HaThao
Film critic
‘The Man from U.N.C.L.E.’ nắm bắt được thần thái của những năm 60 qua màu sắc, âm nhạc và thời trang. Phim tạo dựng rất tốt chất hoài cổ của thập niên xưa và hoàn thiện bằng nét sắc sảo hiện đại. Các màn hành động nhanh và kịch tính đủ để thu hút sự chú ý của khán giả nhưng vẫn thừa lãng tử và mượt mà để khiến họ trầm trồ.
‘The Man from U.N.C.L.E.’ được chuyển thể từ phim truyền hình dài tập cùng tên rất thành công vào những năm 60 của thế kỉ trước. Lấy bối cảnh thời kì chiến tranh lạnh vào giai đoạn căng thẳng nhất, bộ phim xoay quanh điệp vụ hợp tác bất đắc dĩ của chính phủ Nga và Mỹ nhằm chống lại âm mưu phá hoại hòa bình của một tổ chức tội phạm do Victoria Vinciguerra (Elizabeth Debicki) cầm đầu. Đảm nhận trọng trách này là hai điệp viên Napoleon Solo (Henry Cavill) và Illya Kuryakin (Armie Hammer) đến từ hai tổ chức tình báo CIA và KGB. Gác lại mối thâm thù, họ cùng nhau ngăn chặn kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của Vinciguerra. Đầu mối duy nhất dẫn họ đến gần Vinciguerra là Gaby Teller (Alicia Vikander), con gái của nhà khoa học nguyên tử Đức đang bị Vinciguerra giam giữ.
Các phim điệp viên của đạo diễn người Anh luôn có phong cách bóng bẩy và trào phúng rất đặc trưng. Điển hình như ‘Kingsman: The Secret Service’ hồi đầu năm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kịch tính, hành động, óc hài hước và thời trang đã khiến Kingsman trở thành cơn sốt bất ngờ. Cũng là một tác phẩm đến từ một đạo diễn Anh quốc, ‘The Man from U.N.C.L.E.’ của Guy Ritchie được trông chờ tiếp bước thành công của các mật vụ Ăng-lê năm nay.
Xét về khoản phong cách thì ‘The Man’ không thua gì ‘Kingsman’. ‘Man’ hoàn toàn nắm bắt được thần thái của những năm 60 qua màu sắc, âm nhạc và thời trang. Phim tạo dựng rất tốt chất hoài cổ của thập niên xưa và hoàn thiện bằng nét sắc sảo hiện đại. Các màn hành động nhanh và kịch tính đủ để thu hút sự chú ý của khán giả nhưng vẫn thừa lãng tử và mượt mà để khiến họ trầm trồ. Trang phục là yếu tố quan trọng làm nên sắc thái thời đại của ‘The Man’, đưa khán giả đi thẳng vào thập niên 60. Những bộ suit ba phần cắt may chỉn chu, những chiếc váy suông tao nhã khiến các diễn viên trông như vừa bước ra từ sàn diễn thời trang cao cấp.
Hài hước, dĩ nhiên. Khi có đến một nửa ê kíp làm phim là người Anh thì khán giả cầm chắc sẽ được nghe những câu châm biếm thâm thúy. Henry Cavill đã rũ bỏ vẻ trầm trọng của Siêu nhân để hóa thân thành chàng điệp viên lạnh lùng ưa mỉa mai. Tính cách này, cộng với khuôn mặt sắc sảo như tạc của Cavill đã tạo ra một Napoleon Solo thu hút.
Đối trọng của Cavill là tài tử người Mỹ Armie Hammer. Khác với Solo phớt tỉnh Ăng-lê, Kuryakin luôn phải chật vật kiềm chế sự nóng nảy của mình, nhưng đằng sau cái đầu luôn bốc hỏa đó là một con người tình cảm. Hai anh chàng điệp viên luôn sẵn sàng tung ra những câu móc mỉa không thương tiếc. Những cuộc đấu khẩu này đã tạo nên không khí hài hước tưng tửng đặc trưng của phim.
Có vẻ hai nam chính đã chiếm hết phần cuốn hút nên hai nhân vật nữ tỏ ra khá yếu thế. Victoria Vinciguerra của Elizabeth Debicki còn hơi có vẻ đáng gờm, chủ yếu là do khí chất bà chủ cùng quần áo tóc tai sang trọng. Thế mới thấy tầm quan trọng của tạo hình nhân vật và sức hút của diễn viên. Phía bên kia chiến tuyến, cô gái nhỏ nhắn Gaby do “Ex Machina” Alicia Vikander thủ vai không để lại ấn tượng gì mấy ngoài chuyện dễ thương. Có cảm giác Gaby chỉ là cầu nối đưa hai anh đẹp trai đến với nhau.
Sự hào nhoáng về mặt hình ảnh và thần thái đầy phong cách của ‘The Man’ chỉ đủ để cứu nội dung làng nhàng thoát chết trong gang tấc. Nhịp phim không quá đều đều nhưng cũng không đủ kịch tính để khiến adrenaline tăng vọt trong máu người xem. Nút thắt mở dễ đoán. Trận chiến cuối cùng có khá hơn, chủ yếu là do kết hợp một chuỗi hành động liên tục. Chắc chỉ có những người ít xem phim hành động hoặc các bánh bèo mỏng manh mới thấy hồi hộp ghê gớm.
Xét tổng quan thì ‘The Man from U.N.C.L.E.’ là một phim khá ổn, có tính giải trí, hợp để dẫn gấu đi xem vì nhiều trai đẹp gái xinh, lại vui. Nhưng nếu bạn là fan cộm cán của thể loại hành động và mong chờ những màn rượt đuổi chiến đấu nghẹt thở cùng câu chuyện bất ngờ kịch tính thì có thể bạn sẽ thất vọng chút đỉnh.

‘The Man from U.N.C.L.E.’ được chuyển thể từ phim truyền hình dài tập cùng tên rất thành công vào những năm 60 của thế kỉ trước. Lấy bối cảnh thời kì chiến tranh lạnh vào giai đoạn căng thẳng nhất, bộ phim xoay quanh điệp vụ hợp tác bất đắc dĩ của chính phủ Nga và Mỹ nhằm chống lại âm mưu phá hoại hòa bình của một tổ chức tội phạm do Victoria Vinciguerra (Elizabeth Debicki) cầm đầu. Đảm nhận trọng trách này là hai điệp viên Napoleon Solo (Henry Cavill) và Illya Kuryakin (Armie Hammer) đến từ hai tổ chức tình báo CIA và KGB. Gác lại mối thâm thù, họ cùng nhau ngăn chặn kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của Vinciguerra. Đầu mối duy nhất dẫn họ đến gần Vinciguerra là Gaby Teller (Alicia Vikander), con gái của nhà khoa học nguyên tử Đức đang bị Vinciguerra giam giữ.
[video=youtube;w_Ky4KPzKwY]https://www.youtube.com/watch?v=w_Ky4KPzKwY[/video]
Trailer dày đặc cảnh hành động của ‘The Man from U.N.C.L.E.’
Trailer dày đặc cảnh hành động của ‘The Man from U.N.C.L.E.’
Các phim điệp viên của đạo diễn người Anh luôn có phong cách bóng bẩy và trào phúng rất đặc trưng. Điển hình như ‘Kingsman: The Secret Service’ hồi đầu năm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kịch tính, hành động, óc hài hước và thời trang đã khiến Kingsman trở thành cơn sốt bất ngờ. Cũng là một tác phẩm đến từ một đạo diễn Anh quốc, ‘The Man from U.N.C.L.E.’ của Guy Ritchie được trông chờ tiếp bước thành công của các mật vụ Ăng-lê năm nay.
Xét về khoản phong cách thì ‘The Man’ không thua gì ‘Kingsman’. ‘Man’ hoàn toàn nắm bắt được thần thái của những năm 60 qua màu sắc, âm nhạc và thời trang. Phim tạo dựng rất tốt chất hoài cổ của thập niên xưa và hoàn thiện bằng nét sắc sảo hiện đại. Các màn hành động nhanh và kịch tính đủ để thu hút sự chú ý của khán giả nhưng vẫn thừa lãng tử và mượt mà để khiến họ trầm trồ. Trang phục là yếu tố quan trọng làm nên sắc thái thời đại của ‘The Man’, đưa khán giả đi thẳng vào thập niên 60. Những bộ suit ba phần cắt may chỉn chu, những chiếc váy suông tao nhã khiến các diễn viên trông như vừa bước ra từ sàn diễn thời trang cao cấp.

Hài hước, dĩ nhiên. Khi có đến một nửa ê kíp làm phim là người Anh thì khán giả cầm chắc sẽ được nghe những câu châm biếm thâm thúy. Henry Cavill đã rũ bỏ vẻ trầm trọng của Siêu nhân để hóa thân thành chàng điệp viên lạnh lùng ưa mỉa mai. Tính cách này, cộng với khuôn mặt sắc sảo như tạc của Cavill đã tạo ra một Napoleon Solo thu hút.
Đối trọng của Cavill là tài tử người Mỹ Armie Hammer. Khác với Solo phớt tỉnh Ăng-lê, Kuryakin luôn phải chật vật kiềm chế sự nóng nảy của mình, nhưng đằng sau cái đầu luôn bốc hỏa đó là một con người tình cảm. Hai anh chàng điệp viên luôn sẵn sàng tung ra những câu móc mỉa không thương tiếc. Những cuộc đấu khẩu này đã tạo nên không khí hài hước tưng tửng đặc trưng của phim.

Có vẻ hai nam chính đã chiếm hết phần cuốn hút nên hai nhân vật nữ tỏ ra khá yếu thế. Victoria Vinciguerra của Elizabeth Debicki còn hơi có vẻ đáng gờm, chủ yếu là do khí chất bà chủ cùng quần áo tóc tai sang trọng. Thế mới thấy tầm quan trọng của tạo hình nhân vật và sức hút của diễn viên. Phía bên kia chiến tuyến, cô gái nhỏ nhắn Gaby do “Ex Machina” Alicia Vikander thủ vai không để lại ấn tượng gì mấy ngoài chuyện dễ thương. Có cảm giác Gaby chỉ là cầu nối đưa hai anh đẹp trai đến với nhau.
Sự hào nhoáng về mặt hình ảnh và thần thái đầy phong cách của ‘The Man’ chỉ đủ để cứu nội dung làng nhàng thoát chết trong gang tấc. Nhịp phim không quá đều đều nhưng cũng không đủ kịch tính để khiến adrenaline tăng vọt trong máu người xem. Nút thắt mở dễ đoán. Trận chiến cuối cùng có khá hơn, chủ yếu là do kết hợp một chuỗi hành động liên tục. Chắc chỉ có những người ít xem phim hành động hoặc các bánh bèo mỏng manh mới thấy hồi hộp ghê gớm.

Xét tổng quan thì ‘The Man from U.N.C.L.E.’ là một phim khá ổn, có tính giải trí, hợp để dẫn gấu đi xem vì nhiều trai đẹp gái xinh, lại vui. Nhưng nếu bạn là fan cộm cán của thể loại hành động và mong chờ những màn rượt đuổi chiến đấu nghẹt thở cùng câu chuyện bất ngờ kịch tính thì có thể bạn sẽ thất vọng chút đỉnh.
Chỉnh sửa lần cuối: