Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

lengockhanhi

Film critic
Hôm qua Nhi vừa đọc một bài báo y khoa rất hay có liên quan tới điện ảnh, đăng trên tạp chí Projections năm 2008, nên Nhi giới thiệu với các bạn. Những bạn nào có nhu cầu đọc bản gốc của bài báo có thể PM cho Nhi email Nhi sẽ gửi file PDF cho các bạn.

Theo bài báo này, các nhà khoa học tại Mỹ đã chứng minh bằng thí nghiệm rằng nội dung phim, cách dựng phim và phong cách của đạo diễn có thể gây ảnh hưởng lên mức độ hoạt động của bộ não khán giả.

Trong thí nghiệm này, các bác sĩ khoa tâm lý-thần kinh học trường đại học Newyork đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (Functional Magnetic resonance imaging, MRI là một kĩ thuật hình ảnh học dựa trên sự ghi nhận dao động của các phân tử của cơ thể sống trong một từ trường mạnh, MRI chức năng đo tín hiệu sinh ra do sự tương quan của hemoglobine hồng cầu với oxy vì một vùng não đang hoạt động sẽ cần cung cấp máu và oxy nhiều hơn những nơi lân cận) để khảo sát hoạt động tại các vùng đặc biệt trên não bộ của một số người tình nguyện trong khi họ được cho xem những bộ phim khác nhau. Có nhiều loại phim được sử dụng trong thí nghiệm, là phim trinh thám của Hitchcock (Bang Bang, you are dead), phim western của Sergio Leone (The good, the Bad and The Ugly), phim câm của Charlie Chaplin, phim tài liệu, ca nhạc hoặc những clip video ngẫu nhiên không có cốt truyện.

5580554416_3d6df4a5d1.jpg


Những kết quả của nghiên cứu sẽ được Nhi trình bày sau đây (Phần trong ngoặc Nhi giải thích các thuật ngữ y học để các bạn dễ hiểu hơn)

Một cách tổng quát: Việc xem phim làm kích hoạt một số vùng đặc biệt trong não bộ, đầu tiên là vùng thị giác ở thùy chẩm (đơn giản do kích thích mạnh của ánh sáng và màu sắc từ mắt qua thần kinh thị giác), hồi Heschl (đây là nơi có nhiệm vụ xử lý mọi thông tin thính giác, tức là vùng Brodmann 41,42), rãnh Thái dương (gần với vùng ngôn ngữ Wernicke, rất quan trọng trong việc hình thành tiếng nói và tư duy, hiểu biết chữ viết và lời nói - như vậy đây là cơ sở sinh lý học cho thấy xem phim là cách rất tốt để học ngoại ngữ, như Nhi đã từng nói; vì khi xem phim tất cả những vùng quan trọng nhất của não liên quan đến ngôn ngữ đều được kích thích).

Kết quả thứ hai cho thấy trong cùng một bộ phim, không có sự khác biệt giữa các khán giả về tính chất của đồ thị cường độ kích thích (nói cách khác, sự kích thích là đặc hiệu và thụ động cho bộ phim mà bạn đang xem, nó sẽ diễn ra ở muôn người như một và cùng 1 tính chất trong suốt bộ phim).

Kết quả thứ ba cho thấy những cảnh phim rời rạc, không có cốt truyện (ví dụ một video clip du lịch) hầu như không gây kích thích trên bộ não, so với những bộ phim có cốt truyện. Tùy theo thể loại phim những kích thích này cũng mạnh yếu khác nhau. Một phim trinh thám của Hitchcock gây kích thích 65% các vùng não còn phim của Sergio leone chỉ gây kích thích 45%. (Điều này cho thấy nội dung phim rất quan trọng đối với hoạt động rèn luyện khả năng trí óc, và quả thật có một số bộ phim làm người ta thông minh hơn, ví dụ như phim Inception sẽ làm não bạn hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra kết quả này cũng cho thấy là việc dựng phim rất quan trọng, các cảnh phim được cấu trúc hóa sẽ có hiệu ứng kiểm soát trí não của khán giả còn những đọan phim rời rạc không có cấu trúc thì không tạo được hiệu quả nào).

5579966925_c0cba81532.jpg

Hình: So sánh mức độ kích hoạt bộ não của một phim có cấu trúc (trái) và một video clip không có cấu trúc (phải)

5580554308_1b2eb3d4d6.jpg

Hình: So sánh mức độ kích hoạt vỏ não của những thể loại phim khác nhau

5580554454_8537c02440.jpg

Hình: Kích thích riêng biệt tại trung khu thị giác (dưới) và thính giác (trên) của 4 bộ phim khác nhau


Kết quả thứ tư: các nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng độc lập của soundtrack và hình ảnh, bằng cách chiếu một phim câm (không có tiếng hay âm nhạc), và cho khán giả nghe soundtrack của một phim không kèm hình ảnh. Kết quả cho thấy khi xem phim câm, chỉ có vùng thị giác bị kích thích, ngược lại đối với soundtrack thì chỉ có vùng thính giác trong bộ não bị kích thích. Tuy nhiên, có một số vùng khác bị kích hoạt cả bởi hình ảnh và âm thanh (có ý nghĩa, nội dung), những vùng não này chịu trách nhiệm chính trong xử lý các hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ và phân tích lý luận nơi con người, cho thấy điện ảnh là một sự giao thoa kì diệu giữa âm thanh và hình ảnh mà mỗi mặt đều mạnh như nhau.

Nhi rất thích khi đọc bài báo này, cũng như các bạn yêu khoa học cũng sẽ có cùng cảm giác đó, nhưng Nhi tự hỏi: Nếu như những nhà làm phim tại Hollywood có sau lưng họ một đội ngũ tư vấn gồm các bác sĩ hiểu sâu về cơ chế sinh lý của bộ não con người (Trên thực tế bộ môn tâm lý học và thần kinh học được dạy ở các trường điện ảnh, nhiều nghiên cứu được thực hiện để giúp các đạo diễn tạo được hiệu quả tối ưu và các hãng phim hiểu rất rõ tác động của những gì trên màn ảnh trên con người, Nhi tin rằng những hiệu ứng hình ảnh có tính cách mạng, ví dụ như tốc độ nhanh trong phim Fast and Furious hay tốc độ chậm trong Matrix không chỉ đơn thuần là cảm hứng nghệ thuật mà là một cái gì đó đã được tính toán rất tinh vi ), như vậy thì liệu chúng ta, những khán giả có phải chỉ là những con chuột trong phòng thí nghiệm không ; khi mà ta đến rạp và bộ não hoàn toàn bị điều khiển (manipulated) bởi ý đồ của đạo diễn một bộ phim nào đó ?

Nếu các bạn thích thú với đề tài y học ứng dụng trong điện ảnh (cơ chế sinh lý của mắt và não người khi xem phim, những tác động phim ảnh lên chức năng sinh học, ảnh hưởng của phim lên tâm lý, hành vi...) thì cho Nhi biết để khi Nhi rảnh sẽ viết thêm vài bài nữa dựa vào kiến thức ít ỏi của mình, và cũng xin nhắc lại là nếu có bạn sinh viên nào cần tài liệu về chủ đề này (làm luận án chẳng hạn) thì PM cho Nhi email, Nhi sẽ gửi fulltext article cho các bạn.

Lê Ngọc Khả Nhi
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anhtu1371985

Active Member
Ðề: Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

Nhận xét cá nhân mình: Nhi rất giỏi tiếng Anh.
 
Ðề: Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

Bài hay quá bạn ơi :D.

Trong film NIKITA 2010 cũng có cảnh dùng FMRI để phát hiện sự thật hay là nói dối dựa hoạt động cấp máu cho các vùng của não bộ đấy :D.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

Thật không biết dùng từ gì để khen bạn Nhi nữa, Film Critic không phản ánh được hết khả năng của bạn.
Thanks so much.
 

dentder

New Member
Ðề: Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

Nhận xét cá nhân: tên của Nhi rất hay và lạ. :p
Nhận xét bài viết: Sao không thấy người ta nói gì về khung hình??? Về những ảnh hưởng vô thức của phim nhỉ ( ví dụ hình thứ (frame)25) nhỉ???
 

Galzo

Member
Ðề: Tác động của phim ảnh lên bộ não khán giả

Hình như bài viết có một điểm dịch chưa đúng lắm, đồng ý là tác động của một bộ phim lên một số vùng não có thể giống nhau; tuy nhiên mỗi người có cơ chế tư duy và cảm xúc khác nhau khi xem một bộ phim nên không thể "manipulate" trăm người như một được. Thậm chí cả vùng não được kích thích cũng có thể khác nhau về tính chất, nếu chỉ căn cứ vào việc vùng não đó bị kích thích mà cho rằng tác động là giống nhau thì hơi vô lý :)
 
Bên trên