Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

thich_xem_phim

Active Member
Nếu 1 buổi sáng đẹp trời nào đó bạn bước ra đường và thấy có nhiều người bán hoa dọc đường thì đó là dấu hiệu cho bạn biết hôm nay là 1 ngày khác mọi ngày. Đó có thể là ngày Lễ Tình nhân 14/2, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ VN 20/10…. Và nó cũng nhắc bạn nhớ là mình phải làm việc gì đó cho những người có liên quan đến ngày này.

Và cái việc gì đó mà tui làm là dắt nàng đi xem phim Silver Linings Playbook ở Paragon (Megastar chiếu sớm nhân dịp 8/3).

625543_10151574819875625_1025860362_n.jpg


Nếu Megastar để nguyên tựa gốc tiếng Anh của phim này thì có lẽ sẽ ít người chọn xem ngày 8/3 vì tựa phim quá khó hiểu và dường như chả liên quan gì đến tình yêu. Cần phải tạo cho phim 1 dấu hiệu và “Tình yêu tìm lại” là 1 tựa tiếng Việt không tồi vì mặc dù nó chả ăn khớp gì với tựa gốc nhưng quan trọng là có chữ "tình yêu". Ngày 8/3 nhiều khi chả cần quan tâm phim hay hay dở, chỉ cần thấy tựa phim có chữ "tình yêu" là đảm bảo không ít các cặp tình nhân sẽ mua vé xem liền. Riêng với tui thì ngoài dấu hiệu tựa phim thì phim này còn nằm trong mục Megastar Picks, 1 dấu hiệu khác cho thấy nội dung phim chắc cũng khá.

Phim này tóm lại nếu bạn muốn có 1 cuộc sống "mạnh khỏe" hạnh phúc viên mãn thì tốt nhất là bạn nên để ý các dấu hiệu bất thường trên "cơ thể mình" và "đi khám sức khỏe định kì". Còn cứ chủ quan ỷ y tới lúc "bệnh" phát ra thì đã muộn không cứu vãn được hoặc có cứu được thì di chứng cũng nặng nề ảnh hưởng đến quãng đời còn lại.

Mà nếu lỡ "bệnh" rồi thì đương nhiên phải "uống thuốc", "thuốc" có loại nhiều "tác dụng phụ" nhưng không "uống" không được. Khi đó cần kết hợp các "liệu pháp tâm lý" để giảm bớt đau đớn do "tác dụng phụ của thuốc" và có được tinh thần tích cực. Vì "thuốc" dù sao cũng chỉ chữa được phần xác, còn phần hồn thì phụ thuộc vào ý chí tinh thần.

Dĩ nhiên luôn có 1 xác suất thần kì chữa trị thành công cho những "căn bệnh nan y", nhưng xác suất thần kì đó cực thấp giống như xác suất thắng khi bạn cá cược xiên vậy. Cho nên tốt nhất vẫn là phòng "bệnh" hơn chữa "bệnh".

Nếu bạn ra đường thấy người ta bán hoa mới nhớ hôm nay là ngày gì rồi vội vàng mua đại 1 bó hoa ven đường đem tặng người khác thì cũng được thôi, nhưng sự độc đáo sẽ không có. Ngược lại nếu bạn đánh dấu trong lịch hay điện thoại để dấu hiệu đó nhắc bạn sớm thì bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị và món quà sẽ mang nhiều yếu tố độc đáo bản sắc cá nhân hơn.

Bạn thích giống Samsung (phản ứng nhanh nhạy với những dấu hiệu sẵn có) hay thích giống Apple (chủ động tạo ra những dấu hiệu)? Cái đó tùy ở bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

scotty

Well-Known Member
Chưa đọc plot phim, chưa xem trailer... nói chung là chỉ biết em Jennifer Lawrence (mà scotty cực kỳ kết từ phim Winter's Bone) đã đoạt OSCAR nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho phim trên... Thế nhưng đọc bài của bác chủ thớt khiến tò mò quá đi mất, nhất là câu kết này... WTF??? Có gì liên quan đến phim không? :D
Bạn thích giống Samsung (phản ứng nhanh nhạy với những dấu hiệu sẵn có) hay thích giống Apple (chủ động tạo ra những dấu hiệu)? Cái đó tùy ở bạn.
 

thich_xem_phim

Active Member
Phim không đề cập đến Samsung hay Apple, nhưng trong phim có những tình huống khiến tui liên tưởng đến cách thức Samsung và Apple đã và đang theo để trở thành 2 đại gia như hiện tại. :D
 

Undauto

Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Phim này hay,diễn cuất của Jenifer Lawrence cũng tốt nhg mình ko hiểu sao lại giành được giải Oscar. Có lẽ vai diễn này thể hiện sự già giăn,từng trải so với tuổi của cô chăng? Anyway,bồ két cô này...
 

Thao tran

New Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Phim này hay,diễn cuất của Jenifer Lawrence cũng tốt nhg mình ko hiểu sao lại giành được giải Oscar. Có lẽ vai diễn này thể hiện sự già giăn,từng trải so với tuổi của cô chăng? Anyway,bồ két cô này...
có lẽ trình độ cảm nhận của mình chưa tới mức hiểu được tại sao giành được Oscar .
 

shengsong157

New Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Mình nghĩ bạn thich_xem_phim và các bạn đã hiểu sai hướng đi cũng như cái hồn chủ đạo của bộ phim. Chính vì vậy mà các bạn khó có thể cảm nhận được bộ phim, và nhất là khó hiểu tại sao Lawrence lại đoạt Oscar.
Cũng đúng thôi, phim nói về bệnh OCD. Ai đã và đang bị căn bệnh quái ác này mới thấu hiểu được bộ phim, mới hiểu được sự nhập vai của các diễn viên, mới hiểu được cái nhân văn sâu xa trong bộ phim.
Mình nghĩ những ai chưa thật thấu hiểu về bệnh OCD khi xem phim chỉ thấy được cái vỏ bọc của nó mà thôi.
 

shengsong157

New Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Nghĩ mãi vẫn không ra tại sao Thichxemphim suy nghĩ theo chiều hướng dấu hiệu, bệnh tật, thuốc,...?
Đọc bài cảm nghĩ của bạn xong mình có cảm giác tởm tớm.
 

Pintu34

New Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Cảm ơn bạn shengsong157 đã cho mình biết về căn bệnh OCD :) Nhờ vậy mà giờ mình thấy film này còn hay hơn cảm nhận sau buổi chiếu tối qua.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Điều thú vị trong mỗi bộ phim Mỹ hạng A là những chi tiết của nó. Hơn thế, có những thông tin trong mỗi bộ phim có thể khiến khán giả thú vị vì trước nay dường như không ai để ý đến. Chi tiết nhỏ trong Silver Linings Playbook là nguồn gốc một từ trên cửa miệng ngày nay của mọi người ở khắp nơi trên thế giới, từ ok, đến từ đâu? Chi tiết lớn hơn chính là căn bệnh rối loạn lưỡng cực và căn bệnh rối loạn cảm xúc tình dục. Những chi tiết khác là cách mà luật pháp Mỹ bảo vệ an toàn cho người dân, và nó được áp dụng nghiêm ngặt như thế nào.

Daniel từng đánh giá rất cao Jenifer Lawrence qua vai diễn Katniss Everdeen trong The Hunger Games (2012), nhưng nay xem lại thì ra cô còn có vai chính Ree trong Winter's Bone (2010) và vai Raven / Mystique trong X-Men: First Class (2011). Trong ba năm qua thành quả của cô gái này thật quá lớn lao so với tuổi tác của cô.

Từng có một tờ báo so sánh sự thành công của Jenifer Lawrence và Kristen Stewart, đều trẻ ngang nhau, đều có những thành công đến sớm; thậm chí Daniel từng biết đến Kristen Stewart rất lâu trước khi thực sự biết đến Jenifer Lawrence.

Thế nhưng cho dù cố gắng khách quan đến mấy, Daniel vẫn cảm thấy so sánh hai cái tên này bên nhau là một sự sỉ nhục cho Jenifer Lawrence. Sự nghiệp điện ảnh của Kristen Stewart chủ yếu tập trung vào series The Twilight Saga và Snow White and the Huntsman (bộ phim sắp có phần 2, sic!). Hai series phim này trong đánh giá của Daniel, đều là những bộ phim thảm họa hướng đến một nhóm khá đông khán giả thế giới không có thói quen sử dụng năng lực tư duy.

Nếu so sánh trực diện về khả năng diễn xuất, Jenifer Lawrence có những biểu lộ rất tinh tế, phức tạp trên khuôn mặt và động tác hình thể, kể cả lời nói, giọng điệu; Kristen Stewart trên phương diện này chẳng khác mấy Ngọc Quyên trong phim Lệ Phí Tình Yêu. Vâng thưa các bạn giá trị lớn nhất của Lệ Phí Tình Yêu là giới thiệu được một cái mốc tham chiếu về cận dưới của năng lực diễn xuất trong điện ảnh Việt Nam. Xem bộ phim đó rồi thì Daniel tự hỏi diễn xuất của Kristen Stewart có gì tốt hơn Ngọc Quyên trong bộ phim tệ nhất của Ngọc Quyên? Cần nói thêm là trong Mỹ Nhân Kế thì diễn xuất của Ngọc Quyên đã được cải thiện đến kinh ngạc, trong khi đó thì Kristen Stewart chỉ dậm chân tại chỗ để định hình nên một phong cách rất riêng của cô. Trong làng điện ảnh Mỹ, có chăng chỉ có thể tìm được một người diễn tệ như cô là Rosie Huntington-Whiteley trong Transformer 3, nhưng Rosie Huntington-Whiteley ít ra còn xinh đẹp, nữ tính và gợi cảm hơn Kristen Stewart ở cấp độ như là 1 chia cho một số rất gần về 0.

Nói về ngoại hình, Jenifer Lawrence quá trẻ, quá xinh, quá nữ tính, quá gợi cảm, vòng 1-2-3 đều có đủ. Trên phương diện này Kristen Stewart cũng chẳng thể bì được diểm nào!

Nói về thành tích thì trong khi Jenifer Lawrence giành được tượng Oscar danh giá, và đánh dấu mốc trong lịch sử như là cô gái trẻ thứ hai dành được vinh dự này; thì ở thái cực ngược lại Kristen Stewart cũng dành được Worst Actress Award trong giải Mâm xôi vàng 2013 nhờ khả năng diễn xuất đồng đều của cô trong cả 2 bộ phim The Twilight Saga Breaking Dawn – Part 2 và Snow White and the Huntsman. Tổng cộng thì The Twilight Saga: Breaking Dawn – Part 2 đại thắng giải Mâm xôi với 7 trên 10 giải.

Thế nên thật ngạc nhiên khi người ta lại có thể đặt hai cô gái này bên cạnh nhau!
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Sorry các bạn, k có thời gian viết nên Daniel đi tìm những đoạn viết sẵn mà mình tán thành để cùng chia sẻ.

Sau đây là trích trong một bài viết ở đây của tác giả Nguyên Minh:

Câu chuyện của Silver Linings Playbook rất gọn và chủ yếu xoay quanh sự phát triển tâm lý của nhân vật Pat, cùng những người xung quanh anh. Mỗi nhân vật trong phim đều có sự “điên rồ” riêng biệt và thể hiện cá tính qua những câu thoại – phần lớn là suồng sã và có thể khiến người xem bật cười khúc khích. Nhưng qua từng mẩu đối thoại, mẩu chuyện, sự chuyển biến trong mỗi nhân vật dần được bộc lộ và đi sâu vào cảm xúc khán giả theo một cách rất duyên và tinh tế. Pat mắc chứng rối loạn lưỡng cực nên anh có thể nói chuyện “thẳng như ruột ngựa” với người lạ ngay lần đầu tiên tiếp xúc. Tiffany, một người cũng có hoàn cảnh éo le, thì chẳng ngần ngại nói như “vả vào mặt” khi có ai đó phán xét mình.

Giữa Pat và Tiffany chẳng hề có những buổi hẹn hò lãng mạn, cũng chẳng có những cái nhìn ân cần hay chia sẻ như những người bạn, người cùng cảnh ngộ. Mỗi lần nói chuyện, họ giống như hai kẻ điên đang cố gắng thi xem ai “điên” hơn và thả sức bộc lộ con người thật bên trong. Nhưng chính những đoạn thoại và sự “điên” đó lại là điểm tạo nên sức hấp dẫn cho Silver Linings Playbook, đủ để khán giả bị hút vào câu chuyện để tò mò theo dõi xem “hai đứa điên này sẽ làm trò gì tiếp theo”.

