scotty
Well-Known Member
[JUST]Theo sự thay đổi tự nhiên với thời gian, những động vật có kích cỡ hình dáng to đùng như khủng long dần bị tuyệt chủng và đến nay mất dạng. "Cục cưng" PC của chúng ta có vẻ bắt đầu lập lại "lịch sử" đó, một lịch sử mà có người thì thấy hơi tiếc nuối, nhưng có người thì... "ơn trời". Dẫu tiếc hay ơn trời thì không cần bàn phải không các bác. Cái cần bàn bây giờ là liệu chúng ta còn muốn để trong nhà những dàn máy to bự, ăn nhiều điện, gây ra tiếng ồn cho dù hiện nay đã có khả năng giảm ồn gần như muỗi kêu? Rồi thì những dạng máy lai giữa PC và điện thoại như tablet/iPad mà đa phần các bác đều chưa có hoặc chưa muốn dùng vì thấy là chưa tiện và hiệu quả hoặc không làm được nhiều thứ như PC? PC lớn riếc rồi cũng chán, tablet thì không xài. Vậy giải pháp nào cho những người đó đây? Trước hết, chúng ta hãy theo dòng lịch sử tiến hóa gần đây của PC. Trở lại hồi năm 2008, hãng EA phát hành tựa game nổi tiếng là Crysis thì thời điểm này chỉ có những dòng PC nhanh nhất thế giới mới có thể chơi mượt được trò chơi này. Cấu hình máy lý tưởng lúc đó phải là 1 CPU Core 2 Quad (cần phải ép xung), bo mạch chủ cao cấp và có ít nhất 1 card đồ họa GeForce GTX 8800 Ultra. Thế nhưng, để ráp cho được hoàn chỉnh cấu hình này thì chỉ có 1 bộ case cỡ bự (full tower) mới chứa được, nhưng đổi lại là phải chịu vấn đề nhức não là giải quyết nhiệt độ và tiếng ồn. Chỉ 4 năm sau (tức là thời điểm bây giờ), chúng ta đã chứng kiến một cấu hình PC high end mới bao gồm 1 CPU Core i7 và card đồ họa GeForce GTX 670 có năng lực xử lý game mạnh gấp 5 lần, với giá tương đương như cấu hình 4 năm trước. Đặc biệt hơn là giờ đây chúng ta đã có thể nhét chúng vào trong 1 cái case micro-ATX và không phải lăn tăn chuyện tản nhiệt nữa, và chuyện này giờ đã là bình thường.
Quả thật là PC đã tiến hóa quá nhanh. Thậm chí những diễn đàn chuyên độ PC như Bit-Tech bắt đầu có sự chuyển hướng và quan tâm đến thể loại PC có kích thước nhỏ nhắn, hơn là những dàn máy độ khổng lồ, với hệ thống tản nhiệt cực chất và đẹp mắt nhưng cũng rất hao của. Và cũng không cần đi đâu xa mà nhìn qua người anh em láng giềng chúng ta là vozForums, tất cả những gì được xem là 1 thời hoàng kim của PC giờ đây chỉ là hoài niệm, hoặc là chỉ có một nhóm nhỏ những ai thực sự có khả năng và thời gian để tiếp tục thú vui tốn kém đó. Điều đó cho thấy, từ đây đã có một sự thay đổi lớn trong quan niệm về PC truyền thống: form factor nhỏ. Một thí dụ rõ ràng hơn nữa về quan niệm đổi thay đó: Chiếc MacBook Pro siêu mỏng mới nhất của Apple về mặt kỹ thuật đã minh chứng kích thước thực sự không còn là vấn đề nữa, vì giờ đây công nghệ đã có thể đưa được sức mạnh cần thiết vào trong một kiểu dáng mỏng nhẹ.
Bỏ tablet và laptop qua một bên, xu hướng PC có form factor nhỏ cơ bản có thể chia thành 3 loại. Thứ nhất là nettop, xuất hiện gần như ngay sau khi dòng netbook trang bị CPU Intel Atom thế hệ đầu ra mắt năm 2007, với cấu hình gần như tương đương nhưng chỉ khác là không có bàn phím, touchpad và màn hình như netbook. Chuyện lạ duy nhất lúc đó là nettop lại có giá cao hơn các dòng laptop bình dân 1 chút. Nettop thời kỳ đầu là khá ổn, nhất là hiệu năng của Atom, nhưng nó lại không hấp dẫn về mặt giá cả khi so với các dòng PC có giá dưới $450 xếp đầy trên kệ. Nhưng tình hình đã có chuyển biến sau khi xuất hiện mẫu nettop mới nhất của Zotac là Zbox nano AS AD11 Plus có giá cũng chỉ cỡ đó ($450) và trang bị CPU AMD E-450 cùng nhân đồ họa Radeon HD 6320. Cấu hình này đã dư sức xử được hầu hết các tác vụ cần thiết ở máy bàn ngoài khoản chơi game 3D, cũng như khoản đồ họa đã làm khá tốt tác vụ "encode" video, chưa kể là nó chạy cực kỳ êm ru nếu so với các chip AMD giá bình dân trước đó. Thứ hai là dòng PC để bàn, các nhà sản xuất cũng đã bắt kịp xu hướng thu nhỏ lại kích thước của các dòng bo mạch chủ mới nhất. Hiện chúng ta có 3 loại kích thước bo mạch chủ chính: [info=Kích cỡ Motherboard]1. ATX (305x244mm): kích thước truyền thống theo cỡ chuẩn full tower. 2. micro-ATX (244x244mm): nhỏ hơn một chút nhưng vẫn tích hợp các dạng linh kiện như ở ATX). 3. mini-ITX (170x170mm): nhỏ nhất trong đồng bọn, thường thấy trong các hệ thống như NAS server hay các hệ thống giải trí trên xe hơi.[/info] Chỉ cách đây vài năm thôi, hệ thống mini-ITX nền tảng Atom hoặc VIA vẫn còn hiếm và giá thì cắt cổ (so với nhu cầu sử dụng). Nhưng sau khi Zotac (lại là Zotac) bắt đầu tung ra các chipset cao cấp cho cỡ mini-ITX thì các nhà sản xuất bo mạch chủ mới bắt đầu chạy đua kiểu rùa và thỏ nhằm cạnh tranh với Zotac. Nhờ vậy, mặc dù hiện tại các bo mạch chủ mini-ITX của Asrock với chipset Z77 mới nhất của Intel vẫn còn mắc hơn bo mạch truyền thống (chipset Z77) do chi phí cao hơn về nguyên liệu sản xuất, nhưng lại có nhiều yếu tố về kinh tế khác giúp hạ nhanh giá thành.
Đến đây sẽ có người đặt câu hỏi: "Vậy thì chúng ta cắm được những gì vào bo mạch mini-ITX?" Câu trả lời là cho đến thời điểm bài viết này thì vẫn còn hạn chế, nhất là khó mà chơi một bộ PSU đủ công suất cấp nguồn cho card đồ họa mới nhất cũng như không đủ chiều rộng để cắm 2 card đồ họa rời. Xin thưa, em "Mỏng" đã có mặt! Tất cả chưa dừng ở đó bởi hiện đã xuất hiện thêm "1 đứa nhóc trong đồng bọn", có biệt danh là "Thin mini-ITX". "Thằng nhóc con" này được Intel sinh ra vào năm ngoái và có "máu mủ" (cùng cấu hình) như mini-ITX, nhưng khác là không cần đến các bộ tản nhiệt gắn đứng – tức là "bộ lòng" của Thin mini-ITX được thiết kế nằm như ở laptop. Tại Computex 2012 diễn ra vào đầu tháng 6, "đứa nhóc" Thin mini-ITX này đã được giới thiệu trong nhiều hệ thống PC hoặc case trông rất hấp dẫn, trong số đó có Lian-li PC-Q05 trông như một "tấm" nhôm xinh đẹp. Cỡ chuẩn Thin Mini-ITX còn có cái độc nữa là cho phép nhét PC vào trong những thiết bị khác. Chẳng hạn như Wibtek (Trung Quốc) đang phát triển loại "keyboard PC", là chiếc bàn phím chứa một hệ thống Core i7 bên trong.
Vẫn chưa hết. Giờ gạt các loại PC x86 truyền thống và Mac sang 1 bên, chúng ta còn có những thiết bị di động nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn nhưng lại có công năng như 1 chiếc PC. Đó là những chiếc máy tí hon như Raspberry Pi và đối thủ của nó là Via APC (giá $49), và gần đây là những chiếc thẻ nhớ USB tích hợp vi xử lý chạy hệ điều hành Android cho phép cắm vào TV và hoạt động gần như 1 chiếc PC đầy đủ. Đọc thêm: http://www.hdvietnam.com/diendan/22-hd-media-player/384675-tong-hop-nhung-usb-hd-player.html.
Đó là tất cả những gì đã, đang và sẽ làm nên một cuộc cách mạng thay đổi quan niệm về 1 chiếc PC truyền thống, và mức độ thay đổi đến cỡ nào vẫn còn tùy thuộc vào 2 yếu tố: công nghệ và nhu cầu sử dụng. Chính công nghệ mới đã tiên phong trong "sự nghiệp cách mạng" đó, còn lại vẫn là ở người tiêu dùng. Hiện tại chúng ta có thể thấy sự gọn gàng hấp dẫn mà cái "mi nhon" mang lại, nhưng cũng phải thừa nhận rằng loại PC truyền thống dành để chơi game đồ họa nặng hay làm những tác vụ chuyên nghiệp vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài nữa. Cho dù xu hướng hiện nay là càng có nhiều nhà sản xuất PC nhảy vào cỡ chuẩn "mi nhon" nhiều hơn trước, nhưng vẫn còn đó các nhà sản xuất máy độ chuyên nghiệp như Chillblast và Overclockers vẫn mãi mê trong thiết kế để đem lại những thú vui tốn kém cho dân chơi PC thứ thiệt. Xét ở phạm vi toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng loại bo mạch chủ cao cấp dành chơi game vẫn đang tăng trưởng chứ chưa thấy giảm lại. Để kết luận cho chủ đề này, những ai còn muốn sở hữu chiếc PC mạnh mẽ có kích thước cao bằng 1 nửa chiếc tủ lạnh thì chắc chắn vẫn săn hàng và các nhà sản xuất vẫn tiếp tục kiếm được lợi nhuận từ đối tượng này. Nhưng đối với nhu cầu của đại đa số người dùng, kích thước "mi nhon" tất yếu sẽ chiếm lĩnh tương lai của PC. [/JUST] |
Chỉnh sửa lần cuối: