lấy khen chê. Nhưng không dừng lại được, và sẽ sống như vậy tới cuối cùng.
Tui xin lỗi, tự nhiên tui “triết” bất tử. Nhưng chẳng biết phải nói sao cho nàng hiểu. Có lẽ nàng nên gặp ông già Prudential, hy vọng ổng sẽ truyền cho nàng câu nói “luôn luôn lắng nghe …” chăng?
À, nàng câu, chắc nàng chẳng biết tui là ai, tui thuộc số đông tham lam thầm lặng mà nàng có chê trách. Nhưng tui yêu nàng lắm lắm. Nàng biết không?