Ông Biden sẽ làm gì để cứu Internet?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trong bài viết đăng trên Wired, tác giả Gilad Edelman cho rằng ông Joe Biden sẽ đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến chính sách công nghệ do người tiền nhiệm để lại.

Dựa trên kết quả kiểm phiếu phổ thông sơ bộ, ứng cử viên Joe Biden được dự đoán chiến thắng và trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ kể từ tháng 1/2021.

Thật không may, ông phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, từ việc đảng Dân chủ không chiếm đa số ở Thượng viện đến thực trạng lộn xộn của "nền kinh tế Internet", nơi có những hệ thống sinh thái bị chi phối bởi các tập đoàn siêu cường.

Chống độc quyền
Ngay trước kỳ bầu cử, Bộ trưởng Tư pháp dưới thời ông Donald Trump đã kiện Google về vấn đề độc quyền. Vụ việc chưa đi đến hồi kết, vì vậy chính phủ mới sẽ phải tiếp tục xử lý.

merlin_175091460_7d70512a_3ef3_4330_846c_0f07b1e743aa_jumbo.jpg

Chính phủ mới phải xử lý hậu quả của các vụ kiện chống độc quyền từ thời Donald Trump. Ảnh: NYT.

Các nhà bình luận công nghệ lo lắng về động cơ đằng sau vụ việc. Những chuyên gia chống độc quyền, bao gồm người có xu hướng tự do, hoan nghênh động thái của Bộ Tư pháp, nhưng rõ ràng chính quyền dưới thời Biden không dễ giải quyết hậu quả để lại.

Sau đó, họ sẽ ứng xử thế nào với những cái tên còn lại. Facebook hay Amazon đều có chính sách củng cố vị thế của mình bằng cách mua bán, sáp nhập các đối thủ tiềm năng.

Hành động pháp lý rất khó thực hiện khi cơ quan lập pháp liên bang do phe bảo thủ chiếm đa số và tiền lệ cho thấy chính phủ ít dành được phần thắng trong các vụ kiện chống độc quyền.

Bên cạnh Bộ Tư pháp, một cơ quan khác có ảnh hưởng trong vấn đề này là Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Không cần Quốc hội chấp thuận, FTC cũng có thể ban hành các quy tắc. Chẳng hạn như cấm cạnh tranh không lành mạnh, điều khoản ràng buộc trong thỏa thuận người dùng hoặc các hợp đồng độc quyền.

Tuy nhiên, vấn đề là các ủy viên của FTC có nhiệm kỳ đến 7 năm và không thể bị sa thải vô lý. Hiện tại ủy ban này có 3 thành viên đảng Cộng hòa và 2 người thuộc phe Dân chủ. Tất cả đều bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2018.

Như vậy, ông Biden có thể không thực hiện được chính sách của mình trước khi một đảng viên Cộng hòa nghỉ hưu hoặc quay lại làm việc cho khu vực tư nhân.

Câu hỏi lớn hơn là tổng thống mới có quan điểm như thế nào về việc này. Biden không nói nhiều về chống độc quyền trong chiến dịch tranh cử.

Mạng lưới cố vấn ông bao gồm cả những người có tư tưởng chống độc quyền và những người bảo vệ các đại gia công nghệ. Chưa rõ bên nào thắng thế trong chính quyền mới.

Luật về quyền riêng tư
Vào năm 2019, dự luật về bảo mật và quyền riêng tư được đệ trình lên Quốc hội Mỹ. Ban đầu, có vẻ cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều tán đồng.

Nhưng 2 bên không tìm được tiếng nói chung trong một số điểm mấu chốt: người dùng có thể kiện công ty vi phạm hay không và luật có ngăn chặn quy định chặt chẽ hơn của các tiểu bang trong vấn đề này.

http_com.ft.imagepublish.upp_prod_us.s3.amazonaws.jpg

Cơ quan lập pháp Mỹ vẫn chia rẻ trong vấn đề quy định quyền riêng tư. Ảnh: FT.

Tuy nhiên, khi quốc hội nhiệm kỳ 117 bắt đầu hoạt động vào năm tới, sẽ có một số đề xuất lập pháp phù hợp được đưa ra bàn bạc. Chưa rõ các nghị sĩ có đạt được đồng thuận sau cuộc bầu cử tổng thống kéo dài và nhiều diễn biến phức tạp hay không.

Ngoài ra, Đạo luật Quyền riêng tư của California là một áp lực khác. Quy định vừa được thông qua của tiểu bang này mạnh tay hơn luật riêng tư hiện hành. Một khi hiệu lực, nó có thể trở thành tiêu chuẩn quốc gia vì trên thực tế, California có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng.

Kiểm duyệt nội dung
Ngay cả khi không có gì xảy ra ở cấp độ lập pháp, việc Donald Trump rời Nhà Trắng vẫn là một cơn địa chấn đối với các nền tảng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung.

Trump đặt ra một câu hỏi nan giải cho mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và Twitter, những nền tảng ông thường xuyên sử dụng: Làm thế nào để thực thi nhất quán các quy tắc kiểm soát thông tin sai lệch khi Tổng thống Mỹ lại là nguồn phát tán lớn?

Trong những năm đầu nhiệm kỳ Donald Trump, có vẻ các công ty nhún nhường. Vì vậy, họ hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nhà hoạt động tự do và giới phê bình công nghệ. Tuy nhiên thời gian gần đây điều đó dần cải thiện.

trump_cnn_videoSixteenByNine1050.jpg

Ông Trump khiến các nền tảng mạng xã hội khó xử với những thông điệp gây tranh cãi. Ảnh: NYT.

Biden lại khác. Ông ấy là một chính trị gia Mỹ điển hình, một người không tung tin đồn về gian lận bầu cử lên mạng xã hội vào lúc 3 giờ sáng. Điều đó có nghĩa là công việc của các nền tảng sắp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tin giả và sai lệch không lập tức biến mất, nhưng nó cũng không còn liên hệ chặt chẽ với người đứng đầu Nhà Trắng. Vì vậy, các nền tảng có thể đưa ra quyết định xử lý dễ dàng hơn, không căng thẳng về mặt chính trị.

Do đó, ngay cả khi các công ty không thay đổi bất cứ điều gì sau, vấn đề thông tin sai lệch có vẻ không còn trầm trọng như trước.

Phân hóa trong lĩnh vực công nghệ
Bất bình đẳng trong sử dụng Internet băng thông rộng là vấn đề đáng xấu hổ của Mỹ, một điều mà ngay cả chương trình mang tên “Tuần lễ Cơ sở hạ tầng” của Trump cũng không giải quyết được.

Biden đã biến băng thông rộng ở nông thôn trở thành một phần khá lớn trong chiến dịch tranh cử của mình. Đó cũng là ưu tiên trong nhiều năm qua của Đảng Dân chủ.

Tổng thống mới có thể không thực hiện được tất cả lời hứa về băng thông rộng nếu không có sự ủng hộ của Thượng viện, ít nhất là trong vấn đề tăng ngân sách liên bang. Nhưng nếu đó thực sự là ưu tiên, chính quyền sẽ làm nhiều việc để cố gắng đạt được.

Một lý do khiến truy cập băng thông rộng thiếu và giá quá cao là sự độc quyền trong việc cung cấp. Sử dụng sức mạnh chống độc quyền, tạo ra cạnh tranh nhiều hơn là cách hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, khi đặt bên cạnh những khủng hoảng nghiêm trọng khác mà Biden phải giải quyết, gồm đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, tình hình kinh tế… Internet băng thông rộng nông thôn chỉ là một vấn đề thứ yếu.

Theo Zing​
 

pnv quang

Active Member
Trước kia mình tin là Biden thắng , đơn giản là từ một phân tích rất chính xác của một giáo sư nổi tiếng người Mỹ . Thế mà có một người hỏi đểu và yêu cầu dẫn link .
Mình chỉ dự đoán chắc chắn ( có thể mình sai ) chứ không ép bất kỳ ai phải tin theo . Do đó đề nghị các thành viên hãy luôn nghĩ khác nhưng hãy tôn trọng ý kiến khác biệt của mọi người xung quanh .
Mình cũng thấy rất lạ tại sao hầu hết người Việt nam cả trong nước và hải ngoại đều rùng rùng đi theo ủng hộ Trump . Mình thích tính Trump vì hành vi của ông giúp định hình lại , nhắc nhở các chính trị gia chuyên nghiệp của Mỹ đừng quan liêu . Trump phá vỡ các quy định quốc tế vô lý dành cho nước Mỹ mà các đời Tổng thống trước , nhất là Obama đã bán đứng ( từ năm 2012 Navarro đã cảnh cáo về Trung quốc nhưng Obama bỏ ngoài tai ) . Tóm lại Trump chưa thực hiện hết các lời hứa nhưng tác động cho nước Mỹ về lâu dài là rất tích cực , tránh ảo tưởng chính trị . TRUMP CHỈ CÓ LỢI CHO NƯỚC MỸ , KHÔNG HỀ CÓ LỢI CHO VIỆT NAM . Tỉnh ngủ đi . Mình ủng hộ Trump bởi vì mình hay nói chuyện với bạn bè quốc tế , còn dự đoán Biden làm Tổng thống là dựa trên phân tích . Ngoài ra Trump đã chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem , đất thánh của loài người , đây là điều duy nhất khiến mình luôn trung thành với Trump . CHỈ CÓ NHỮNG KẺ NGÂY THƠ MỚI DỰ ĐOÁN DỰA TRÊN CẢM TÍNH :D:D:D Tiếc thay hầu hết người Việt nam toàn như vậy , trên báo Thanh niên , vnexpress ... toàn thấy bình luận mong Trump làm tổng thống . :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pnv quang

Active Member
Ở Việt nam nên không thể nói hết những vấn đề mình biết . Báo chí trong nước nói không được một nửa sự thật :( Người Việt hải ngoại thế hệ di cư ủng hộ Trump ( vì không quen đời sống Mỹ ) . Thế nhưng thế hệ kế tiếp sinh ra và học tại Mỹ thì ủng hộ Biden , bởi vì thế hệ này chủ yếu nói tiếng Anh nên biết nhiều .
Lực lượng ủng hộ Trump là lực lượng muốn tận diệt chủ nghĩa xã hội đang hình thành ở Mỹ , đứng đầu là ứng cử viên đảng Dân chủ Thượng nghị sĩ Bernie Sanders . Đảng Dân chủ thu hút mọi quan điểm nhưng mang quan điểm cộng sản như Bernie Sanders thì làm Thượng nghị sĩ được , muốn tranh cử Tổng thống là tự đảng Dân chủ bóp chết từ trong trứng nước nên Sanders ra tranh cử mấy nhiệm kỳ đều không được . Năm 2020 Sanders gần thắng nhưng đảng Dân chủ sợ bóng ma cộng sản nên phá ngầm và mời Biden ra tranh cử ( Joe Biden không hề muốn tranh cử Tổng thống năm 2020 , nên nhớ . Có rất nhiều người Mỹ trong thâm tâm không có ý định ra tranh cử Tổng thống nhưng vì các đảng mời nên mới ra , có 2 người được vinh danh trong lịch sử Hoa kỳ là Woodrow Wilson và Dwight Eisenhower xếp trong 10 Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ ) .
Nước Mỹ khác với các nước còn lại bởi họ có những con người vĩ đại như Woodrow Wilson , Harry Truman ( giỏi mà liêm khiết , lúc không còn làm Tổng thống vì quá nghèo mà Eisenhower phải yêu cầu Quốc hội trợ giúp ) . Wilson là người đặt nền móng cho đại học Princeton trở nên nổi tiếng , nằm trong Ivy League .
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pnv quang

Active Member
Lần bình luận này là lần cuối trên hdvietnam . Thứ nhất là mình khỏe rồi nên đi làm , không còn thời gian . Thứ hai là bình luận ở Việt nam luôn phải cân nhắc , rất chán . Bình luận trên Facebook biết nhiều và thoải mái , mọi người chỉ bảo nhau dựa trên sự tôn trọng và kiến thức quốc tế . Bình luận ở đây còn đỡ , trên báo chí quốc doanh thì chán thôi rồi .
Tạm biệt ! :)
 
Bên trên