![]() Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003, định dạng Super Hi-Vision, hay còn được gọi là Ultra HD hoặc 8K đã đạt được rất nhiều thành tựu, đặc biệt là trong hai năm trở lại đây. Không sử dụng cùng một lúc 16 chiếc máy quay HD để tạo ra hình ảnh 8K như trước nữa, hiện tại NHK - hãng đầu tàu của công nghệ này đã phát triển thành công một bộ cảm biến cho phép tạo ra chiếc máy quay Ultra HD "vác vai" thông thường, có thể ghi lại những thước phim có độ phân giải 7680 x 3840 pixel, với tốc độ khung hình là 120 FPS. Về phần hiển thị, sau khi cùng với Sharp tạo ra màn hình 85 inch hỗ trợ 8K vào năm ngoái, năm nay NHK tiếp tục kết hợp với Panasonic để giới thiệu nguyên mẫu TV 8K lớn nhất thế giới với kích thước lên tới 185 inch. Công nghệ 8K hiện nay cho phép tạo ra hình ảnh chuyển động mượt mà, và những chiếc màn hình to lớn khiến người xem phải choáng ngợp. Đối với những người chưa từng được trải nghiệm Super Hi-Vision, sự khác biệt là khó có thể miêu tả, còn đối với những ai đã từng trở thành người may mắn thì họ đều phải công nhận rằng hình ảnh 8K quả là thật như cuộc sống. Năm ngoái, các kỹ sư của NHK đã thực hiện thành công việc phát sóng Super Hi-Vision trực tiếp giữa Tokyo và Amsterdam nhờ vào một thuật toán giúp nén dữ liệu nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh. Với tốc độ khung hình 120fps, hỗ trợ âm thanh vòm 22.2 kênh và độ phân giải gấp 16 lần so với full HD, những trải nghiệm thực sự là choáng ngợp, tuy nhiên liệu điều này có thay đổi được công nghệ 3D trong tương lai? Các kỹ sư NHK tin rằng Super Hi-Vision sẽ thay đổi tương lai của công nghệ 3D. Thậm chí nhiều người xem hình ảnh Super Hi-Vision 2D cũng đã phải phát biểu rằng "nó gần như là 3D vậy". Lý do của điều này không thể giải thích, có thể là do hoạt động của bộ não con người. Trong thực tế, nếu như nhắm 1 mắt bạn vẫn cảm thấy mình đang nhìn cuộc sống dưới lăng kính 3D, nhưng đó không phải là hình ảnh 3D lập thể thực. Nguyên nhân là do bộ não của bạn đã được lập trình sẵn để xử lý hình ảnh 3D và bởi vì hình ảnh nhận được rất tự nhiên, do đó cảm giác về 3D vẫn tồn tại. Tuy nhiên, không phải việc Super Hi-Vision 2D "trông giống như là 3D" mà các kỹ sư NHK lại không phát triển công nghệ 3D cho chuẩn hình ảnh này nữa. Thực tế thì họ vẫn đang nghiên cứu một công nghệ được gọi là Integral 3D dành riêng cho Super Hi-Vision. Công nghệ Integral 3D sẽ tạo ra hình ảnh 3D bằng hệ thống những thấu kính siêu nhỏ. Tuy nhiên hệ thống này sẽ không hạn chế góc nhìn giống như màn hình lenticular hiện nay, những thấu kính của NHK cho phép ánh sáng truyền đi theo nhiều hướng khác nhau, giúp người dùng có thể trải nghiệm hình ảnh 3D ở mọi góc nhìn. ![]() Công nghệ Integral 3D của NHK Kết hợp với độ phân giải 8K siêu cao, các kỹ sư của NHK cho rằng hình ảnh 3D mà họ tạo ra sẽ vô cùng chân thật, thậm chí bạn có thể nghiêng đầu và nhìn xung quanh đối tượng mà không cần quan tâm tới góc nhìn. Liệu Super Hi-Vision có thay đổi được tương lai của 3D hay không, câu trả lời chắc chắn là CÓ - nó sẽ khiến việc trải nghiệm 3D trở nên vượt trội giống như đã từng làm cho độ phân giải vậy. Vấn đề ở đây sẽ là thời gian, NHK cho rằng chuẩn Super Hi-Vision sẽ bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới vào năm 2020, tức là còn gần 10 nữa. Hãy chờ đợi, biết đâu được nó sẽ đến sớm hơn đấy. Theo Today3D |
Chỉnh sửa lần cuối: