torune
Film critic
Hãy nghĩ tới Iron Man cầm chiếc điện thoại màn hình trong suốt trong phim. Hãy nghĩ về Xperia Pureness. Và sau cùng là tưởng tượng nên thế hệ thiết bị di động tiếp theo sẽ sở hữu màn hình trong suốt.
Ai sẽ tham gia?
Giám đốc của công ty Polytron Technologies đã từng mạnh dạn “chém gió” rằng: màn hình trong suốt của điện thoại sẽ xuất hiện cuối năm 2013. Tuy nhiên thì chúng ta đang ở năm 2014 và vẫn chưa có gì cả. Những gì chúng ta biết là công ty vẫn đang phát triển công nghệ này. Còn nhớ năm 2009, Xperia đã mạnh dạn tung mẫu điện thoại Xperia Pureness với màn hình 1.8in độ phân giải 320x240 pixel, nhưng được sản xuất với số lượng có hạn dành cho các tín đồ thời trang hay người dùng đua đòi. Sang năm 2011, Lenovo S800 với màn hình trong suốt xuất hiện trên thị trường… Philipine và nó cũng chưa có cơ hội đặt chân lên phương trời Tây.
Tháng 2 năm 2013, một công ty tên Polyrton đến từ Đài Loan đã gây một sự chú ý nho nhỏ với bản mẫu của một màn hình trong suốt cảm ứng dành cho smartphone. Chức năng của nó vẫn chưa hoàn thiện lắm và tới bây giờ, khi được phỏng vấn, công ty vẫn chưa có những phản hồi chắc chắn.
Jan Hesse - nhà thiết kế OLED đến từ Viện nghiên cứu Frauhofer (Freiburg, Thuỵ Sĩ) cho biết: ”Vấn đề nằm ở chỗ những màn hình như vầy cho ra độ tương phản thấp bởi nó trong suốt và không có tấm nền, điều nãy cũng khiến cho độ sáng của chúng giảm rõ rệt cho với những màn hình OLED (sáng cạnh) sở hữu một tấm nền”. Không phải là những nhà sản xuất lớn không nghĩ đến màn hình trong suốt, chỉ có điều họ gặp phải vấn đề tương tự và đang tìm cách giải quyết.
Về vấn đề tấm nền, đại diện từ LG phát biểu: “Tấm nền LCD truyền thống bị giới hạn bởi nó truyền dẫn kém, và công ty vẫn mong muốn chế tạo được một tấm nền trong suốt cỡ lớn để thay thế cửa của chiếc tủ lạnh giúp người dùng nhìn rõ được những thứ bên trong mà không cần mở tủ ra. Chúng ta có thể tăng cường độ sáng bằng chiếu sáng nền mạnh hơn nữa nhưng sẽ rất tốn năng lượng. Điều này chuyển sang vấn đề năng lượng – thứ mà các nhà sản xuất đều muốn tối thiểu hết mức có thể”. Đại diện LG còn tuyên bố: “Sẽ xuất hiện một tủ lạnh cỡ 55in với cửa sở hữu tấm nền trong suốt trong năm nay với mục đích quảng cáo, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển nó để bán ra đại trà”.
Samsung cũng rục rịch với vấn đề màn hình trong suốt. Tháng ba vừa qua, Báo Wall Street Journal xác nhận hãng đã đăng ký bằng sáng chế một mẫu màn hình trong suốt dành cho camera, chưa có thông tin liệu nó dành cho smartphone hay tablet hay không. Như vậy, chúng ta đã chắc chắn sẽ trông thấy những thiết bị với màn hình trong suốt từ LG và Samsung trong tương lai gần.
Màn hình trong suốt liệu có thực tiễn?
Có vẻ những lý do cũng nhưng trở ngại của việc phát triển màn hình trong suốt được nêu lên ở trên có thể khắc phục được với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay. Một câu hỏi mới được đặt ra: Bên cạnh việc “trông rất ngầu và hơi hướng tương lai”, những màn hình trong suốt này có những đóng góp thực tiễn gì hơn?
Câu hỏi này được gửi đến Tiến sĩ Juan David Hincapie-Ramos, đến từ đại học Manitoba và câu trả lời như sau: “Những màn hình này thật sự rất đẹp và chúng xuất hiện nhiều trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng những bộ phim thật sự không cho thấy hết tiềm năng của chúng. Những gì chúng tôi đang làm là xây dựng một thiết bị có tiềm năng tương tác và đa nhiệm hết sức có thể”. Kết quả là một tPad như bạn sẽ được xem ở video dưới đây. Thiết bị này có màn hình không thực sự trong suốt, nó màu đục nhưng sẽ đảm nhận tất cả những tính năng người dùng (ngoài) mong đợi ở một thiết bị màn hình trong suốt: cảm ứng 2 màn hình; đi nét lại hình ảnh (khá thú vị cho dân đồ hoạ); tương tác với thiết kế được hiển thị chồng; can thiệp vào đồ thị bên ngoài; đa nhiệm giữa 2 màn hình;…
So sánh với thói quen sử dụng dành cho các thiết bị thông minh ngày nay, có vẻ như tính năng “đa nhiệm” sẽ rất hữu ích và có phần nhỉnh hơn trên một màn hình trong suốt. Tưởng tượng bạn đang lướt web và tin nhắn xuất hiện, bạn chỉ cần lật màn hình để đọc tin và lật trở lại để tiếp tục lướt web. Tính năng hữu dụng thứ 2 khá gần giống với máy scan, bạn chỉ cần chồng màn hình lên một tấm ảnh/trang sách/danh thiếp… và lưu giữ hình ảnh của nó ngay tức thì. Quá trình này sẽ nhanh hơn việc sử dụng một camera để chụp.
Từ phim ảnh ra đời thực?
Để đưa những màn hình trong suốt từ phim ảnh ra đời thực là một câu hỏi không khó để trả lời nhưng cần nhiều thời gian. Hãy nghĩ đến ứng dụng tối tân nhất là đưa những màn hình này vào việc “Ứng dụng cảm ứng thời gian thực”. Nói một cách dễ hiểu là, qua góc nhìn của những màn hình trong suốt (như Google Glass chẳng hạn), bạn sẽ được xây dựng thêm những hình ảnh và thiết kế mới cho các thiết bị xung quang mình. Chúng có thể là thông tin, là những nút bấm. Tương tác vào đó là bạn đã gửi tín hiệu tới một thiết bị và nó vận hành. “Nó không đơn giản là màn hình. Nó phải đồng thời là cảm biến” - Tiến sĩ Juan David Hincapie-Ramos nói thêm.
Chốt hạ, ít nhất chúng ta đã biết LG và Samsung là hai cái tên đang nghiêm túc đầu tư vào công nghệ này, cộng thêm với những ứng dụng thực tiễn mà vị tiến sĩ trên kia đã trình diễn. Sẽ có một ngày, mọi thứ trên bạn thấy trước mặt sẽ không còn công tắc mà được tương tác thông qua màn hình trong suốt của một smartphone.
![]() |
Ai sẽ tham gia?
Giám đốc của công ty Polytron Technologies đã từng mạnh dạn “chém gió” rằng: màn hình trong suốt của điện thoại sẽ xuất hiện cuối năm 2013. Tuy nhiên thì chúng ta đang ở năm 2014 và vẫn chưa có gì cả. Những gì chúng ta biết là công ty vẫn đang phát triển công nghệ này. Còn nhớ năm 2009, Xperia đã mạnh dạn tung mẫu điện thoại Xperia Pureness với màn hình 1.8in độ phân giải 320x240 pixel, nhưng được sản xuất với số lượng có hạn dành cho các tín đồ thời trang hay người dùng đua đòi. Sang năm 2011, Lenovo S800 với màn hình trong suốt xuất hiện trên thị trường… Philipine và nó cũng chưa có cơ hội đặt chân lên phương trời Tây.
|
Tháng 2 năm 2013, một công ty tên Polyrton đến từ Đài Loan đã gây một sự chú ý nho nhỏ với bản mẫu của một màn hình trong suốt cảm ứng dành cho smartphone. Chức năng của nó vẫn chưa hoàn thiện lắm và tới bây giờ, khi được phỏng vấn, công ty vẫn chưa có những phản hồi chắc chắn.
![]() |
Jan Hesse - nhà thiết kế OLED đến từ Viện nghiên cứu Frauhofer (Freiburg, Thuỵ Sĩ) cho biết: ”Vấn đề nằm ở chỗ những màn hình như vầy cho ra độ tương phản thấp bởi nó trong suốt và không có tấm nền, điều nãy cũng khiến cho độ sáng của chúng giảm rõ rệt cho với những màn hình OLED (sáng cạnh) sở hữu một tấm nền”. Không phải là những nhà sản xuất lớn không nghĩ đến màn hình trong suốt, chỉ có điều họ gặp phải vấn đề tương tự và đang tìm cách giải quyết.
![]() |
Về vấn đề tấm nền, đại diện từ LG phát biểu: “Tấm nền LCD truyền thống bị giới hạn bởi nó truyền dẫn kém, và công ty vẫn mong muốn chế tạo được một tấm nền trong suốt cỡ lớn để thay thế cửa của chiếc tủ lạnh giúp người dùng nhìn rõ được những thứ bên trong mà không cần mở tủ ra. Chúng ta có thể tăng cường độ sáng bằng chiếu sáng nền mạnh hơn nữa nhưng sẽ rất tốn năng lượng. Điều này chuyển sang vấn đề năng lượng – thứ mà các nhà sản xuất đều muốn tối thiểu hết mức có thể”. Đại diện LG còn tuyên bố: “Sẽ xuất hiện một tủ lạnh cỡ 55in với cửa sở hữu tấm nền trong suốt trong năm nay với mục đích quảng cáo, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển nó để bán ra đại trà”.
![]() |
Samsung cũng rục rịch với vấn đề màn hình trong suốt. Tháng ba vừa qua, Báo Wall Street Journal xác nhận hãng đã đăng ký bằng sáng chế một mẫu màn hình trong suốt dành cho camera, chưa có thông tin liệu nó dành cho smartphone hay tablet hay không. Như vậy, chúng ta đã chắc chắn sẽ trông thấy những thiết bị với màn hình trong suốt từ LG và Samsung trong tương lai gần.
Màn hình trong suốt liệu có thực tiễn?
Có vẻ những lý do cũng nhưng trở ngại của việc phát triển màn hình trong suốt được nêu lên ở trên có thể khắc phục được với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay. Một câu hỏi mới được đặt ra: Bên cạnh việc “trông rất ngầu và hơi hướng tương lai”, những màn hình trong suốt này có những đóng góp thực tiễn gì hơn?
Câu hỏi này được gửi đến Tiến sĩ Juan David Hincapie-Ramos, đến từ đại học Manitoba và câu trả lời như sau: “Những màn hình này thật sự rất đẹp và chúng xuất hiện nhiều trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng những bộ phim thật sự không cho thấy hết tiềm năng của chúng. Những gì chúng tôi đang làm là xây dựng một thiết bị có tiềm năng tương tác và đa nhiệm hết sức có thể”. Kết quả là một tPad như bạn sẽ được xem ở video dưới đây. Thiết bị này có màn hình không thực sự trong suốt, nó màu đục nhưng sẽ đảm nhận tất cả những tính năng người dùng (ngoài) mong đợi ở một thiết bị màn hình trong suốt: cảm ứng 2 màn hình; đi nét lại hình ảnh (khá thú vị cho dân đồ hoạ); tương tác với thiết kế được hiển thị chồng; can thiệp vào đồ thị bên ngoài; đa nhiệm giữa 2 màn hình;…
[video=youtube;m933lfMzjpU]https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=m933lfMzjpU[/video] |
So sánh với thói quen sử dụng dành cho các thiết bị thông minh ngày nay, có vẻ như tính năng “đa nhiệm” sẽ rất hữu ích và có phần nhỉnh hơn trên một màn hình trong suốt. Tưởng tượng bạn đang lướt web và tin nhắn xuất hiện, bạn chỉ cần lật màn hình để đọc tin và lật trở lại để tiếp tục lướt web. Tính năng hữu dụng thứ 2 khá gần giống với máy scan, bạn chỉ cần chồng màn hình lên một tấm ảnh/trang sách/danh thiếp… và lưu giữ hình ảnh của nó ngay tức thì. Quá trình này sẽ nhanh hơn việc sử dụng một camera để chụp.
Từ phim ảnh ra đời thực?
Để đưa những màn hình trong suốt từ phim ảnh ra đời thực là một câu hỏi không khó để trả lời nhưng cần nhiều thời gian. Hãy nghĩ đến ứng dụng tối tân nhất là đưa những màn hình này vào việc “Ứng dụng cảm ứng thời gian thực”. Nói một cách dễ hiểu là, qua góc nhìn của những màn hình trong suốt (như Google Glass chẳng hạn), bạn sẽ được xây dựng thêm những hình ảnh và thiết kế mới cho các thiết bị xung quang mình. Chúng có thể là thông tin, là những nút bấm. Tương tác vào đó là bạn đã gửi tín hiệu tới một thiết bị và nó vận hành. “Nó không đơn giản là màn hình. Nó phải đồng thời là cảm biến” - Tiến sĩ Juan David Hincapie-Ramos nói thêm.
![]() |
Chốt hạ, ít nhất chúng ta đã biết LG và Samsung là hai cái tên đang nghiêm túc đầu tư vào công nghệ này, cộng thêm với những ứng dụng thực tiễn mà vị tiến sĩ trên kia đã trình diễn. Sẽ có một ngày, mọi thứ trên bạn thấy trước mặt sẽ không còn công tắc mà được tương tác thông qua màn hình trong suốt của một smartphone.
Theo techradar