Nếu như Pat có những hành vi rối loạn thần kinh bao nhiêu thì gia đình anh cũng “đặc biệt” không kém. Người cha nghiện cá độ và mê tín tới mức cái điều khiển tivi cũng phải chọn người cầm, người mẹ thì nhu nhược và luôn có vẻ mặt nghiêm trọng đến khôi hài. Nhưng tất cả những nhân vật ấy đều rất “đời” và gặp những vấn đề quen thuộc hàng ngày mà xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ gia đình nào. Trường đoạn Tiffany tới nhà mắng Pat vì anh không giữ lời hứa và đụng độ với bố Pat là một trong những cảnh hay nhất của phim. Bài diễn giải về sự may mắn mà Tiffany gân cổ lên chỉ dạy cho bố Pat cũng rất “điên”, rất hài nhưng lại vô cùng có lý, khiến người xem phải gật gù vì nó quá thuyết phục.

Một kịch bản hay cần những người thể hiện cũng phải xuất sắc và David O. Russell đã “chọn mặt gửi vàng” cho một dàn diễn viên tuyệt vời, đặc biệt là hai diễn viên chính Bradley Cooper và Jennifer Lawrence.

...

Với Jennifer Lawrence, chỉ cần một khoảnh khắc trong quán ăn trong cuộc hẹn đầu tiên của Pat và Tiffany, nữ diễn viên thế hệ 9x xứng đáng nhận tượng vàng Oscar. Sự duyên dáng trong diễn xuất của Jennifer được bộ lộ ngay từ những phân đoạn đầu tiên khi cô xuất hiện. Cách nói chuyện, ánh mắt cho tới dáng vẻ, cú xoay người đều rất quyến rũ. Sự tài tình của Jennifer Lawrence còn ở chỗ cô lôi kéo khán giả vào suy nghĩ của nhân vật Tiffany theo cách rất tự nhiên. Tiffany giống như một người chứng kiến Pat từ đầu tới cuối và tác động vào làm thay đổi anh bằng những dấu hiệu.

Từ “silver linings” trong tên phim được lấy từ câu nói “Every cloud has a silver lining” (Trong cái rủi có cái may). Đây cũng là một thông điệp ngầm mà bộ phim mang đầy màu sắc lạc quan này gửi gắm tới người xem. Đôi khi những sự mạo hiểm, một chút điên rồ lại xua đi những khủng hoảng trong tâm hồn và tạo nên hạnh phúc bất ngờ. Điều quan trọng là con người ta dám vượt qua ám ảnh của ký ức cũ để đón nhận những “tia nắng” mới.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Một bài khác có tiêu đề "Silver Linings Playbook": Phản hình của nước Mỹ của tác giả Nham Hoa

Đã từ lâu, phim Hollywood thường bị phê phán vì sáo mòn, công thức. Đặc biệt là mô típ nhân vật nỗ lực phấn đấu để vượt lên chính mình – tư tưởng dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của cả một dân tộc, mà một trong những ví dụ điển hình là câu khẩu hiệu tranh cử trứ danh của Barack Obama: “Yes we can!”. “Silver Linings Playbook” của David O. Russell cũng không ra ngoài khuôn khổ ấy

Ấy thế mà cốt truyện tưởng chừng rất cũ và rất sến này lại bất ngờ giành được sự tán thưởng gần như tuyệt đối, từ cả khán giả lẫn giới phê bình khó tính, đồng thời bỏ túi tới tám đề cử Oscar 2013. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn một chút, ta sẽ thấy đây không phải là một bất ngờ may mắn. Ở “Silver Linings” chứa đựng không ít yếu tố có khả năng biến nó thành bộ phim con cưng của nước Mỹ năm nay.

Trục chính của phim là câu chuyện giữa Pat và Tiffany. Nhưng xoay quanh họ là rất nhiều thân phận điển hình của xã hội Mỹ hiện đại. Không chỉ mất vợ, Pat còn mất cả việc lẫn nhà – bi kịch tiêu biểu của Mỹ quốc thời khủng hoảng. Trong khi đó, cha của Pat cũng vừa mất lương hưu và đang gặp khó khăn tài chính. Ronnie, bạn thân của Pat, than vãn về sức ép khủng khiếp đến ngạt thở từ gia đình, công việc và một cuộc hôn nhân đang ngầm rạn nứt. Chồng quá cố của Tiffany là cảnh sát, và sự mất cân bằng tâm lý của nàng cũng rất gần nỗi đau của những góa phụ có chồng chết trận ở Iraq hay Afghanistan.

Nhà Solitano, trước khi tai biến xảy ra với Pat, là một gia đình Mỹ kiểu mẫu, gắn kết với nhau bằng tình yêu màu cờ sắc áo dành cho đội Philadelphia Eagles. Như chính Pat thú nhận, một cách đầy tính biểu tượng ở đầu phim, mỗi Chủ nhật, cả gia đình lại tụ họp, Mẹ lại làm braciole, bố lại mặc áo đấu của Eagles, và tất cả lại quây quần xem bóng đá.

Và, không chỉ nhà Solitano, tất cả nhân vật: từ anh bạn tâm thần Danny tới tay bác sĩ tâm lý gốc Ấn của Pat, từ Tiffany tới viên cảnh sát khu vực, họ đều chia sẻ niềm đam mê rất Mỹ này. Vì thế “Silver Linings” (có số nhiều) không giản đơn là cuộc vật lộn của riêng Pat và Tiffany, mà là cuộc hì hục bình sinh của mỗi cá nhân ngõ hầu tìm lại một ngày-xưa-tươi-sáng, để được háo hức mong đến Chủ nhật, để được xem đội bóng ruột bên bạn bè và người thân. Đây cũng là tâm thế chung của cả nước Mỹ sau bốn năm khủng hoảng và hy vọng để rồi thất vọng, nhưng không vì thế mà ngừng hy vọng. Như người Mỹ đã cho Obama một cơ hội thứ hai, Tiffany và Pat đã tìm được dũng khí để mang đến cho nhau, và cho chính mình, một cơ hội thứ hai. Sự đồng cảm lớn mà khán giả dành cho bộ phim, có lẽ đã bắt nguồn từ đó.
...
Trong khi đó, Tiffany là một cô gái có khí chất mạnh mẽ. Chất giọng trầm khàn đầy khiêu khích và bướng bỉnh ở cô che giấu một nội tâm hoang mang và cũng dễ tổn thương không kém gì Pat. Thật khó mà tin được ở tuổi 22, Jennifer lại có thể khắc họa thành công đến thế hình ảnh nàng sương phụ trẻ Tiffany. Nếu Pat còn có cha có mẹ để vỗ về, an ủi và hứng chịu những cơn mưa nắng thất thường của anh, thì Tiffany chỉ có một mình. Có lẽ bởi vậy mà cô quả quyết và chủ động một cách đáng ngưỡng mộ trong mối quan hệ này. Chính cô, dưới sự trợ giúp dễ thương của bà Solitano, đã trở thành vầng-sáng-bạc không chỉ của Pat mà của cả bộ phim.
 
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Well! K phải là thể loại phim mà mình thích, nhưng phải nói rằng phim có dàn diễn viên quá tuyệt. Tất nhiên, Jennifer Lawrence là tuyệt vời nhất, từ đầu đến cuối. Thật khó tin ở độ tuổi của mình, Jennifer Lawrence lại có diễn xuất như vậy. Mình thích nhất là đoạn đọc lá thư và "You love me?". So nice...

Dù sao thì, cũng sẽ xem lại 1 lần nữa.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Bạn thích giống Samsung (phản ứng nhanh nhạy với những dấu hiệu sẵn có) hay thích giống Apple (chủ động tạo ra những dấu hiệu)? Cái đó tùy ở bạn.

Dìm hàng SAMSUNG à? Vãi thật đấy! Ha ha! Dạo này hay vô tinhte nên nhiễm!
 

huanpham

Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Daniel từng đánh giá rất cao Jenifer Lawrence qua vai diễn Katniss Everdeen trong The Hunger Games (2012), nhưng nay xem lại thì ra cô còn có vai chính Ree trong Winter's Bone (2010) và vai Raven / Mystique trong X-Men: First Class (2011). Trong ba năm qua thành quả của cô gái này thật quá lớn lao so với tuổi tác của cô.

Em xin giới thiệu thêm cho bác nếu bác chưa xem: House At The End Of The Street (2012), phim kinh dị kinh phí thấp có JL vai nữ chính, xem rất được!
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Em xin giới thiệu thêm cho bác nếu bác chưa xem: House At The End Of The Street (2012), phim kinh dị kinh phí thấp có JL vai nữ chính, xem rất được!

Wow thế ah bạn, phim này Daniel lấy về rồi nhưng chưa xem, cũng k để ý là có JL đóng, thanks bạn!
 

Nhok

New Member
Mình thích Jennifer Lawrence từ hồi xem X-man. Đầu tiên là vẻ đẹp, phải nói là mình rất thích mẫu người như Jen ^^

Sau đó mình đã xem Winter's Bones. Tuyệt vời, nhất là đoạn bị mấy bà già đánh, và cả đoạn cưa tay gần cuối :(, mình chưa xem Hunger Game vì chưa có thời gian. Sẽ cố gắng xem hết :D
 

Cara

Active Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Em xin giới thiệu thêm cho bác nếu bác chưa xem: House At The End Of The Street (2012), phim kinh dị kinh phí thấp có JL vai nữ chính, xem rất được!
Không hay lắm, nếu chưa xem thì đừng xem, sợ thấy nàng diễn làng nhàng quá mất hình tượng đới.
Được cái vẫn xinh lung linh ^^
 

ailangthang

Active Member
Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Mới xem film này tối qua.
Phải nói, đây là 1 trong những film tình cảm của Hollywood mà mình xem có thể đoán trước được nội dung và kết cục (chắc là do xem nhiều film quá nên bị nhiễm, hehe).
Nhưng thật kì lạ là mình vẫn bị cuốn hút theo mạch của film, có thể do muốn xem “hai đứa điên này sẽ làm trò gì tiếp theo”.
Thường thì khi đoán trước được nội dung thì mình ko thích xem nữa (vả lại, cũng ko thích xem film tình cảm) nhưng càng xem thì càng thấy thú vị. Thú vị từ tâm lý nhân vật, thú vị từ câu thoại rất thẳng thắn và "trắng trợn" không hoa điều.
Xem film này xong kết luôn cô đào JL.
 

nlsinh

Active Member
Re: Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Mới xem film này tối qua.
Phải nói, đây là 1 trong những film tình cảm của Hollywood mà mình xem có thể đoán trước được nội dung và kết cục (chắc là do xem nhiều film quá nên bị nhiễm, hehe).
Nhưng thật kì lạ là mình vẫn bị cuốn hút theo mạch của film, có thể do muốn xem “hai đứa điên này sẽ làm trò gì tiếp theo”.
Thường thì khi đoán trước được nội dung thì mình ko thích xem nữa (vả lại, cũng ko thích xem film tình cảm) nhưng càng xem thì càng thấy thú vị. Thú vị từ tâm lý nhân vật, thú vị từ câu thoại rất thẳng thắn và "trắng trợn" không hoa điều.
Xem film này xong kết luôn cô đào JL.

Nghe bạn khen thế thì phải xem mới được :D
Em JL thì hình như anh nào cũng kết hết sao ấy. Xinh quá mà!
 

nlsinh

Active Member
Re: Ðề: Silver Linings Playbook (2012): Nhớ để ý những dấu hiệu

Một bài khác có tiêu đề "Silver Linings Playbook": Phản hình của nước Mỹ của tác giả Nham Hoa

Đã từ lâu, phim Hollywood thường bị phê phán vì sáo mòn, công thức. Đặc biệt là mô típ nhân vật nỗ lực phấn đấu để vượt lên chính mình – tư tưởng dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của cả một dân tộc, mà một trong những ví dụ điển hình là câu khẩu hiệu tranh cử trứ danh của Barack Obama: “Yes we can!”. “Silver Linings Playbook” của David O. Russell cũng không ra ngoài khuôn khổ ấy

Ấy thế mà cốt truyện tưởng chừng rất cũ và rất sến này lại bất ngờ giành được sự tán thưởng gần như tuyệt đối, từ cả khán giả lẫn giới phê bình khó tính, đồng thời bỏ túi tới tám đề cử Oscar 2013. Tuy nhiên, nhìn sâu hơn một chút, ta sẽ thấy đây không phải là một bất ngờ may mắn. Ở “Silver Linings” chứa đựng không ít yếu tố có khả năng biến nó thành bộ phim con cưng của nước Mỹ năm nay.

Trục chính của phim là câu chuyện giữa Pat và Tiffany. Nhưng xoay quanh họ là rất nhiều thân phận điển hình của xã hội Mỹ hiện đại. Không chỉ mất vợ, Pat còn mất cả việc lẫn nhà – bi kịch tiêu biểu của Mỹ quốc thời khủng hoảng. Trong khi đó, cha của Pat cũng vừa mất lương hưu và đang gặp khó khăn tài chính. Ronnie, bạn thân của Pat, than vãn về sức ép khủng khiếp đến ngạt thở từ gia đình, công việc và một cuộc hôn nhân đang ngầm rạn nứt. Chồng quá cố của Tiffany là cảnh sát, và sự mất cân bằng tâm lý của nàng cũng rất gần nỗi đau của những góa phụ có chồng chết trận ở Iraq hay Afghanistan.

Nhà Solitano, trước khi tai biến xảy ra với Pat, là một gia đình Mỹ kiểu mẫu, gắn kết với nhau bằng tình yêu màu cờ sắc áo dành cho đội Philadelphia Eagles. Như chính Pat thú nhận, một cách đầy tính biểu tượng ở đầu phim, mỗi Chủ nhật, cả gia đình lại tụ họp, Mẹ lại làm braciole, bố lại mặc áo đấu của Eagles, và tất cả lại quây quần xem bóng đá.

Và, không chỉ nhà Solitano, tất cả nhân vật: từ anh bạn tâm thần Danny tới tay bác sĩ tâm lý gốc Ấn của Pat, từ Tiffany tới viên cảnh sát khu vực, họ đều chia sẻ niềm đam mê rất Mỹ này. Vì thế “Silver Linings” (có số nhiều) không giản đơn là cuộc vật lộn của riêng Pat và Tiffany, mà là cuộc hì hục bình sinh của mỗi cá nhân ngõ hầu tìm lại một ngày-xưa-tươi-sáng, để được háo hức mong đến Chủ nhật, để được xem đội bóng ruột bên bạn bè và người thân. Đây cũng là tâm thế chung của cả nước Mỹ sau bốn năm khủng hoảng và hy vọng để rồi thất vọng, nhưng không vì thế mà ngừng hy vọng. Như người Mỹ đã cho Obama một cơ hội thứ hai, Tiffany và Pat đã tìm được dũng khí để mang đến cho nhau, và cho chính mình, một cơ hội thứ hai. Sự đồng cảm lớn mà khán giả dành cho bộ phim, có lẽ đã bắt nguồn từ đó.
...
Trong khi đó, Tiffany là một cô gái có khí chất mạnh mẽ. Chất giọng trầm khàn đầy khiêu khích và bướng bỉnh ở cô che giấu một nội tâm hoang mang và cũng dễ tổn thương không kém gì Pat. Thật khó mà tin được ở tuổi 22, Jennifer lại có thể khắc họa thành công đến thế hình ảnh nàng sương phụ trẻ Tiffany. Nếu Pat còn có cha có mẹ để vỗ về, an ủi và hứng chịu những cơn mưa nắng thất thường của anh, thì Tiffany chỉ có một mình. Có lẽ bởi vậy mà cô quả quyết và chủ động một cách đáng ngưỡng mộ trong mối quan hệ này. Chính cô, dưới sự trợ giúp dễ thương của bà Solitano, đã trở thành vầng-sáng-bạc không chỉ của Pat mà của cả bộ phim.

Nếu không đọc được bài viết này thì mình chỉ thấy đây là một bộ phim hay chứ không phải tuyệt vời như những gì chung chung mà các bài báo và comment trên internet giới thiệu. Thậm chí có những plot còn nói sai về nội dung phim này nữa, dường như là họ chưa xem phim thì phải.
Mã:
http://giaitri.vnexpress.net/phim/tinh-yeu-tim-lai-4688.html

Phim kết thúc có hậu và mang thông điệp về tình yêu, cuộc sống!
 
Bên trên