Phim ảnh và khán giả

thich_xem_phim

Active Member
Tui xin được mở đầu bài viết bằng câu nói của Megatron trong Transformers 3: "Who would you be without me, Optimus?" và thay bằng câu: “Who would you be without audience, movie?”

Khán giả luôn đóng 1 vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của 1 bộ phim. Cho dù là phim thương mại hay phim nghệ thuật hay gì gì đó đi nữa thì chắc chắn cũng phải hướng đến 1 nhóm khán giả nhất định nào đó chứ không có chuyện 1 bộ phim làm ra chẳng để cho ai cả. Cũng giống như trong kinh doanh bạn phải biết phân khúc khách hàng mục tiêu thì 1 bộ phim trước lúc sản xuất cũng phải biết lựa chọn phân khúc khán giả cho mình và chính phản ứng của nhóm khán giả đó sẽ quyết định sự thành bại của bộ phim đó.

Chẳng hạn 1 số phim hài VN chiếu Tết chủ yếu nhắm đến các khán giả dễ tính, cần sự vui vẻ, hài hước nhảm nhảm để đi xem với bạn bè dịp lễ tết. Mặc dù có thể hội đồng giám khảo Oscar không thèm để mắt tới các bộ phim đó nhưng có hề gì khi họ đâu phải là khán giả mục tiêu, những ý kiến chê bai của họ chả chút giá trị gì. Các nhà sản xuất phim đó chỉ cần khán giả trong phân khúc mục tiêu của mình kéo nhau đi xem rần rần thì coi như phim đã thành công.

Còn những phim nghệ thuật 1 chút, triết lí 1 chút hay làm ra để tham dự các liên hoan phim thì cho dù các khán giả khác có chê bai ầm ĩ, than khó hiểu… nhưng miễn là được các khán giả khó tính khen, hội đồng giám khảo đánh giá cao thì coi như thành công mặc cho doanh thu thấp tè. Chỉ sợ mình mang tiếng làm phim nghệ thuật mà xem xong ai cũng khen, ai cũng hiểu hết thì mới nguy. Giống như định vị 1 sản phẩm ở phân khúc cao cấp mà khách hàng bình dân cứ đổ xô đi mua thì chuẩn bị thay giám đốc marketing là vừa.

Muốn làm 1 bộ phim thì phải có tiền. Cuộc đời trớ trêu ở chỗ người biết làm thì không có tiền, còn người có tiền thì không biết làm cho nên mới sinh ra khái niệm “nhà đầu tư”. Nhưng điều gì khiến các nhà đầu tư chịu bỏ ra 1 số tiền lớn cho 1 bộ phim? Đó chính là khán giả. Phim làm ra không ai xem cho dù là khán giả dễ tính hay khó tính hay hội đồng nghệ thuật thì chẳng ai chịu bỏ tiền đầu tư làm gì.

Khán giả khi xem xong họ có những bình luận, góp ý, khen chê cùng với những nhu cầu đòi hỏi đa dạng ngày càng cao cũng góp phần làm phim ảnh hay hơn, nghệ thuật hơn và sống động hơn.

Và như những phân tích của các bạn ở các bài viết khác, chính xã hội của khán giả là 1 nguồn tư liệu quý giá để hình thành nên những bộ phim xuất sắc.

Tiếp theo tui cũng xin được mượn câu nói của Joker trong The Dark Knight: "What would I do without you, Batman? You complete me.” và thay bằng câu: “What would audience do without you, movie? You complete them.”

Phim ảnh giúp con người giải trí. Nếu thiếu nó dĩ nhiên chúng ta vẫn còn các hình thức giải trí khác nhưng thật sự khó có 1 hình thức giải trí nào mà vừa giúp chúng ta thỏa mãn về nghe nhìn vừa thỏa mãn về trí óc (thư giãn lẫn tư duy) như phim ảnh.

Ngoài để giải trí phim ảnh còn có tác dụng giáo dục, hướng con người tới những điều tốt đẹp thông qua các thông điệp lồng ghép trong phim. Dĩ nhiên không có phim ảnh chúng ta vẫn còn các hình thức giáo dục khác như nghe giảng, đọc sách… nhưng theo 1 nghiên cứu nếu chỉ nghe giảng khả năng nhớ được là 5%, đọc nhớ được 10%, còn nghe và nhìn cùng lúc nhớ được 20%. Như vậy rõ ràng là giáo dục thông qua phim ảnh dễ thấm hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Chưa kể xem phim cũng là 1 hình thức trau dồi ngoại ngữ rất tốt.

Nếu không có phim ảnh thì chắc không có khái niệm HD movie, không có những diễn đàn như HDVietNam và như vậy chúng ta sẽ chẳng có dịp làm quen với nhau để cùng thảo luận chia sẻ những góc nhìn thú vị về cuộc sống qua phim ảnh.

Và cuối cùng nếu không có phim ảnh thì tui chẳng thể viết được 1 bài như thế này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

jacobi_vt

New Member
Ðề: Phim ảnh và khán giả

Bác thich_xem_phim có nhiều vấn đề hay thật. Thích đọc bài của bác!:x

Phim ảnh, người nghệ sĩ bình dân?

Vâng, Phim ảnh cần khán giả, hơi buồn cười là vì làm phim ảnh thì cần tiền và nhà đầu tư thì cần lợi nhuận. Nhưng có hề gì, những người nghệ sĩ chân chính luôn biết cách thể hiện nghệ thuật của mình trong bất kì hoàn cảnh nào. Khác với hội họa, thơ ca, âm nhạc luôn mang đậm tính cá nhân vì nó chỉ cần cảm xúc, ý tưởng và một người nghệ sĩ tài ba có thể một mình làm ra tác phẩm. Và đôi khi họ cần bản thân mình, cần cảm xúc cá nhân hơn cả khán giả, những người thưởng thức nó. Phim ảnh cần nhiều hơn thế, ý tưởng của đạo diến, biên kịch, sự đồng cảm của diễn viên với vai diễn, kỹ xảo... và rất quan trọng là sự đầu tư về tài chính. Họ cần khán giả như sự đảm bảo về kinh tế nhưng có thể nhờ thế mà tâm hồn nghệ sĩ gần gũi với khán giả hơn, thông cảm và chia sẻ với nhau hơn. Xét cho cùng phần lớn phim ảnh là sản phẩm của công nghiệp giải trí và lợi nhuận là từ khán giả. Các bộ phim luôn cần cảm xúc của khán giả hơn là chăm chăm thể hiện cảm xúc cá nhân của người làm phim và cảm xúc cá nhân đó là thứ gia vi tuyệt vời của bộ phim để họ chia sẻ và truyền tải đến người xem và vì thế mà phim thật gần gũi với chúng ta, khác hẳn những tác phẩm hội họa mà có khi nó hình thành chỉ bởi cảm xúc điên cuồng, cái nhìn mờ ảo của riêng người nghệ sĩ về thế giới của họ mà đôi khi chính họ cũng chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng nó là cái gì, và họ cũng chẳng cần chia sẻ với ai hết. Với cá nhân em thì phim ảnh thật gần gũi, luôn hướng về cuộc sống. Thật ra văn học cũng đạt được điều này nhưng đọc hoàn thành một tác phẩm văn học mất nhiều thời gian hơn so với phim nhiều. Thơ ca, âm nhạc thường cho em cái cảm giác mông lung, khắc khoải, khó diễn tả hơn. Hội họa quá khó đối với em. Và với em, phim ảnh thật sự là người nghệ sĩ bình dân, tài hoa và đáng yêu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dune_com_vn

New Member
Ðề: Phim ảnh và khán giả

Cảm ơn các bạn.
Đọc bài này mình nhớ đến 1 bài viết trên diễn đàn nguoihanoi mình thấy rất hay, minh xin phép chèn vào nhé. Cảm ơn tác giả nhiều

Mối quan hệ giữa điện ảnh, khán giả và xã hội

Phần đầu tiên trong mối quan hệ tam giác giữa điện ảnh, khán giả và xã hội, xin được nhắc đến sự ảnh hưởng của phim ảnh đối với khán giả và ngược lại.

Trước hết, nhiều người cho rằng khán giả, đặc biệt là khán giả xem phim, thường chỉ ngồi một chỗ và chỉ biết đón nhận tất cả những gì mang đến từ màn bạc. Nhưng sự thật là khán giả không hề thụ động. Họ xâm nhập một cách chủ động vào thế giới mang đến cho họ qua phim ảnh: họ thích thú, thù ghét, học hỏi, và tin tưởng. Do đó, có thể nói rằng, quyền hạn được đặt trong tay khán giả và quả là khán giả đã tận dụng quyền hạn đó để đòi hỏi những gì họ muốn từ phim ảnh.

Mặt khác, điện ảnh với những hình ảnh cử động, được phóng lớn vĩ đại cùng âm thanh đồng bộ, đã lôi cuốn khán giả vào một thế giới riêng. Hơn thế nữa, những công nghệ tân tiến hiện nay còn tiếp tục gia tăng số lượng người đến rạp chiếu phim, gia tăng số người học làm phim và cả số người chết vì phim ảnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người ta có xu hướng khóc trong rạp chiếu phim nhiều hơn bất kì nơi công cộng nào khác. Bởi vậy, có thể nói, điện ảnh là một công cụ kiểm soát cảm xúc con người hiệu quả.

Trong mối quan hệ giữa điện ảnh và xã hội, điện ảnh có thể tìm lại những mảng đã mất của nền văn hóa con người. Chẳng hạn, bộ phim "Saturday Night Fever" đã làm sống lại những giai điệu disco đầy màu sắc bằng những bản nhạc sôi động của Bee Gees. Ngược lại, xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến những nhà làm phim. Có thể thấy đề tài ưa thích trong thập niên 70 về các ông trùm mafia bắt nguồn từ mối lo ngại về sự hoành hành của những băng đảng trong xã hội bấy giờ. Do đó, điện ảnh hoạt động dựa trên xã hội và xã hội hoạt động trong phim ảnh.

Để hoàn tất quan hệ tam giác giữa điện ảnh, khán giả và xã hội, có thể hình dung: phim ảnh cung cấp nguyên liệu thô nhưng tiềm năng, được định hình nhờ khán giả và tiếp tục được đưa vào quá trình phức tạp hơn - quá trình của văn hóa - xã hội.
 

dune_com_vn

New Member
Ðề: Phim ảnh và khán giả

Cảm ơn các bạn.
Đọc bài này mình nhớ đến 1 bài viết trên diễn đàn nguoihanoi mình thấy rất hay, minh xin phép chèn vào nhé. Cảm ơn tác giả nhiều

Mối quan hệ giữa điện ảnh, khán giả và xã hội

Phần đầu tiên trong mối quan hệ tam giác giữa điện ảnh, khán giả và xã hội, xin được nhắc đến sự ảnh hưởng của phim ảnh đối với khán giả và ngược lại.

Trước hết, nhiều người cho rằng khán giả, đặc biệt là khán giả xem phim, thường chỉ ngồi một chỗ và chỉ biết đón nhận tất cả những gì mang đến từ màn bạc. Nhưng sự thật là khán giả không hề thụ động. Họ xâm nhập một cách chủ động vào thế giới mang đến cho họ qua phim ảnh: họ thích thú, thù ghét, học hỏi, và tin tưởng. Do đó, có thể nói rằng, quyền hạn được đặt trong tay khán giả và quả là khán giả đã tận dụng quyền hạn đó để đòi hỏi những gì họ muốn từ phim ảnh.

Mặt khác, điện ảnh với những hình ảnh cử động, được phóng lớn vĩ đại cùng âm thanh đồng bộ, đã lôi cuốn khán giả vào một thế giới riêng. Hơn thế nữa, những công nghệ tân tiến hiện nay còn tiếp tục gia tăng số lượng người đến rạp chiếu phim, gia tăng số người học làm phim và cả số người chết vì phim ảnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người ta có xu hướng khóc trong rạp chiếu phim nhiều hơn bất kì nơi công cộng nào khác. Bởi vậy, có thể nói, điện ảnh là một công cụ kiểm soát cảm xúc con người hiệu quả.

Trong mối quan hệ giữa điện ảnh và xã hội, điện ảnh có thể tìm lại những mảng đã mất của nền văn hóa con người. Chẳng hạn, bộ phim "Saturday Night Fever" đã làm sống lại những giai điệu disco đầy màu sắc bằng những bản nhạc sôi động của Bee Gees. Ngược lại, xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến những nhà làm phim. Có thể thấy đề tài ưa thích trong thập niên 70 về các ông trùm mafia bắt nguồn từ mối lo ngại về sự hoành hành của những băng đảng trong xã hội bấy giờ. Do đó, điện ảnh hoạt động dựa trên xã hội và xã hội hoạt động trong phim ảnh.

Để hoàn tất quan hệ tam giác giữa điện ảnh, khán giả và xã hội, có thể hình dung: phim ảnh cung cấp nguyên liệu thô nhưng tiềm năng, được định hình nhờ khán giả và tiếp tục được đưa vào quá trình phức tạp hơn - quá trình của văn hóa - xã hội.
 
Bên trên