songoku9x
Well-Known Member
Kể từ khi Windows 8/8.1 đã chính thức trình làng, nó tạo ra một cuộc chạy đua giữa các hãng sản xuất laptop trong việc tận dụng lợi thế của tính năng cảm ứng. Thế giới laptop Windows 8/8.1 hiện nay có rất nhiều sản phẩm với thiết kế phong phú và đa dạng, từ kiểu truyền thống đến thanh trượt, lai, chuyển đổi... Trước sự phong phú và đa dạng về sản phẩm như vậy, việc người dùng có thể lựa chọn một sản phẩm tốt nhất cho mình không phải là điều dễ dàng.
Việc tập trung vào màn hình cảm ứng của hệ điều hành Windows 8/8.1 là cơ hội để các nhà sản xuất laptop thể hiện sự sáng tạo của mình. Các sản phẩm trước đây phải sử dụng bàn phím và touchpad, thì nay đã được tăng cường thêm màn hình cảm ứng, giúp mở ra tiềm năng cho những tính năng mạnh mẽ chưa từng có. Các tùy chọn mới sẽ khiến người dùng đặt ra những câu hỏi mới, chẳng hạn như loại màn hình cảm ứng laptop nào là tốt nhất? Ưu và khuyết điểm của các thiết kế? Một màn hình cảm ứng sẽ tiêu tốn chi phí như thế nào? Và bài viết sau đây hy vọng sẽ giúp người dùng có được câu trả lời chính xác nhất.
1. Kiểu chuyển đổi (Convertible)

Convertible tồn tại trong nhiều năm qua với kiểu dáng cho phép người dùng gập màn hình trên bàn phím với một bản lề có khả năng xoay hoặc lật, ví dụ các sản phẩm như Lenovo ThinkPad Twist, HP Envy x2 hoặc Dell XPS 12 có bản lề được thiết kế rất độc đáo, cung cấp một hay nhiều kiểu dáng sử dụng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Laptop sử dụng kiểu thiết kế này thường có kiểu dáng không khác gì nhiều so với một chiếc laptop bình thường, có trọng lượng và các thành phần gần như tương tự nhau. Hầu hết các sản phẩm thuộc kiểu convertible có kích cỡ màn hình từ 11,6-inch đến 13,3-inch, hoàn toàn dễ dàng sử dụng giống như người dùng sử dụng như một chiếc PC. Theo mình nhận thấy rằng, nếu để ở chế độ kiểu tablet, vẫn có thể chấp nhận được khi sử dụng cố định, nhưng sẽ là quá nặng khi người dùng phải di chuyển. Mặc dù,chế độ tablet cũng khá tốt nhưng đây lại không phải là điểm thu hút chính của sản phẩm.

2. Kết hợp với dock (Dockable)

Đây là một dạng kiểu mà màn hình và bàn phím có thể tách rời nhau. Màn hình sẽ chứa các thành phần quan trọng đối với các hoạt động của laptop, và bàn phím sẽ trở thành một thiết bị ngoại vi và kết nối thông qua một bản lề laptop hoặc một dock. Tiêu biểu cho sản phẩm kiểu này là Asus Vivo Tab, HP Envy x2 hay Lenovo ThinkPad Helix. Kiểu thiết kế dockable khó sử dụng khi ở chế độ laptop do các thành phần cốt lõi nằm tất cả trong màn hình khiến sản phẩm trở nên nặng và cồng kềnh hơn. Những sản phẩm này có kích thước màn hình phổ biến không lớn hơn 12,1-inch (mặc dù vẫn có một số trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, theo mình thì nếu người dùng để ở chế độ tablet thì dockable sẽ là giải pháp thay thế máy tính tốt nhất. Khi bàn phím được loại bỏ, trọng lượng của máy sẽ chỉ tương tự như một tablet Android hay iPad và sẽ mang đến trải nghiệm thú vị về Windows 8/8.1.
3. Kiểu trượt (slider)

Đây là một loại laptop có màn hình cảm ứng với màn hình được thiết kế dạng trượt trên bàn phím. Ý tưởng này tương tự như sản phẩm kiểu chuyển đổi, nhưng cơ chế bản lề lại sử dụng chắc chắn hơn. Điển hình cho loại này là các sản phẩm kiểu slider như Toshiba Satellite U920t hay Sony Vaio Duo 11. Những chiếc laptop sử dụng kiểu thiết kế này có xu hướng nhẹ và nhỏ hơn, màn hình có kích thước nằm trong khoảng từ 10,1-inch đến 12,5-inch. Trọng lượng cũng tương tự so với một chiếc laptop dạng dockable, nhưng đáng tiếc là để có thể nhận được những lợi ích từ thiết kế, người dùng phải hi sinh đi nhiều tính năng, chẳng hạn như không gian bàn phím sẽ bị thu nhỏ lại và phần để tay cũng khá chật hẹp do phần màn hình trượt chiếm hết.

