Angus_Bert
Film critic
Khác hẳn với các phóng viên ảnh thông thường, phóng viên ảnh thể thao đặc biệt là trong dịp Olympic luôn phải làm việc với sức lực tối đa để có thể truyền tải những hình ảnh đẹp và nhanh nhất đến khán giả. Vậy thì áp lực của những phóng viên này ra sao, và họ cần phải làm gì khi tác nghiệp tại đây?
Một phóng viên ảnh có tên Jeff Cable mới đây đã có những chia sẻ của riêng mình về cái nghề chụp hình tại Thế vận hội. Có mặt tại Sochi, Nga trong kì Olympic mùa Đông này, Cable nói rằng tốc độ làm việc tại đây của các phó nháy thuộc hàng top mà bạn có thể mơ tới. Đơn giản vì đây là thời đại của Internet, mọi thứ đều truyền đi với tốc độ ánh sáng, người luôn muốn những gì nhanh nhất, thậm chí là NGAY LẬP TỨC.
Trong bài blog của mình thì Jeff Cable cũng đã mô tả sự thay đổi qua từng năm của nghề nhiếp ảnh thể thao, và những ví dụ để bạn có thể luôn bắt kịp
À vâng, không hề có áp lực gì trong việc bạn phải căng mắt ra chỉnh sửa hình ảnh để chúng có thể kịp lên sóng. Vậy thì Cable đã làm thế nào để luôn đáp ứng được yêu cầu đề ra? Phóng viên này cũng chia sẻ rằng mình phải sử dụng những dụng cụ tốt nhất để hoàn thành công việc. Chỉ có những chiếc máy ảnh khủng nhất, lens bá đạo nhất, cái thẻ nhớ nhanh nhất, đầu đọc thẻ cũng nhanh không kém và máy tính trâu bò mới có thể giúp ích...bởi vì một giây mà bạn trễ mất có thể sẽ là khoảnh khắc bạn bỏ lỡ một tấm hình vô cùng quan trọng, vậy nên mọi thứ luôn phải được sẵn sàng khi tiếng còi của hiệp hai vang lên.
Nếu ai thích thì có thể vào blog của Jeff Cable để tham khảo thêm. Không biết có ai còn muốn làm phóng viên ảnh tại Olympic không nhỉ. Cá nhân mình cũng đi chụp sự kiện rồi về viết bài nhiều rồi, nhưng cũng chẳng khi nào đòi hỏi tốc độ cỡ này cả, làm thế này là nổ não luôn vì áp lực mất.
![]() |
Một phóng viên ảnh có tên Jeff Cable mới đây đã có những chia sẻ của riêng mình về cái nghề chụp hình tại Thế vận hội. Có mặt tại Sochi, Nga trong kì Olympic mùa Đông này, Cable nói rằng tốc độ làm việc tại đây của các phó nháy thuộc hàng top mà bạn có thể mơ tới. Đơn giản vì đây là thời đại của Internet, mọi thứ đều truyền đi với tốc độ ánh sáng, người luôn muốn những gì nhanh nhất, thậm chí là NGAY LẬP TỨC.

Trong bài blog của mình thì Jeff Cable cũng đã mô tả sự thay đổi qua từng năm của nghề nhiếp ảnh thể thao, và những ví dụ để bạn có thể luôn bắt kịp
"Khi tôi mới bắt đầu chụp ảnh tại Olympic, hợp đồng của tôi cho phép có 12 giờ đồng hồ để lướt qua và chỉnh sửa tất cả những tấm ảnh sau đó gửi về cho đội. Khi tôi chụp ảnh tại Olympic mùa Hè ở Luân Đôn năm 2012, thời gian của tôi bị rút ngắn còn có 2 giờ đồng hồ...
Bây giờ, với tốc độ truyền tải ngay tức khắc của kỉ nguyên Internet, họ muốn tôi đăng tải ảnh ngay khi những phút nghỉ giữa hiệp diễn ra. Vậy nó có nghĩa là, khi mà tiếng còi vang lên tại hiệp đầu tiên của một trận hockey, tôi có 14 phút để tải ảnh của mình lên máy (tôi chụp ảnh RAW), lướt qua tất cả chúng, chỉnh sửa và thay đổi kích cỡ và tải chúng lên Team USA. Và thực sự là tôi phải làm công việc này luôn tay để mình có thể sẵn sàng bấm máy ngay khi hiệp 2 được bắt đầu. Áp lực quái gì đâu!"
À vâng, không hề có áp lực gì trong việc bạn phải căng mắt ra chỉnh sửa hình ảnh để chúng có thể kịp lên sóng. Vậy thì Cable đã làm thế nào để luôn đáp ứng được yêu cầu đề ra? Phóng viên này cũng chia sẻ rằng mình phải sử dụng những dụng cụ tốt nhất để hoàn thành công việc. Chỉ có những chiếc máy ảnh khủng nhất, lens bá đạo nhất, cái thẻ nhớ nhanh nhất, đầu đọc thẻ cũng nhanh không kém và máy tính trâu bò mới có thể giúp ích...bởi vì một giây mà bạn trễ mất có thể sẽ là khoảnh khắc bạn bỏ lỡ một tấm hình vô cùng quan trọng, vậy nên mọi thứ luôn phải được sẵn sàng khi tiếng còi của hiệp hai vang lên.

Nếu ai thích thì có thể vào blog của Jeff Cable để tham khảo thêm. Không biết có ai còn muốn làm phóng viên ảnh tại Olympic không nhỉ. Cá nhân mình cũng đi chụp sự kiện rồi về viết bài nhiều rồi, nhưng cũng chẳng khi nào đòi hỏi tốc độ cỡ này cả, làm thế này là nổ não luôn vì áp lực mất.

Theo PetaPixel
Chỉnh sửa lần cuối: