pegasus3390
Well-Known Member

Báo cho bạn một tin buồn. Trước sau gì bạn cũng chết thôi. Và khi mà ranh giới giữa thực và ảo ngày càng mờ nhạt thì người ngày càng quan tâm hơn đến những “tài sản số” của mình.
Lưu giữ lại những thông tin số của mọi người không đơn thuần chỉ là vấn đề mang tính pháp luật. Các công ty về mạng xã hội, nơi nắm giữ dữ liệu cuộc sống của hàng tỷ người cần phải làm gì đó như một phần của dịch vụ. Một trong những những động thái đầu tiên là chế độ “tưởng nhớ” của Facebook. Khi mà gia đình hoặc bạn bè của một người điền đầy đủ thông tin cho công ty biết về cái chết của chủ tài khoản, trong phần profile sẽ có một dòng trạng thái đặc biệt, cùng với đó là dòng chữ “tưởng nhớ” đến tên của tài khoản. Nó sẽ trở thành trang tưởng niệm trong đó giữ nguyên các cài đặt, bài post, hình ảnh… Đồng thời nơi đây sẽ được loại bỏ quảng cáo, không giống như phần còn lại của Facebook. Facebook đã làm điều này từ hàng chục năm nay.

Ngày nay, với việc phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội, việc chia sẻ sự mất mát cũng thực hiện một cách trực tuyến. Chúng ta gắn kết với nhau không chỉ thông qua ngoài đời thật mà nó còn phát triển thông qua các công cụ kỹ thuật số và người ta tưởng nhớ người đã khuất theo cách mà chúng ta gặp họ. (nói vụ này lại nhớ đến cái chết của Steve Jobs, chỉ có một số ít người có cơ hội trực tiếp gặp mặt nếu so với số lượng người ngưỡng mộ ông, và đến tận hôm nay vẫn có rất nhiều người vẫn còn tưởng nhớ đến Jobs trên trang http://www.apple.com/stevejobs/)
Theo như Vanessa Callison-Burch người quản lý tính năng tưởng nhớ của Facebook nói rằng đây việc một ai đó bạn biết trên mạng xã hội mất đi cũng giống như trong cuộc sống thật vậy. Khi đó, chúng ta bắt đầu kể lại những câu chuyện tốt về họ, chúng ta nhớ họ và muốn gần lại với nhau, những người yêu quý người đã khuất kia. Điều đó xảy ra ngoài đời thật và nó cũng sẽ diễn ra trên mạng. Đôi khi chúng ta lại biết thêm những khía cạnh khác của người đó bởi vì các mối quan hệ đại diện cho một phần trong cuộc sống của người đã khuất và sẽ rất thú vị khi chúng ta hiểu thêm về người đó từ bạn của họ.
Đây là câu chuyện trên Facebook. Còn những nơi khác sẽ thế nào?
BLOG, hình ảnh, tài khoản các dịch vụ tài chính: Tất cả các các sáng tạo của cá nhân bao gồm hình ảnh, bài viết, nghiên cứu… được tạo ra trên mạng sẽ được chuyển về cho người thừa kế hợp pháp.
YAHOO: Tài khoản email Yahoo của người dùng sẽ bị xóa sau 4 tháng không hoạt động. Nếu nhận được giấy báo tử được gửi vào địa chỉ [email protected] thì tài khoản cũng sẽ được đóng.
GOOGLE: Google nói rằng trong một số hiếm trường hợp thì họ có thể chuyển nội dung trong tài khoản Gmail cho người đại diện được ủy quyền của người đã khuất. Nhưng thông tin từ bộ phận hỗ trợ của công ty nói thêm là việc này sẽ được xem xét kỹ và quá trình sẽ kéo dài. Và dù cho vậy thì không phải lúc nào Google cũng đáp ứng cung cấp thông tin của người đã khuất.
Microsoft-MSN: Tất cả thông tin về tài khoản sẽ được chuyển cho người thừa kế hợp pháp.
LinkedIn Twitter: Họ sẽ đóng tài khoản nếu có giấy báo tử hoặc yêu cầu được chấp nhận.
Flickr: Tài khoản sẽ bị xóa còn hình ảnh và nội dung sẽ bị xóa vĩnh viễn nếu có giấy báo tử.
PayPal: Nếu có thông báo về chủ tài khoản đã chết thì tài khoản sẽ bị đóng và tiền sẽ được chuyển về cho người thừa kế hợp pháp.
eBay: Tất cả thông tin về việc mua bán của người dùng sẽ được xóa khi giấy báo tử được fax tới công ty.