Một số mẫu laptop dạng trượt còn không có touchpad, khiến không ít người dùng bối rối do vốn đã quen với thiết kế laptop truyền thống. Nhưng có lẽ điểm hạn chế lớn nhất của laptop dạng trượt đó là nó thường cố định màn hình trượt vào một góc nhìn duy nhất, không thể điều chỉnh được. Mình cho rằng khi ở chế độ tablet, thiết kế dạng trượt sẽ gần giống như dạng dockable, bởi do có sự hỗ trợ của bàn phím nên kiểu thiết kế này sẽ nặng hơn so với các tablet khác như Android hay iOS.
4. Kiểu gập 360 với bản lề

Một chiếc laptop với khả năng gập màn hình thông qua bản lề sẽ là một điều hết sức bình thường, nhưng sẽ một điều thí vị là độc đáo nếu như kiểu thiết kế bản lề mới giúp bạn có thể gập màn hình và hiển thị ngược trở lại phía dưới của laptop. Hiện tại trên thị trường đã xuất hiện các dòng sản phẩm có kiểu thiết kế độc đáo này, tiêu biểu là sản phẩm Yoga 3 Pro mới nhất hiện nay của Lenovo.

Thiết kế này được đưa ra để mang lại sự khác biệt so với một chiếc laptop có thiết kế truyền thống, khi mọi thứ sẽ trông đẹp và hoạt động một cách linh hoạt hơn như những gì mà người dùng mong đợi. Bản lề được thiết kế đơn giản nhưng độc đáo hơn so với kiểu thiết kế convertible, giúp người dùng có thể gập màn hình với góc là 360 độ. Tuy nhiên, khi đặt thiết bị ở chế độ tablet, thiết kế này xảy ra một chút vấn đề về trọng lượng khi nó bao gồm cả bàn phím. Tất nhiên, người dùng có thể kích hoạt tính năng bàn phím ảo nhưng nhìn chung nó có thể gây mất tập trung và khó sử dụng. Thực tế, vấn đề này có thể chấp nhận được ở mức độ nào đó, nhất là khi bàn phím có thể hoạt động như là một chân đế giữ màn hình vững vàng trên một mặt phẳng đứng.
5. Kiểu thiết kế tiêu chuẩn

Người dùng Không nhất thiết phải mua cho mình một chiếc laptop có thiết kế mới thì mới có được màn hình cảm ứng, bởi vì chúng cũng xuất hiện trên các dòng laptop tiêu chuẩn. Chẳng hạn, các dòng laptop điển hình như Asus VivoBook S550 thì tính năng cảm ứng sẽ được phát huy thông qua một touchpad khổng lồ. Tuy nhiên, việc người dùng có thể làm quen và học cách sử dụng touchpad này không phải là điều đơn giản do cách thao tác khi sử dụng khác xa so với touchpad trên các mẫu laptop thông thường khác. Nhưng một khi đã nắm rõ, người dùng sẽ nhận thấy rằng đây thật sự là một “trợ thủ” đắc lực giúp người dùng thao tác dễ dàng, thay đổi các thiết lập một cách nhanh chóng.
Chức năng màn hình cảm ứng sẽ giúp cho laptop giống như được trang bị một touchpad khổng lồ. Tuy việc nghiêng về phía trước để thao tác chạm tay lên màn hình có vẻ không thuận tiện lắm, nhưng nó lại rất thích hợp cho việc thực hiện các thay đổi nhanh chóng để cài đặt, phát hay dừng các nội dung đa phương tiện.

Laptop truyền thống với thiết kế màn hình cảm ứng đã bắt đầu được bán ra từ cuối năm 2012. Đến nay, giá của chúng hầu như đã giảm khá nhanh, chỉ tầm khoảng hơn 430 USD. Dạng laptop này được kỳ vọng sẽ trở thành chuẩn cho hầu hết các mẫu ultrabook trang bị bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 4. Tuy màn hình cảm ứng không phải là một tính năng nổi bật cũng như không nhiều người dùng hiện nay cần đến tính năng này, dẫn đến việc giá thành của laptop cảm ứng sẽ giảm nhanh và là động lực cho nhiều người dùng chọn mua dòng sản phẩm này hơn trong tương lai.
6. Vậy đâu là kiểu thiết kế tốt nhất?

Laptop dạng convertible sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn có một laptop màn hình cảm ứng. Phần lớn khi sử dụng sản phẩm ở chế độ tablet sẽ không phù hợp, nhưng đó chỉ là vấn đề khi người dùng sử dụng di động, còn nếu làm việc cố định thì thiết bị có thể được dựng lên bởi bàn laptop, một cái gối, bàn học... Nếu sử dụng thiết bị như là một tablet thường xuyên hơn là laptop, người dùng nên chọn dạng dockable để đem lại một tablet nhẹ và dễ sử dụng nhất, gần giống như các thiết bị tabet chạy iOS hoặc Android. Tuy nhiên, trong trường hợp này người dùng cân nhắc việc mua một tablet chuyên dụng, bởi vì nó thậm chí còn nhẹ hơn và thường cũng rẻ hơn. Slider là thiết kế duy nhất có thể khiến đa số người dùng phải băn khoăn, bởi kích thước nhỏ của chúng và xu hướng loại bỏ touchpad làm cho sản phẩm không mấy thuận tiện khi ở chế độ laptop, nhưng khi chuyển sang chế độ tablet thì nó lại trở nên khá dày và nặng nề.
Nguồn: Digitaltrends
Chỉnh sửa lần cuối: