Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

poly

Banned
Bài viết cung cấp thông tin cho những ai chưa biết về các tập phim trước của seri Planet of the Apes


Kể từ khi ra đời vào năm 1963, tác phẩm La Planète des singes (Hành tinh khỉ) của nhà văn Pháp Pierre Boulle đã trở thành nguồn cảm hứng cho sáu bộ phim điện ảnh, hai loạt phim truyền hình và vô số các tập truyện tranh khác.

Plane%25CC%2580te%2Bdes%2Bsinges%2BT07%2B-%2B01%2Bcouv%2B01.jpg



Lịch sử “Hành tinh khỉ ”

Ra mắt năm 1968, bộ phim Planet of the Apes do 20th Century Fox phát hành với sự góp mặt của Charlton Heston đã thu về thành công vang dội, và kéo theo đó bốn tập phim kế tiếp kéo dài cho tới tận năm 1973. Năm tập phim đã kể lại lịch sử sụp đổ của nhân loại trước sự trỗi dậy của loài khỉ thông minh thông qua góc nhìn của phi hành gia George Taylor (Charlton Heston), bầy khỉ Zira (Kim Hunter) và Cornelius (Roddy McDowall) cũng như chú khỉ con Caesar (cũng do chính McDowall thủ vai).



planet-of-the-apes-1968.jpg


Planet of the Apes (1968)
Điểm IMDB 8.0 từ 67,113 users

Đạo diễn:
Franklin J. Schaffner
Diễn viên :
Charlton Heston ... Colonel George Taylor
Roddy McDowall ... Cornelius
Kim Hunter ... Dr. Zira
Linda Harrison ... Nova


beneath-the-planet-of-the-apes.jpg


Beneath the Planet of the Apes (1970)
Điểm IMDB 6.0 từ 10,887 users

Đạo diễn:
Ted Post
Diễn viên :
Charlton Heston ... Colonel George Taylor
Linda Harrison ... Nova
James Franciscus ... John Brent
Kim Hunter ... Zira
Maurice Evans ... Dr. Zaius


cotpota_poster-resized1266287087.jpg


Conquest of the Planet of the Apes (1972)
Điểm IMDB 5.8 từ 7,185 users

Đạo diễn:
J. Lee Thompson
Diễn viên:
Roddy McDowall ... Caesar
Don Murray ... Governor Breck
Ricardo Montalban ... Armando
Natalie Trundy ... Lisa


battle-for-the-planet-of-the-apes-mid.jpg


Battle for the Planet of the Apes (1973)
Điểm IMDB 5.0 từ 6,914 users

Đạo diễn :
J. Lee Thompson
Diễn viên
Roddy McDowall ... Caesar
Claude Akins ... General Aldo
Natalie Trundy ... Lisa
Severn Darden ... Governor Kolp


2001-poster-planet_of_the_apes-1-530x795.jpg


Planet of the Apes (2001)
Điểm IMDB 5.5 từ 83,447 users

Đạo diễn :
Tim Burton
Diễn viên:
Mark Wahlberg ... Captain Leo Davidson
Tim Roth ... Thade
Helena Bonham Carter ... Ari
Michael Clarke Duncan ... Attar

Năm 2001, đạo diễn Tim Burton quyết định làm lại (remake) Planet of the Apes với một cách nhìn và phong cách hình ảnh hoàn toàn mới mẻ. Tuy nhiên, ngay cả với một dàn diễn viên hùng hậu gồm Mark Wahlberg, Tim Roth, Helena Bonham Carter, Michael Clarke Duncan và Paul Giamatti, cộng thêm tài nghệ hóa trang bậc thầy của Rick Baker, thì bộ phim vẫn phải hứng chịu sự chê bai thậm tệ từ giới phê bình. Cùng việc Tim Burton “không thích làm phim phần hai”, 20th Century Fox đã tuyên bố sẽ không làm phần kế tiếp của phiên bản phim mới này ngay cả khi nó đạt được doanh thu khá khả quan (362 triệu USD so với chi phí bỏ ra rơi vào khoảng 100 triệu USD). Thay vào đó, kế hoạch khởi động lại (reboot) Planet of the Apes bắt đầu được triển khai. Nhưng cũng phải mất đến 10 năm thì bộ phim mới này mới thực sự hoàn tất.



sndclkvietnamese.jpg



Rise of the Planet of the Apes (2011)
Điểm IMDB 8.0 từ 16,160 users

Đạo diễn :
Rupert Wyatt
Diễn viên :
James Franco ... Will Rodman
Andy Serkis ... Caesar
Freida Pinto ... Caroline
Tyler Labine ... Franklin
Tom Felton


Sự ra đời của loài khỉ thông minh

Không có mối liên hệ rõ ràng nào với những bộ phim trước đây, Rise of the Planet of the Apes xoay quanh sự phát triển trí thông minh của Caesar, chú khỉ sau này trở thành kẻ lãnh đạo loài khỉ lật đổ sự thống trị của con người trên Trái Đất. Để tìm ra phương thuốc chữa trị cho căn bệnh Alzheimer – căn bệnh mất trí nhớ do não thoái hóa không thể chữa trị và dẫn đến tử vong – bác sĩ Will Rodman (James Franco thủ vai) đã tiến hành thí nghiệm trên động vật với “vật thí nghiệm” là chú khỉ Caesar (Andy Serkis).

32149_4df1cc7f93f22_01.jpg


Sự tiến hóa của loài khỉ… CGI

Không như sáu bộ phim trước đây, ngay cả phiên bản làm lại của Tim Burton vào năm 2001, đều sử dụng diễn viên con người hóa trang thành khỉ, Rise of the Planet of the Apes lại tận dụng sự tiến bộ vượt bậc của kỹ xảo điện ảnh để tạo ra loài khỉ CGI (Computer Generated Image) linh hoạt như loài khỉ thật trên màn bạc. Xưởng kỹ xảo WETA không chỉ ứng dụng công nghệ photo-realistic (đạo diễn có thể nhìn thấy ngay hình ảnh kỹ xảo khi đang quay, thay vì phải chờ quá trình hậu kỳ kéo dài mấy tháng sau đó) từng được sử dụng trong Avatar mà còn ứng dụng “công nghệ truyền dẫn kỹ thuật số” để thực hiện trực tuyến những cảnh kỹ xảo từ New Zealand trong khi đoàn làm phim đang thực hiện bối cảnh quay ở… Vancouver!

32149_4e1e8ce989a25_bodo_still_04.jpg



Ẩn dụ về xã hội loài người

Rise of the Planet of the Apes không đơn thuần chỉ là một bộ phim bom tấn mùa hè ngập tràn những pha cháy nổ rùng rợn, mà còn hứa hẹn sẽ đem đến cho khán giả những suy ngẫm về xã hội loài người. Không khai thác khía cạnh “xã hội nô lệ” như các phiên bản phim trước đó, Rise of the Planet of the Apes trực tiếp động chạm đến những vấn đề khoa học hiện đại, việc thí nghiệm trên động vật và những tác động của khoa học đối với sự tiến hóa của xã hội. “Đó là giai đoạn chuyển hóa từ một thế giới tươi sáng, ngây thơ và đầy hy vọng sang một thế giới đầy hoài nghi, bạo lực và khắc nghiệt hơn rất nhiều. Chúng tôi cố gắng thể hiện thế giới trong phim càng giống với thế giới thật càng tốt. Nói cách khác, chúng tôi muốn khán giả nhìn thấy loài người đang đối mặt với những con khỉ thực thụ chứ không phải với những con người đội lốt khỉ như trong các bộ phim cũ,” Rupert Wyatt chia sẻ. “Tuy nhiên, các phim khoa học viễn tưởng luôn có những câu chuyện cảnh báo về ‘Khoa học sai trái’, hay thông điệp như ‘Lẽ ra chúng ta không nên thử nghiệm những điều mà ta có thể không hiểu hết được hậu quả của nó.’ Nhưng cá nhân tôi cho rằng, điều đó mới là một sai lầm. Loài người chúng ta tiến hóa chính nhờ những quá trình, những nghiên cứu, những khám phá khoa học…”

32149_4e1e8ce8591b3_bodo_still_02.jpg



Bài viết lấy nguồn từ
Rise of the Planet of the Apes (2011) – Phép ẩn dụ về xã hội loài người
 

snowstalker

New Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

vừa xem phim này, quả thật rất hay và ý nghĩa, nhìn poster thấy có vẻ action lắm nhưng thực sự chỉ cháy nổ ỳ đùng khúc cuối...cool Caesar !

Có 2 phân đoạn làm mình lặng đi..há hốc mồm :(( , nhìn sang 1 anh Tây mắt xanh...cũng lau vội khóe mắt...
 
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Vừa mới xem về, viết vội vài dòng ko thì cảm xúc nó nguội đi mất

Phim hay và cảm động, lôi kéo khán giả từ đầu tới cuối.

Diễn xuất của nhân vật Ceasar hoàn toàn lấn áp các diễn viên người trong phim, kể cả anh JF.

Có vài đoạn em xem xúc động muốn rơi nứoc mắt ấy chứ.

khuyền cáo mọi ngừoi NÊN XEM ko nên bỏ lỡ

thanks Poly vì những thông tin bổ ích, sẽ tìm xem lại các bản củ.
 

poly

Banned
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Hôm nay phim đã chiếu qua ngày thứ hai rồi, vì đổi lịch chiếu sớm từ 19/8 lên 18/8. Chiều rồi mà poly mới review cũng có lý do. Thứ 1 là vì review sớm sợ spoil và sợ khen quá thì bà con không tin, hôm nay sau khi nhiều người đi xem rồi chắc đã tin vì sao IMDB chấm phim này đến 8.0 tại thời điểm này. Thứ 2 là phim này ko review là poly ko chịu được, lý do thì như trên, theo poly đây là phim hay nhất trong loạt phim Planet of the apes.


Rise-of-the-Planet-of-the-Apes-2011-Movie-Image-2-600x335.jpg


Có thể đánh giá này không khách quan, dĩ nhiên, vì nhiều lý do như công nghệ hiện đại, thời điểm xem phim.... Nhưng có 1 điểm poly tâm đắc nhất chính là cốt truyện đi theo hướng khác hẳn so với các tập trước, nhắm vào tâm lý tình cảm và sự tiến hóa của loài tinh tinh Apes. Có thể nói xét riêng về khiá cạnh sự tiến hóa và tâm lý thay đổi này thì phim có nét tương đồng với X men First Class. Cũng chính vì vậy mà poly muốn nói cả 2 phim này đều là những phim hay nhất mà poly được xem từ đầu năm đến nay, bỏ xa tất cả những phim bom tấn khác.

planet-of-the-apes-2011.jpg




Rise of the Planet of the Apes (2011) có thể được xem là 1 tập của sự khởi đầu của seri Sự nổi dậy của loài khỉ. Hầu hết trong các tập trước thường nhân vật chính là người và lạc vào 1 thế giới, không gian hành tinh mà ở ở đó khỉ thống trị và con người là loại bị thống trị. Còn đây chính là sự giải thích vì sao tại trái đất này loài tinh tinh lại tiến hóa và tạo nên cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của loài người . Và như 1 bạn trên FB đã nhắc " phim có rất nhiều reference đến bản Planet of the Apes (1968), nên ai đã xem và nhớ phim này nhận ra các chi tiết đó sẽ thấy rất thú vị ". Và kich bản được viết rất tốt để giải thích điều đó, theo poly kịch bản không những tốt mà còn xuất sắc khi nhắm vào nhân vật chính là chú tinh tinh Ceasar( do Andy Serkis thủ vai). Điều này tạo nên một sự khác lạ cũng như chuyển đổi góc nhìn của khán giả đứng về phía kẻ yếu là loài tinh tinh. Đó chính là mấu chốt chính dẫn đến sự thành công của Rise of the Planet of the Apes (2011). Bởi vì nếu dứng dưới góc nhìn của loài người thì bộ phim có thể chỉ là 1 phim hành động giải thoát hay tiệu diệt đơn thuần, giống như tập 2001 của Tim Burton.


32149_4e1e8ce989a25_bodo_still_04.jpg



Có lẽ cũng chính vì sự phát triển của công nghệ kỷ xảo điện ảnh motion capture thỉ nhà sản xuất mới mạnh dạn tự tin chọn kiểu kịch bản như đã nói ở trên. Có những điều kiện cần và đủ như thế, bộ phim đã tạo ra được 1 nhân vật tinh tinh Ceasar như thật đủ sức thuyết phục và mang lại cảm giác cảm thông cho khán giả. Khi xem phim này, khán giả gần như hoàn toàn bị chinh phục trong tiềm thức hoàn toàn tin rằng đó là Ceasar, 1 con tinh tinh vô cùng dễ thương lúc nhỏ, ngây thơ đơn giản lúc 3 tuổi, 5 tuổi chỉ biết leo trèo nghe theo lời chủ nhân sống trên gác mái nhìn cuộc sống qua khung cửa kính tròn.

rise-of-the-planet-of-the-apes%2B3.jpg



Nhưng những sự va chạm với cuộc sống, thế giới con người khiến nó dần thay đổi. Và khán giả cảm nhận hoàn toàn những điều đó mà không cần bất kỳ 1 lời thoại nào. Có lẽ Andy Serkis xứng đáng được để cử 1 oscar diễn viên chính xuất sắc nhất dù cả phim không hề thấy mặt anh. Và nếu điều đó xảy ra poly cũng mong anh đoat giải.


i181488_andy-serkis.jpg


Nãy giờ review poly chưa nhắc gì đến phần hành động, nhưng vẫn khen nức nở phim. Bởi vì như đã nói, sự hấp dẫn của phim nằm ở sự hồi hộp và đôi chỗ rất ly kỳ bí ẩn. Cực điểm theo poly là đoạn vườn thú, đoạn này ai coi rồi vui lòng đừng spoil nha. Tuy nhiên những cảnh caesar leo trèo cũng rất phê, chơi quay long take giả rất đẹp chơi. Tuy có hơi ảo vì giống như bay trên cây kiểu đàng vân giống Tây Du Ký hehehe. 20p cuối phim hành động rất đã mắt và hợp logic vì mọi chuyện chỉ xảy ra từ đêm đến sáng.


Rise-of-the-Planet-of-the-Apes-2011-Movie-Image.jpg


Tóm lại thì đối với poly đây là 1 đáng xem nhất từ đầu năm đến giờ vì 2 yếu tố giải trí và nội dung sâu sắc, suy nghĩ day dứt sau khi xem phim.
Trích ý kiến của 1 khán giả Việt Nam sau khi xem phim xong

Vừa xem phim này, quả thật rất hay và ý nghĩa, nhìn poster thấy có vẻ action lắm nhưng thực sự chỉ cháy nổ ỳ đùng khúc cuối...cool Caesar !
Có 2 phân đoạn làm mình lặng đi..há hốc mồm , nhìn sang 1 anh Tây mắt xanh...cũng lau vội khóe mắt...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Phim có credit ông Pilot bước ra phi trường và hắt xì ra máu, sự lụy tàn con người bắt đầu từ đây. Không phải ai giết chúng ta mà chính chúng ta đang giết chúng ta.
 

heardless

Member
Review:minor spoil
Phim tuyệt vời ,cho 9/10.Tui mê phim này 1 phần cũng vì khá khoái khỉ,tuổi thơ gắn liền với Tây Du Kí (mặc dù giờ coi lại nuốt ko nổi) ,chơi đi chơi lại vài chục lần trò Donkey Kong của Nintendo ,sau này coi tiếp KingKong của Peter Jackson bị chóang ngợp về độ hòanh tráng ,càng ghiền hơn nữa ,và từ đó đến nay mới có 1 thứ về khỉ khiến tôi có lại cái cảm giác thích thú như xưa.Nhân vật người ngòai Tom Felton(đóng Harry Potter) ra thực sự ko có ai gây dược ấn tượng,ko phải vì họ diễn dở mà vì vai trò ko lớn,như đọan cuối nếu anh char 9 ko xuất hiện trên cầu thì cốt truyện cũng chẳng có gì khác biệt. Trong khi đó ,hầu hết các cảnh cao trào,gây xúc dộng thì tụi khỉ đều nắm hết,nên chả trách sao bà con xem xong phim ra về chỉ nhớ tên 1 nhân vật duy nhất là Ceasar .Như 1 review trên báo đã viết rất đúng ,những gì của Ceasar phải trả lại cho Ceasar.Con người đã tự đẩy mình tới bờ diệt vong do bản tính của 9 mình. Phe người khúc cuối thua cũng 1 phần bị đạo diễn dìm hàng,làm cho ngu bớt đi,như thấy có lá chắn lại vẫn cứ bắn ko biết dùng lựu đạn,cho kị binh ra dùng dùi cui đấu với khỉ thì chưa đánh cũng biết kết quả !… .Phải khen đạo diễn rất khéo khi biết che dấu những tình tiết nho nhỏ như lúc đầu chắc ai cũng ko hiểu sao thằng Tom Felton lại dám hống hách trong chỗ nó làm đến thế,hay hình vẽ trên tường có ý nghĩa gì.Năm nay mình khá bất ngờ khii thấy hãng Fox trước giờ hay làm bom tấn bựa lại có thể đem tới 2 phim quá hay (xmen và phim này).

chưa coi phim này,nhung nghe các bác khen quá nên phải chuẩn bị ra rạp xem thôi;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

baolam1905

Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Nên ra rap bác àh. Mới xem hôm qua, tuy bù lại cả ngày nay và vài ngày tới chắc ăn mỳ gói nhưng không hề tiếc. Hè này ấn tượng với phim này nhất, sau đến X-men, mà 2 phim này nhất thời hứng lên muốn coi chứ trước đó chẳng mong chờ gì, chẳng bù với một số phim khác...
Hy vọng phim sẽ có phần 2, mà rất có thể sẽ có dựa trên thành công của phần này cũng như cái kết còn mở kia.
 

poly

Banned
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Review:minor spoil.Phải khen đạo diễn rất khéo khi biết che dấu những tình tiết nho nhỏ như lúc đầu chắc ai cũng ko hiểu sao thằng Tom Felton lại dám hống hách trong chỗ nó làm đến thế,hay hình vẽ trên tường có ý nghĩa gì.Năm nay mình khá bất ngờ khii thấy hãng Fox trước giờ hay làm bom tấn bựa lại có thể đem tới 2 phim quá hay (xmen và phim này).
chưa coi phim này,nhung nghe các bác khen quá nên phải chuẩn bị ra rạp xem thôi;;)


poly ko hiểu lắm, bạn chưa xem phim mà review cứ như xem rồi và spoil tùm lum thế kia
 
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Phim này ăn đứt TF3 rẻ rách. cơ mà cái poster quảng cáo điêu quá :gach:
 

greencoat

Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Hành động cháy nổ khúc cuối thì cảm giác chưa trọn vẹn nhưng tổng thể film về diễn xuất, kịch bản, bố cục phải nói rằng: ĐÁNG XEM !!!
 

chethanhquang

New Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Phim phải nói là quá hay, cực kì ấn tượng từ nhạc nền cho tới cốt truyện, thậm chí ánh mắt của ceasar cũng nói lên cả một câu chuyện. Mọi thứ đều xuất sắc, có thể nói từ những hành động bộc phát ở đoạn đầu cho đến nhưng suy nghĩ và chiến thuật quyết liệt ở đoạn cuối. Nếu năm ngoái mình ấn tượng với inception thì năm nay mình đã có một bộ phim đáng để giới thiệu với mọi người, có thể nói là hay nhất và hơn cả X-men.

Lúc con gozilla (tinh tinh) đẩy ceasar qua một bên để đỡ lọat đạn, mình suýt khóc ngay tại rạp. Cảnh quay rất mạnh mẽ và ào ạt nhưng lắng đọng tâm trí người xem, cảnh ceasar nắm tay và nhìn tuy ko một lời, ko một giọt nước nào rơi ra nhưng ánh mắt đó nói lên tất cả.

Chỉ tiếc ở một điểm, không biết là do cá nhân hay ko hiểu, mình thấy đoạn nói "ceasae's home" tự nhiên will giật nãy ra rồi nói một cách vội vã. Khi đó mình cảm tưởng như will đang sợ ceasar, nói một cách nhanh chóng để tránh đi. Nếu mình làm thì mình sẽ chỉ đạo sau khi nghe câu đó, will sẽ lùi ra một bước rồi nhìn chằm chằm ceasar một cách kinh ngạc nhưng sau đó hiểu ngay ra vất đề tại sao đấy là "nhà".


p/s: đoạn cuối mình đợi mãi xem nó có lây lan ở VN ko, xem tỉnh nào toi trước HN hay HCM, thế mà ko có.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

“Khi anh săn 1 con tinh tinh, anh gọi đó là môn thể thao. Nhưng khi 1 con tinh tinh săn anh, anh gọi đó là sự tàn bạo.”

Con người đã đánh giá quá cao về mình tới mức dám cả gan phá vỡ các quy luật thiên nhiên. Thiên nhiên đã trải qua 3,8 tỷ năm để hoàn thiện sự sống trên trái đất trong khi con người chỉ mới xuất hiện chưa tròn 1 triệu năm. Con người, kiêu ngạo với bộ não phát triển của mình, đã quá bận rộn trong việc chinh phục và cải tạo thiên nhiên. Họ quên rằng, thiên nhiên đã tìm ra cách tốt nhất để làm điều họ muốn, từ bay lượn trong không trung đến chế tạo năng lượng, từ chuyển núi và biển thành nơi ở đến ổn định nhiệt độ mà không làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt khoáng sản, tạo món nợ không trả nổi trong tương lai.

Thiên nhiên có 1 quy luật bù trừ: các sinh vật khác không có được bộ não có khả năng tư duy cao như con người nhưng bù lại chúng có những khả năng bẩm sinh, không mất nhiều thời gian để có. Còn con người chúng ta lúc sinh ra vốn đã yếu ớt so với các sinh vật khác nên được thiên nhiên ban tặng bộ não có khả năng tư duy cao để có thể học hỏi từ từ trong quá trình sống.

Thiên nhiên quy định đã có sống thì phải có chết để duy trì tình trạng cân bằng của môi trường sống. Hãy tưởng tượng nếu tất cả các sinh vật đều bất tử thì trái đất chắc chắn sẽ diệt vong vì sự phát triển vượt quá khả năng chịu đựng của trái đất. Con người cũng không thoát khỏi quy luật đó. Và nhiều khi chúng ta còn phải cảm ơn quy luật đó của thiên nhiên vì sự sống hữu hạn giúp con người nhận ra giá trị của cuộc đời, cố gắng làm những việc ý nghĩa trước khi chết. Bạn sẽ sống vì điều gì nếu biết mình bất tử?

Thế mà con người lại không biết điều, muốn chống lại quy luật đó. Họ không muốn mình bị lão hóa, già yếu, chết đi. Họ chỉ vì lợi ích trước mắt cục bộ của giống loài mình mà không có cái nhìn hệ thống. Bất cứ sự phát triển quá mức của 1 giống loài nào đều ảnh hưởng đến giống loài khác. Và trong phim con người đã phải trả giá cho hành động ngu xuẩn của mình. Phá vỡ quy luật thiên nhiên sẽ dẫn tới thảm họa diệt vong.

Trong phim có những đoạn chúng ta thấy con người đối xử tàn bạo với loài tinh tinh. Hành động đó không có gì lạ vì con người chúng ta chỉ được dạy “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” chứ không được dạy “Mọi loài sinh ra đều có quyền bình đẳng". Luther King từng có câu nói nổi tiếng "I have a dream". Ông mơ về 1 thế giới không có sự phân biệt chủng tộc, nhưng đó là sự không phân biệt giới hạn trong xã hội con người. Chưa từng có 1 con người nào dám mơ về 1 thế giới không có sự phân biệt với các giống loài khác.

Khi nhìn poster phim với câu “Sự tiến hóa trở thành cuộc cách mạng” thì tui hình dung trong phim loài tinh tinh sẽ tiến hóa hơn loài người và làm cuộc cách mạng lật đổ loài người. Nhưng khi xem phim tui chỉ mới thấy Caesar tiến hóa hơn so với loài tinh tinh chứ chưa thấy có gì tiến hóa hơn loài người. Những biểu hiện như biết nói, biết bảo vệ hi sinh vì đồng loại, biết đoàn kết hợp tác với nhau đều là những biểu hiện quen thuộc của loài người (cảnh chiến đấu trên cầu tui nghĩ chẳng có gì tiến hóa vì thực chất xem Animal Planet sẽ thấy động vật cũng có những chiến thuật săn mồi rất hay mà chẳng cần đến khả năng tư duy cao như loài người). Còn cuộc cách mạng lật đổ loài người có lẽ cũng không có vì hình như con người bị dịch bệnh do phản ứng phụ của thuốc mà chết chứ không phải bị loài tinh tinh lật đổ. Có lẽ vì các nhà làm phim của chúng ta là người nên không dám làm 1 bộ phim trong đó loài người bị tiêu diệt bởi loài khác mà chỉ để loài người tự tiêu diệt mình.

Hình ảnh cuối phim Caesar đứng trên ngọn cây đăm chiêu nhìn về phía thành phố San Francisco phải chăng tượng trưng cho hình ảnh “đứng núi này trông núi nọ”. Nếu đúng là vậy thì quả thật rất đáng tiếc. Caesar đã trả giá để có được tự do nhưng khi đã được tự do, được trở về nhà thì lại bắt đầu đi vào vết xe đổ của loài người: tham vọng bành trướng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kiss123

Active Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011): khởi chiếu 19/8

Mới đi coi phim này sáng nay ở megastar hùng vương về, có chút cảm nhận:
- Cảm nhận chung là hơi thất vọng vì suy cho cùng phim này cũng chỉ là một dạng sci-fi mà chỉ cần coi nửa phim là đoán được kết cục.
- Ấn tượng mạnh mẽ là kỉ xảo khuôn mặt của loài khỉ, nhưng kỉ xảo này không cứu vãn được bộ phim. Bản thân mình thấy phim này được rate 8 điểm là hơi quá, hoặc phần lớn điểm 8 này là điểm kỉ xảo mà ra, bởi vì phim còn nhiều hạn chế như:
- Đoạn kết dễ đoán (đã nói ở trên)
- Sự nhạt nhòa của các vai người. J Fanco và cô diễn viên Ấn Độ không có cảnh nào để bộc lộ tài năng vì đạo diễn hình như ưu tiên cho khỉ.
- Kịch bản khá úy mị
- Kịch bản có nhiều chi tiết phi lý. Không phải là sci-fi là được quyền phi lý đâu nhé. Chẳng hạn như cảnh cuối, bọn khỉ tấn công Golden Gate ầm ầm mà sự kháng cự của con người sao mà quá đơn giản, chỉ có một số cảnh sát, một chiếc máy bay --> sự chênh lệch lực lượng một cách cố ý này làm cho phim phi lý. Thực tế ở Mỹ khi có sự cố là nhiều món ăn chơi lắm.
- Điều quan trọng hơn cả là hầu hết mọi người đều hồi hộp xem bản này có vượt được bản gốc năm 1968 hay không. Nếu bạn nào đã xem bản 1968 thì sẽ thấy sự vượt trội về sự chặt chẽ của kịch bản, sự diễn xuất của vai người, logic của diễn tiến, và hơn hết là đoạn kết đầy bất ngờ (gây sốc cho nhiều thế hệ, cứ đọc review trên imdb là biết, hoặc chính bạn hãy xem phim để thưởng thức một trong những kết thúc bất ngờ nhất của lịch sử điện ảnh) --> thông điệp của bản 1968 rất rõ ràng và còn đầy giá trị cho đến nay, khiến người xem phải xem đi xem lại nhiều lần. Còn bản 2011 có thông điệp là gì? Mình không rõ nữa...
Một chút chia sẻ cảm xúc sau xem phim.
Xin các bác cứ chém!
 

baolam1905

Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011): khởi chiếu 19/8

Mình chưa xem bản 1968, có lẽ sẽ kiếm xem lại xem sao.
Còn về phim này, nói thật mới xem cái poster là biết kết thúc chứ đừng nói đến xem được một nửa, ấy là chưa kể bạn nào đã biết thông tin (chưa cần xem) những phiên bản trước của loạt phim này thì càng dễ đoán được nội dung phim nữa.
Kiểu đoán trước kết thúc này giống như bạn xem một phim siêu nhân thì ngay từ đầu đã biết cuối cùng siêu nhân sẽ chiến thắng sau một trận chiến hoành tráng xem đã mắt. Điều này không ngăn cản việc phim cứ được làm và bà con vẫn đi xem ào ào!
Sự nhạt nhòa của các vai người : đồng ý . J Fanco diễn xuất cũng khá nhưng chỉ đến mức đó, không vượt trội hơn được, còn cô nàng thì buộc phải có cho đủ cặp chứ không mấy quan trọng. Nhưng bộ phim này làm xung quanh nhân vật chính là chú khỉ nên nhân vật người ít đất diễn hay nhạt nhòa cũng hợp lý. Chính sự thay đổi nhân vật trung tâm này làm nên sự khác biệt của bộ phim.
Kịch bản khá ủy mị : đâu ai nói chỉ phim tình cảm tâm lý mới được quyền ủy mị đâu. Chính cái phần hơi "ủy mị" đó mới làm người xem thương cảm nhiều hơn với bọn khỉ, qua đó làm ta không biết nên ủng hộ "phe" nào, "phe mình" hay bọn khỉ "đáng thương" kia, phân vân và suy nghĩ, cuốn theo tình tiết để xem nó sẽ ra sao-->thành công cho bộ phim!
Cảnh cuối mình chỉ thấy một chi tiết vớ vẫn là nụ hôn của chàng và nàng! anh chàng chỉ đi kiếm con khỉ chứ có phải siêu anh hùng sắp chiến đấu một mất một còn đâu mà căng thẳng dữ !! Về chuyện chênh lệch lực lượng : nếu mình được nghe có mấy con khỉ giở trò thì cùng lắm cho vài thằng cảnh sát đi bắt thôi, có phải người ngoài hành tinh hay quái vật đâu mà phải huy đông lình hay xe tăng máy bay cơ chứ, chủ quan xem thường loài vật là bệnh cố hữu của loài người mà!
Về giá trị bộ phim : công nhận bộ phim không có một cái kết quá bất ngờ hay một thông điệp sâu xa to lớn gì hết. Nhưng nói nó không có thông điệp gì thì không hẳn, chỉ là mấy thứ về sự nghiệt đãi của người với vật, về cảm xúc của những con vật rằng nó cũng có yêu ghét đau buồn như con người, sự trả giá của loài người trước tự nhiên...những thứ đó xem ra cũng là những thông điệp có ý nghĩa. Chỉ là nó quá bình thường, bình thường đến nỗi người ta quên mất nó.
Thật ra đọc nhận xét của kiss123 xong mình cũng phân vân tự hỏi : một nội dung không mới, dễ đoán trước kết thúc, những thông điệp cũ kỹ, hành động kỹ xảo ngoài mấy chú khỉ dường như chẳng có gì..vậy mà xem vẫn xúc động, có cảnh rớm nước mắt, xem xong ấn tượng và buộc miệng khen một tiếng "phim hay", về nhà nhảy lên diễn đàn viết cảm nhận liền.. Không hiểu với những điểm tầm thường của bộ phim như vậy lại dẫn đến phản ứng của mình như vậy, chẳng hiểu là do mình dễ tính hay do phim thật sự hay nhỉ!!?:)
 

splendidriver

New Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011): khởi chiếu 19/8

Từ blog cá nhân của mình: http://splendidriver.wordpress.com/...-of-the-planet-of-the-apes-loai-khỉ-bạo-loạn/

rise-of-the-planet-of-the-apes-international-movie-poster.jpg



Rise of the Planet of the Apes (Hành tinh Khỉ - cho ngắn) là bộ phim có đề tài khỉ xuất sắc nhất mình từng xem từ trước tới giờ. Bất chấp rất nhiều lời dèm pha và chỉ trích từ việc ko được hãng lớn chống lưng cho tới việc thể hiện đàn khỉ hoàn toàn bằng CGI, Hành tinh Khỉ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ reboot của mình bằng một câu chuyện logic, giàu cảm xúc, nhân văn được hỗ trợ bởi kỹ xảo hình ảnh gần như hoàn hảo.

Yếu tố quan trọng nhất khiến cho nhiệm vụ thể hiện cảm xúc cho các nhân vật Chimpanzee có lẽ chính là phần CGI sử dụng kỹ thuật motion capture quá xuất sắc của WETA Studios. Tất cả các cử động từ cơ thể cho tới khuôn mặt, đặc biệt là các hoạt động của đôi mắt được render với chất lượng cực kỳ tuyệt vời, khiến cho khán giả hoàn toàn tin rằng thứ mình nhìn thấy thực sự là một con khỉ, với tất cả những thói quen, hành động của một con khỉ, nhưng nó vẫn có cái gì đó khác biệt. Vì những diễn xuất đó, hành động đó, cảm xúc đó, dù được thể hiện trên hình ảnh một con khỉ, lại cho thấy một cái hồn rất "người" đang lớn dần bên trong nó, chỉ chờ một cú hích đủ mạnh để nó bộc phát hoàn toàn ra ngoài. Đó là một cảm giác vừa "thật" vô cùng của hình ảnh con khỉ, vừa "điện ảnh" vô cùng trong diễn xuất kỹ xảo.


trans.gif

115d9_Still-of-James-Franco-and-Freida-Pinto-in-Rise-of-the-Planet-of-the-Apes.jpg

rise-of-apes-filming.jpg


Tất nhiên, những diễn xuất đó của con khỉ không thể nào thành công tới như vậy nếu không có những "motion" của Andy Serkis cùng các diễn viên khác trong vai khỉ để đội ngũ CGI có thể "capture". Bằng diễn xuất xuất sắc của mình, Serkis đã có một vai diễn motion capture để đời nhất từ trước tới giờ của mình, so với Gollum và King Kong. Từ Caesar ta có thể cảm thấy rất nhiều tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của nó được toát ra một cách không hề lộ liễu mà rất tinh tế trong những trường đoạn khác nhau của phim. Từ khi nó còn ở với Will và bố của anh cho tới khi lãnh đạo đàn khỉ nổi dậy là 2 Caesar vừa khác nhau mà vẫn là một. Một là chú khỉ con nghịch ngợm, ngây thơ nhưng lạc lõng và bị kềm hãm trong 4 bức tường của căn phòng, cô đơn một mình trong khu rừng, với câu hỏi "where am I gonna fit in?", giống như câu hỏi mà Caroline (Freida Pinto) đã hỏi Will khi cô lần đầu tiên phát hiện ra sự thật về Caesar. Và cũi sắt cùng sự đối xử hà khắc, vô nhân tính của bố con nhà Landon đã biến chú khỉ bé nhỏ đó trở thành nhà lãnh đạo Caesar quyền lực trước sự phục tùng của đồng loại. Ta có thể cảm thấy cái thần của một lãnh tụ, sự tự tin, thông minh, cái uy của một người đứng đầu toát ra từ thần thái, ánh mắt quyết đoán và hành động của Caesar. Đó chính là phong thái của một nhà vua, của Julius Caesar - cái tên đã được đặt cho nó. Nhưng đó không phải là một con khỉ khác, nó vẫn là chú khỉ được Will nuôi lớn bằng sự thương yêu và đối xử bình đẳng, và nó đã biết hối hận khi nhận ra hành động sai lầm và vượt quá giới hạn của mình, để rồi sau đó sử dụng ảnh hưởng của mình để hạn chế hành động của các đồng loại khác.


andy-serkis-rise-of-the-planet-of-the-apes.jpg

rise-of-the-planet-of-the-apes-LE194_105_v165_0074_rgb.jpg


Hành tinh Khỉ có một cốt truyện khá logic và đáng tin. Các tình huống trong phim được xây dựng theo một tuyến tính thời gian với các sự kiện nối tiếp nhau, xâu chuỗi với nhau, tiến triển dần tới cuối một cách hợp lý và với một nhịp độ rất tốt. Có những tình huống mang tính tạo động cơ, phục vụ rất thành công cho nhiệm vụ xây dựng nhân vật, từ tính cách, suy nghĩ cho tới hành động, và không khiến cho khán giả thấy chối vì những tình tiết và hành động không có cơ sở hay vô lý.


2011-08-09-01-00-09Rise1.jpg

planet-of-the-apes-2011.jpg


Nhịp phim giống như sóng biển vỗ bờ. Các tình huống từ nhẹ nhàng tình cảm, cho tới các pha hành động dồn dập từ đầu tới cuối được tăng dần về mức độ, và trường đoạn cuối phim chính là con sóng cuối cùng, cao trào nhất để kết thúc rất hoàn hảo. Điều này tác động rất mạnh đến yếu tố tâm lý của khán giả khi theo dõi bộ phim vì nó giúp điều chỉnh cảm xúc của khán giả cuốn theo cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Nếu việc này ko được thực hiện tốt, cảm xúc của khán giả rất dễ bị hẫng và gây ra mất hứng, nhưng Hành tinh Khỉ đã làm điều này rất ổn. Và mình đặc biệt thích cách phim giải thích cho sự trỗi dậy của loài khỉ trên toàn thế giới - một cách giải thích rất có lý và đáng tin và là gợi ý tuyệt vời cho các phần phim tiếp theo.


doc-gia-nhan-ve-xem-phim-rise-of-the-planet-of-the-apes-0.jpg

rise-of-the-planet-of-the-apes-RB168_210_v065-0033_rgb.jpg


Phim đặt ra rất nhiều câu hỏi mang tính nhân văn về loài người, trong khi sử dụng loài khỉ để làm chất xúc tác cho các câu hỏi đó. Việc con người can thiệp vào thiên nhiên, thí nghiệm nó, thay đổi nó, phá hoại nó có hậu quả như thế nào? Tại sao lại có hậu quả đó? Như nhân vật Caroline cũng đã nói "Some things are not meant to be changed". Thiên nhiên này không cần bàn tay của con người thay đổi, dù sự thay đổi đó mang tính nâng cao hay phá hoại thì đều là những sai lầm. Ceasar trở nên thông minh, nhưng chính việc đó đã khiến nó trở nên khác biệt và cô đơn, và biến nó thành một Caesar đầy tức giận. Hay một câu hỏi khác, liệu chúng ta - những con người tự cho là mình thông minh và văn minh bậc nhất, có hơn gì lũ khỉ kia không? Thử so sánh cách mà con người đối xử với nhau và cách lũ khỉ đối xử với nhau ngay trong phim thì sẽ rõ. Và cuối cùng là một lựa chọn muôn thuở - hành động theo cảm tính hay logic, con người nên chọn cái nào? Từ đầu tới cuối phim, từ nhân vật người tới nhân vật khỉ, tất cả đều đã chọn lựa theo cảm tính và bản năng mình mách bảo. Chính vì những quyết định cảm tính đó, họ đã bỏ quên mất việc suy nghĩ về những hậu quả khôn lường của hành động của mình, và trở nên bất cẩn, dẫn tới hàng loạt sự kiện mang tính domino, tạo hiệu ứng cánh bướm vô cùng nguy hiểm. Vậy nếu như có một lựa chọn logic, liệu chuyện gì khác có thể xảy ra? Tất cả những điều này đều cho một cảm giác rất "con người" với những suy nghĩ, tâm tư mang tính vị kỷ, giằng xé rất bản năng cả trong các nhân vật người lẫn những con khỉ đã được "nâng cấp" lên kia, và khiến bộ phim trở nên vô cùng tuyệt vời về mặt cảm xúc.


rise-of-the-planet-of-the-apes2b3.jpg


Mình chưa xem các phần phim của series Hành tinh Khỉ cũ nên sẽ không có sự so sánh, nhưng có thể nói Rise of the Planet of Apes có tiềm năng vô cùng lớn để trở thành một hậu bối xứng tầm với những gì người tiền nhiệm của nó từng làm được trong quá khứ, thậm chí có lẽ còn hơn thế. Một bộ phim không chỉ tuyệt vời về mặt hình ảnh, mà cả về cảm xúc, nội dung đều được kiểm soát rất tinh tế. Cá nhân mình cho phim điểm 9/10 - bộ phim bom tấn xuất sắc nhất hè năm nay.

*SPOILER* Phần này giải thích 1 số thứ nếu ko để ý một chút thì sẽ rất dễ nhầm lẫn, chỉ dành cho những người đã xem phim, ai chưa xem ko nên đọc tiếp.

- 112 và 113 là tên của 2 loại VIRUS được Will phát triển để tìm cách chữa Alzheimer cho bố chứ không phải là THUỐC. Chính vì vậy nó mới có khả năng tác động lên tế bào và có khả năng di truyền.

- 112 và 113 theo như giải thích của phim đều có khả năng tái tạo và sản sinh cấu trúc tế bào não, khiến cho vật chủ sử dụng nó, cụ thể ở đây là đám khỉ, trở nên thông minh hơn cả con người, chứ ko phải thông minh ngang hàng, cộng với những khả năng sẵn có của một loài vật vốn quen sống trong thiên nhiên và sự đoàn kết, đương nhiên loài khỉ không quá khó khăn để đánh bại con người. Điều này giải thích 1 số tình huống mà có thể có người sẽ cho là vô lý vì đến người còn không làm nổi nữa là khỉ.

- Caesar trở nên thông minh hơn và trở thành lãnh đạo của đàn khỉ vì nó đã được tăng cường trí thông minh những 2 lần bằng cả 2 loại virus 112 và 113, trong đó 112 đã tồn tại và có tác dụng lên nó từ khi còn ở trong bụng mẹ và mang tính di truyền.

- 112 là dạng tiêm, trong khi 113 là dạng khí, điều này giải thích cho việc nó có khả năng lan truyền ra khắp thế giới thông qua ông phi công, tác động lên cả loài khỉ lẫn người => người thì chết còn khỉ trở nên thông minh hơn => Rise of the Planet of the Apes.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Phim này mặc dù tựa là "Sự nổi dậy của loài tinh tinh" nhưng vẫn cho thấy sự kiêu ngạo tự cao tự đại của con người trong đó. Từ trước đến giờ sự tiến hóa của các loài là nhờ chọn lọc tự nhiên, nhưng bây giờ loài tinh tinh tiến hóa là do con người. Nếu loài tinh tinh trong phim thật sự thông minh hơn con người (1 "siêu phẩm bom tấn" của thiên nhiên) thì chứng tỏ con người đã vượt qua mặt thiên nhiên trong vai trò kiến tạo sự sống. Và con người nếu có bị tiêu diệt thì cũng là do tự mình làm chứ không phải bị loài khác lật đổ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011): khởi chiếu 19/8

- 112 và 113 theo như giải thích của phim đều có khả năng tái tạo và sản sinh cấu trúc tế bào não, khiến cho vật chủ sử dụng nó, cụ thể ở đây là đám khỉ, trở nên thông minh hơn cả con người, chứ ko phải thông minh ngang hàng, cộng với những khả năng sẵn có của một loài vật vốn quen sống trong thiên nhiên và sự đoàn kết, đương nhiên loài khỉ không quá khó khăn để đánh bại con người. Điều này giải thích 1 số tình huống mà có thể có người sẽ cho là vô lý vì đến người còn không làm nổi nữa là khỉ.

Tui xem phim không thấy biểu hiện nào cho thấy tinh tinh thông minh hơn người? Những phần series cũ tui chưa xem nên cũng không rõ trong các phim đó có những biểu hiện nào của tinh tinh thông minh hơn người hay không?
 

splendidriver

New Member
Ðề: Rise Of The Planet Of The Apes(2011):tập phim thành công của seri Planet Of The Apes

Ậy, bác nhầm nhé, việc ông phi công lan truyền virus ra khắp thế giới đúng là làm cho loài người bị chết dần mòn nhưng ko thể nào mà giết hết cả loài người chỉ bằng 1 loại virus được, ngay khi dịch bùng phát loài người ngay lập tức sẽ có biện pháp ngăn chặn. Điều nguy hiểm là ở chỗ khi ông phi công mang cái virus đó đi khắp thế giới, nó ko chỉ lây cho người mà sẽ còn khiến cho nó lây lan trong không khí và sẽ tác động lên cả các loài khỉ khác => rise of the planet of the apes. Tức là tuy tên phim là Sự trỗi dậy của Hành tinh Khỉ, nhưng thật ra mãi tới đoạn ending credit mới thực sự là sự trỗi dậy. Và điều này đảm bảo chắc chắn cho một cốt truyện sẽ còn hấp dẫn hơn ở phần 2, khi Caesar và đàn của mình trong khu rừng không còn là những kẻ thông minh nhất của loài khỉ nữa.
 
Bên trên