whiskeylittle
New Member
Một phán quyết từ Tòa án tối cao đã bác bỏ những thay đổi trong luật được ban bố từ chính phủ vào năm ngoái.
Năm ngoái, các tổ chức công nghiệp đã khởi kiện đạo luật cho phép thực hiện việc sao lưu bản sao nội dung từ đĩa CD, DVD và Blu-ray cho mục đích cá nhân. Các tổ chức UK Music, Học viện nhạc sỹ Anh, Hội soạn nhạc và nhạc sỹ Anh (Basca) đã lập luận rằng sự thay đổi của pháp luật không mang đến sự đền bù công bằng nào đối với các thiệt hại gây ra bởi hành vi “xâm phạm quyền sao chép cá nhân”.
Phía Tòa án tối cao Anh đã đồng ý với lập luận này và cho rằng đạo luật do chính phủ thực hiện là “bất hợp pháp” do thiếu bất cứ hình thức bồi thường nào.
Đại diện phía Tòa án tối cao cho biết “Rõ ràng là nên chấm dứt đạo luật này. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều này bao gồm toàn bộ các quy định, các quyền và nghĩa vụ đi kèm.”
Chính phủ Anh đã không quy định các trường hợp bồi thường do cho rằng các quy định này sẽ không có gây hại hoặc chỉ thiệt hại rất ít, tuy nhiên, phía UK Music cho biết đạo luật mới này sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp 58 triệu Euro một năm.
Đạo luật do chính phủ đưa ra cho phép người dân có thể sao chép bản sao nhạc hợp pháp khi mua với mục đích cá nhân, có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái ngay cả khi người đó có biết hay không đĩa CD đó có được sao chép một cách bất hợp pháp trước đó.
Đạo luật này còn có hiệu lực với mọi hình thức khác như các tập tin kỹ thuật số, e-book cũng như nội dung trong CD, DVD và Blu-ray.
Phía ngành công nghiệp âm nhạc Anh muốn chính phủ áp dụng một loại thuế áp dụng lên CD trắng, ổ cứng, thẻ nhớ mà sau đó được chia sẻ cho các người sở hữu. Hệ thống tính thuế này đã được áp dụng ở một số nước Châu Âu.
Jo Dipple – Giám đốc điều hành UK Music cho biết ông rất hoan nghênh quyết định của Tòa án tối cao, nó cực kỳ quan trọng, bảo vệ sự công bằng cho các nhạc sỹ, nhà soạn nhạc và các nghệ sỹ biểu diễn.

Năm ngoái, các tổ chức công nghiệp đã khởi kiện đạo luật cho phép thực hiện việc sao lưu bản sao nội dung từ đĩa CD, DVD và Blu-ray cho mục đích cá nhân. Các tổ chức UK Music, Học viện nhạc sỹ Anh, Hội soạn nhạc và nhạc sỹ Anh (Basca) đã lập luận rằng sự thay đổi của pháp luật không mang đến sự đền bù công bằng nào đối với các thiệt hại gây ra bởi hành vi “xâm phạm quyền sao chép cá nhân”.
Phía Tòa án tối cao Anh đã đồng ý với lập luận này và cho rằng đạo luật do chính phủ thực hiện là “bất hợp pháp” do thiếu bất cứ hình thức bồi thường nào.
Đại diện phía Tòa án tối cao cho biết “Rõ ràng là nên chấm dứt đạo luật này. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều này bao gồm toàn bộ các quy định, các quyền và nghĩa vụ đi kèm.”
Chính phủ Anh đã không quy định các trường hợp bồi thường do cho rằng các quy định này sẽ không có gây hại hoặc chỉ thiệt hại rất ít, tuy nhiên, phía UK Music cho biết đạo luật mới này sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp 58 triệu Euro một năm.
Đạo luật do chính phủ đưa ra cho phép người dân có thể sao chép bản sao nhạc hợp pháp khi mua với mục đích cá nhân, có hiệu lực từ tháng 10 năm ngoái ngay cả khi người đó có biết hay không đĩa CD đó có được sao chép một cách bất hợp pháp trước đó.
Đạo luật này còn có hiệu lực với mọi hình thức khác như các tập tin kỹ thuật số, e-book cũng như nội dung trong CD, DVD và Blu-ray.
Phía ngành công nghiệp âm nhạc Anh muốn chính phủ áp dụng một loại thuế áp dụng lên CD trắng, ổ cứng, thẻ nhớ mà sau đó được chia sẻ cho các người sở hữu. Hệ thống tính thuế này đã được áp dụng ở một số nước Châu Âu.
Jo Dipple – Giám đốc điều hành UK Music cho biết ông rất hoan nghênh quyết định của Tòa án tối cao, nó cực kỳ quan trọng, bảo vệ sự công bằng cho các nhạc sỹ, nhà soạn nhạc và các nghệ sỹ biểu diễn.