Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

bacsinam

New Member
Xin chào các bạn cinephile thân mến. Hôm nay chúng ta sẽ vui vẻ 1 chút sau 1 tuần căng thẳng. Chắc nhiều bạn thích phim hành động, có những kỉ niệm khó quên với những phim hay để đời, và chắc tất cả các bạn từng học môn vật lý khi còn ở phổ thông. Chúng ta sẽ thử dùng phương pháp toán-lý để mô tả hiện tượng mà ta gọi là mức độ hay của phim hành động, ta tạm gọi là A (Action), bs sẽ dùng một số kết quả quan sát được từ những phim hành động kinh điển để mô tả A như một hàm số phụ thuộc vào những biến số như sau:

A= f (N,V,L,S)/C

Trong đó: A= độ hay của phim Action
N= số cảnh hành động trong phim
V= Violence, mức độ bạo lực
L= độ dài của mỗi cảnh hành động
S= Style = Kiểu cách, nghệ thuật
C = creativity : sự sáng tạo (1<=C)

Thật vậy, một phim hành động hay không phụ thuộc vào tư duy triết lý, kịch tính, diễn viên đẹp hay xấu, âm nhạc, vv như phim drama. Vì vậy gần đây có phim Expendables là 1 phim hành động đạt tiêu chuẩn hay, nhưng lại có những người chê rằng nó chẳng có ý nghĩa nội dung gì cả. Cách đánh giá đó hoàn toàn sai lầm, vì giá trị của một phim hành động hay nằm ở chính 2 chữ: hành động. Ví dụ dễ thấy nhất là phim Police Story năm 1985 của Thành Long, được đánh giá là một phim cách mạng ở tầm cỡ thế giới, bạn thử tìm xem trong phim đó có chút xíu tư tưởng gì cao siêu sâu sắc không nhé.

N = số lượng hành động

A tỉ lệ thuận với N, thật vậy, một phim hành động nhất thiết phải có nhiều hành động, mà ta hay gọi là Action Packed đó bạn (Action có nghĩa rộng, là mọi cảnh quay làm tăng adrenaline trong máu bạn, dù đó là cảnh đấu súng, đua xe, đánh đấm...). N nhiều hay ít tùy thuộc vào túi tiền của hãng phim và sự chịu chơi của diễn viên. Thời kì đầu, chỉ có 1 đại cảnh hành động duy nhất cuối phim, nhưng ngày nay bạn có thể thấy hành động rải đều khắp phim, từ phần Intro (như serie James Bond 007) đến giữa phim và tận phút cuối. Những phim dày đặc cảnh hành động có thể kể là các phim của John Woo, trung bình 1 phim có 3-4 đại cảnh, hay phim Expendable gần đây.

V: Mức độ bạo lực. V rất quan trọng. V gắn liền với N, có thể nói V càng cao thì A càng tăng theo cấp số nhân, có thể diễn tả bằng 1 hàm số mũ (N mũ V). Mức độ bạo lực ngày càng tăng cao, những phim cowboy thời xa xưa có lẽ đã quá lỗi thời, ngày nay không thể có phim hành động hay mà không đổ máu. Khán giả không thể hứng thú với một vài quả cầu lửa hay vài xác chết Một phản chứng có thể thấy như phim: 10.000 BC không đổ một giọt máu, và nó đã thất bại, tương tự cho phim Dare Devil hay những phim người hùng siêu cấp khác. Ngược lại, phim John rambo năm 2008 có rất ít hành động so với truyền thống nhưng thực sự gây tiếng vang vì mức độ bạo lực kinh hoàng của nó (hãng Lion Gates bao giờ cũng gắn liền với máu me hoặc bộ đồ lòng văng tung tóe). Nếu N ít thì V phải cao để có thể thành công như Rambo đã làm. Phim Zatoichi của Nhật khong có nhiều hành động, nhưng rất bạo lực. Trở lại phim Police Story, thời của nó chưa có phim nào sử dụng bạo lực (những tấm kính vỡ) nhiều như vậy, tương tự là phim Lực Vương, vốn xếp loại cấp 3 vì những màn đánh nhau lòi ruột ra ngoài, trong khi đó, người hùng trong phim của John Woo luôn cầm 2 khẩu súng và dùng nhiều cơ số đạn hơn bất cứ phim nào khác. Danh sách phim bạo lực Mỹ có thể kể rất dài, từ Commando, Robocop tới total Recall, Kill Bill và gần đây là Street King, Doomsday... tất cả đều vượt qua giới hạn, vượt cao hơn những thứ cùng thời với nó bằng cách tăng tính bạo lực.

L: độ dài cảnh hành động, nói cách khác là nhiều hành động liên tiếp nhau và kéo dài. Ví dụ, nếu hai tên cowboy đấu súng với nhau, rất kịch tính ? nhưng bắn đùng 1 cái có kẻ lăn quay ra chết, hết phim, thì đó chỉ là 1 cảnh hành đông quá ngắn, không đủ hấp dẫn. Có những cảnh hành động dài vừa vừa, ta có thể xem lại phim Terminator 2, hành động gọi là ngắn khi chỉ kéo dài vài phút và chỉ ở một địa điểm, như cảnh T100 đụng độ với T1000 tại bệnh viện tâm thần. Nhưng có những cảnh kéo dài, đáng đồng tiền và đáng nhớ, như cũng trong phim này, từ lúc hai mẹ con nhà Connors và T100 bước vào tòa nhà Cyberdine cho tới cuộc rượt đuổi trên đường cao tốc, T100 đã phá hỏng hàng loạt xe cảnh sát, phá tan 1 tòa cao ốc, làm cháy 1 trực thăng, 1 xe tải nhỏ và 1 xe bồn chở N2 lỏng... một cảnh hành động kéo dài không đơn thuần chỉ là nhiều cảnh nhỏ ghép với nhau rời rạc, đơn điệu (như phim Ninja Assassins) mà cần có sự hồi hộp, bất ngờ, linh hoạt... như ta thấy trong phim Apocalypto, cảnh săn đuổi trong rừng cuối phim là một thành công lớn, một chuỗi những bất ngờ, hành động nối tiếp nhau logic và khôn ngoan.
Một cảnh hành động kéo dài có thể là một cuộc săn đuổi, từ nơi này đến nơI khác, trong đó con mồi và thợ săn giằng co với nhau. Những kịch bản phim hành động tốt luôn tạo ra những tình huống kéo dài như vậy. Các dẫn chứng khác có thể kể ra như: Cuộc săn người đẫm máu trong phim Hard Target, Cuộc săn đuổi kinh hoàng trên xa lộ trong phim Matrix phần 2, hay trong The Island, trận đánh trên đường phố Mogadisu trong phim Black Hawk Down.

S hay kiểu cách (stylish) của hành động, vốn được chú ý từ hồi xưa tới giờ. Châu á là nơi đi đầu trong việc này, từ những phim kiếm hiệp của ShawBros những năm 60-70, đã có kiểu múa võ như làm xiếc. Phim của Thành Long, Lý liên kiệt nổi tiếng cũng nhờ sự sáng tạo trong chiêu thức. John Woo thì xài chim bồ câu và vẩy súng K54 như những nét cọ vẽ nghệ thuật.
Holywood tiếp thu rất nhanh như'ng bài học như vậy, những ngôi sao võ thuật như Vandame, Seagal có thể nổi danh một thời cũng nhờ nét đẹp trong hành động của họ. Công nghệ CGI đã biến những thứ không thể thành hiện thực (ranh giới của những phim hành động cổ điển và hiện đại có thể tính từ cuộc cách mạng - phim Matrix). Kiểu cách quá mức là điểm nổi bật nhất trong phim Matrix và hàng loạt phim sau này chịu ảnh hưởng của nó, như Equilibrium, Blade 2, Wanted... Sự mềm mại và kiểu cách quá mức chưa hẳn là yếu tố quyết định, nó chỉ có thể biểu diễn bằng dấu + thay vì dấu x trong hàm f, vì nhiều kiểu cách chỉ làm loãng tính hành động, đôi khi thừa. Khi không còn cái gì để tô vẽ nữa, người ta có khuynh hướng quay trở lại tính thực dụng (tứ là tăng V, như Rambo đã làm). Vũ khí là một yếu tố của kiểu cách, điều này bs có bàn trong bài Vũ khí và phim võ hiệp rồi, các bạn có thể xem lại.

Yếu tố cuối cùng là sự sáng tạo, ở đây nó là nhận giá trị lý tưởng nhất là 1, tương ứng với lần đầu tiên một ý tưởng xuất hiện trên mà ảnh, nếu ý tưởng đó lặp lại bao nhiêu lần thì những phim sau đó có C lớn hơn, như vậy A sẽ giảm dần. C rất quan trọng vì chính sự sáng tạo làm cho bộ phim có tính độc đáo, duy nhất. Một cái gì lặp lại theo lối mòn sẽ làm tăng hệ số C này, khi đó bao công sức sẽ đổ bỏ hết, vì khán giả bị xem 1 thứ gì đó quá quen với họ.
Đó là lí do tại sao phim Apocalypto thành công nhưng phim 10000 B.C thất bại. Tương tự, hàng loạt phim cổ trang của Ridley Scott dần dần giảm sự hấp dẫn. Không có sáng tạo thì không thể có phim hay được.

Kết luận: bài viết này của BS không có tham vọng đặt ra 1 chân lý, cũng như trong môn vật lý, người ta chỉ có thể mô tả gần đúng 1 hiện tượng mà thôi, nhưng những yếu tố trong hàm f nêu trên rất gần với sự thật, bạn có thể tự kiểm chứng lại bằng trí nhớ của mình.

Ví dụ cuối cùng là 1 phim hành động Việt Nam khá thành công là Dòng máu anh Hùng: vào thời của nó, châu á đã có nhiều phim võ thuật xuất sắc như các phim Ongbak của thái lan, phim của Donnie Yen bên tàu... nhưng Dòng máu Anh Hùng đã tạo thành công cho mình bằng cách: Tăng số cảnh hành động, tăng độ bạo lực (vừa phải, dĩ nhiên phải nể mấy bác kiểm duyệt, nhưng so với phim VN từ đó đến giờ vậy là mạnh lắm rồi đó), sự sáng tạo và kiểu cách thì không phải bàn rồi, rất đúng và đủ.
Bây giờ đặt giả thuyết: nếu như ta lại làm 1 phim hành động VN, ta phải làm gì để có một phim hành động hay ? Khả năng tài chính không thể cho phép ta tăng kĩ xảo (S) hay kéo dài sự tàn phá (N,L) được. Chỉ còn V là đề tài cấm kị mà chưa đạo diễn nào dám mó tới.
Thực sự bạo lực là một song đề nan giải (dilemma), nếu cho nó bùng phát trên màn ảnh thì có nguy cơ nó sẽ ra ngoài đời thật, nhưng vấn đề là thiếu nó thì không ổn. Đó là sự khác nhau giữa phở ăn liền và phở thật.

Cuối cùng, sự sáng tạo là quan trọng nhất, muốn làm 1 cái gì đó hay hơn người khác thì trước tiên ta phải làm khác họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sangeras

Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

phim action phải có thriller thêm vào xem mới hay
 
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

Action + Funny thì sẽ hay hơn. hihi
 

Cara

Active Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

Sai về toán cơ bản bạn ơi?
C càng nhỏ thì hóa ra phim càng hay à?
Bác ơi, Cmax = 1, càng nhỏ thì hệ số chia được càng lớn, phim càng hay là đúng rồi.
Yếu tố cuối cùng là sự sáng tạo, ở đây nó là thương số, nhận giá trị cao nhất là 1, vì chính sự sáng tạo làm cho bộ phim có tính độc đáo, duy nhất. Một cái gì lặp lại theo lối mòn sẽ làm giảm hệ số C này về zero, khi đó bao công sức sẽ đổ bỏ hết, vì khán giả bị xem 1 thứ gì đó quá quen với họ.
Bacsi dùng công thức ban đầu em thấy rối, nhưng sau đó thấy rất hay >:D<
Em nghĩ các biên kịch nên mời bác làm cố vấn để đẩy C lên càng cao càng ... có ích cho người yêu phim hi hi...
Thanks.
 

duycom

Ban Quản Trị
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

C càng nhỏ thì phim càng hay, kỳ quá bác ơi, ví dụ phim càng ít sáng tạo sao lại càng hay được nhỉ?
 

Cara

Active Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

C càng nhỏ thì phim càng hay, kỳ quá bác ơi, ví dụ phim càng ít sáng tạo sao lại càng hay được nhỉ?
Nó nằm ở dưới phép toán chia bác duy còm á :D
Ờ mà hình như em cũng lòng vòng trong cái vụ chia chác này, không hiểu ý bacsi sáng tạo sẽ đẩy C lên hay kéo C xuống nhỉ. Nếu vậy cho nó lên phép nhân, và tăng theo cấp độ 1->2->3 bình thường thì chính xác hơn.
 

bacsinam

New Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

Sai về toán cơ bản bạn ơi?
C càng nhỏ thì hóa ra phim càng hay à?

Đúng là C càng nhỏ phim càng hay bạn ạ, nhưng C nhỏ nhất = 1, chứ không phải lớn nhất bằng 1, tôi đã nhầm phép chia thành nhân.

Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã nhắc tôi phát hiện ra chỗ nhầm này.

Ý tưởng ban đầu của tôi là C = số lần lặp lại 1 ý tưởng. Như vậy lần 1 luôn tốt nhất, càng lặp nhiều lần phim càng nhàm chán. Ý tôi là như vậy

Chúc các bạn xem phim thật vui.
 

onelove27

New Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

Đánh giá nghệ thuật mà cũng dùng công thức cơ ạ?
 

babebabe

New Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

@bacsinam: Bác sửa C >= 1 là chuẩn rồi :)
@onelove: viết kịch bản còn có công thức nữa mà bạn, xem phim tính điểm cũng ổn, dĩ nhiên là các công thức mang tính tương đối thôi.
 

Cara

Active Member
Ðề: Phân tích các yếu tố quyết định thành công cho phim Action

@ bacsinam: bác sửa công thức ở bài viết đầu tiên đi bác.
 
Bên trên