terabyte
Banned
Dù vẫn là một trong những ông lớn trong lĩnh vực TV, thế nhưng hiện nay vị thế của Sony đã khác hoàn toàn so với những năm đầu thế kỷ 21. Sau nhiều năm thua lỗ, cuối cùng hãng điện tử Nhật Bản đã lên kế hoạch táo bạo nằm giúp mảng kinh doanh truyền thống của mình trở lại thời kỳ hoàng kim xưa.
Theo như công bố mới nhất, Sony sẽ chính thức tách riêng bộ phận TV, biến nó thành một công ty con. Điều này cho phép mảng kinh doanh TV có thể hoạt động độc lập và các quan chức điều hành tự do hơn trong việc đưa ra các quyết định. Thời điểm dự kiến cho việc tách riêng này là vào tháng 7/2014.
Song song đó, Sony cũng lên kế hoạch sẽ chuyển đổi chiến lược kinh doanh. Thay vì đánh đều vào tất cả các phân khúc như hiện nay, hãng điện tử Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường TV cao cấp, đặc biệt là các mẫu 4K. Bắt đầu từ năm tài chính 2014 (từ ngày 1/4), hãng sẽ củng cố vị trí dẫn đầu tại phân khúc TV 4K của mình và cả phân khúc TV FullHD bằng cách mở rộng dải màu hiển thị và giới thiệu hàng loạt các công nghệ cải thiện hình ảnh. Tính đến thời điểm này, Sony chính là nhà sản xuất TV 4K được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, để hướng đến các thị trường mới nổi, hãng điện tử Nhật Bản cũng đưa ra chiến lược mở rộng thị phần bằng cách tung ra các dòng TV được thiết kế dành riêng cho người bản địa.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất có lẽ là việc Sony đánh mạnh vào vấn đề giá cả trong chiến lược mới của mình. Cách đây chừng 5 năm, có lẽ không ai ngờ được được một hãng nổi tiếng với các sản phẩm đắt xắt ra miếng như Sony lại tuyên bố sẽ đây nhanh việc giảm giá thành. Trong đó, thương hiệu đến từ Nhật Bản này cũng sẽ hướng đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động, chú trọng vào các bộ phận quan trọng trong mảng kinh doanh TV như sản xuất, bán hàng và quản lý các trung tâm. Hãng điện tử Nhật Bản dự định sẽ lên danh sách sản phẩm dành riêng cho từng khu vực, điều chỉnh lại chức năng hỗ trợ và linh hoạt sử dụng các nguồn lực bên ngoài cùng nhiều biện pháp khác để đạt mục tiêu cắt giảm giá thành xuống khoảng 20% trong 2 năm tới.
Trên giấy tờ, việc tái cấu trúc công ty, tối ưu hóa quản lý và thuê nhân công bên ngoài thường sẽ đem lại kết quả rất khả quan trong thời gian đầu áp dụng. Thế nhưng thực tế cho thấy nếu không có chiến lược đúng đắn, về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng đến các dự án, quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển). Hay nói một cách đơn giản, chất lượng của sản phẩm có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với kinh nghiệm là một trong những thương hiệu điện tử lâu đời, chúng ta hãy hi vọng Sony sẽ thành công trong kế hoạch của mình mà không tác động xấu đến chất lượng TV trong tương lai.

Theo như công bố mới nhất, Sony sẽ chính thức tách riêng bộ phận TV, biến nó thành một công ty con. Điều này cho phép mảng kinh doanh TV có thể hoạt động độc lập và các quan chức điều hành tự do hơn trong việc đưa ra các quyết định. Thời điểm dự kiến cho việc tách riêng này là vào tháng 7/2014.
Song song đó, Sony cũng lên kế hoạch sẽ chuyển đổi chiến lược kinh doanh. Thay vì đánh đều vào tất cả các phân khúc như hiện nay, hãng điện tử Nhật Bản sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường TV cao cấp, đặc biệt là các mẫu 4K. Bắt đầu từ năm tài chính 2014 (từ ngày 1/4), hãng sẽ củng cố vị trí dẫn đầu tại phân khúc TV 4K của mình và cả phân khúc TV FullHD bằng cách mở rộng dải màu hiển thị và giới thiệu hàng loạt các công nghệ cải thiện hình ảnh. Tính đến thời điểm này, Sony chính là nhà sản xuất TV 4K được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, để hướng đến các thị trường mới nổi, hãng điện tử Nhật Bản cũng đưa ra chiến lược mở rộng thị phần bằng cách tung ra các dòng TV được thiết kế dành riêng cho người bản địa.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất có lẽ là việc Sony đánh mạnh vào vấn đề giá cả trong chiến lược mới của mình. Cách đây chừng 5 năm, có lẽ không ai ngờ được được một hãng nổi tiếng với các sản phẩm đắt xắt ra miếng như Sony lại tuyên bố sẽ đây nhanh việc giảm giá thành. Trong đó, thương hiệu đến từ Nhật Bản này cũng sẽ hướng đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động, chú trọng vào các bộ phận quan trọng trong mảng kinh doanh TV như sản xuất, bán hàng và quản lý các trung tâm. Hãng điện tử Nhật Bản dự định sẽ lên danh sách sản phẩm dành riêng cho từng khu vực, điều chỉnh lại chức năng hỗ trợ và linh hoạt sử dụng các nguồn lực bên ngoài cùng nhiều biện pháp khác để đạt mục tiêu cắt giảm giá thành xuống khoảng 20% trong 2 năm tới.
Trên giấy tờ, việc tái cấu trúc công ty, tối ưu hóa quản lý và thuê nhân công bên ngoài thường sẽ đem lại kết quả rất khả quan trong thời gian đầu áp dụng. Thế nhưng thực tế cho thấy nếu không có chiến lược đúng đắn, về lâu dài nó sẽ gây ảnh hưởng đến các dự án, quá trình R&D (nghiên cứu và phát triển). Hay nói một cách đơn giản, chất lượng của sản phẩm có thể sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với kinh nghiệm là một trong những thương hiệu điện tử lâu đời, chúng ta hãy hi vọng Sony sẽ thành công trong kế hoạch của mình mà không tác động xấu đến chất lượng TV trong tương lai.
Theo kitguru