HaThao
Film critic
Sau khi bộ phim về đề tài tình yêu và thù hận kết thúc, trong lòng mình chỉ đọng một nỗi băn khoăn, “Đời còn nhiều nghề mà, đi làm đạo diễn chi cho cực vậy?”
‘Oan hồn’ là sản phẩm hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam. Bộ phim đã kết hợp đầy đủ các yếu tố để trở thành thảm họa mới của điện ảnh Việt lẫn Thái. Phần lớn khán giả xem phim về bị đau mặt vì facepalm quá nhiều, một số ca còn nặng hơn vì đập thẳng đầu vào ghế trước mặt.
“Troy và người vợ Charman đang sống hạnh phúc vui vẻ thì bất ngờ một ngày kia, Charman bị tạt axit gây biến dạng khuôn mặt đầy đau đớn. Quá buồn tủi cô đã treo cổ tự tử, để lại nỗi uất hận trong lòng và một người chống, người em vô cùng đau đớn cùng cực. Từ ngày Charman chết, nỗi tức tưởi khi sống khiến vong hồn cô không thể siêu thoát mà vương vất nơi nhân gian. Troy bằng tình yêu thương vô bờ với vợ quyết tâm tìm ra kẻ đã hại vợ mình ra đi, khiến anh đau khổ khốn cùng. Troy đã mời về thầy pháp cao tay bắt ma để điều tra chân tướng và từ đây những bí mật rợn người và câu chuyện nhuốm màu kinh dị bắt đầu được tiết lộ.”, nguyên văn lời giới thiệu của Lotte Cinema.
Ra đời vào năm 2015 nhưng ‘Oan hồn’ mang phong cách hóa trang của thập niên 50, kĩ xảo những năm 80 và tái hiện tình hình điện lực tại Việt Nam thập kỉ 90. Lớp hóa trang trên mặt nữ chính có lẽ lấy ý tưởng từ bánh tráng trộn vỉa hè, rất giống, rất thuyết phục rằng đó là đồ giả. Tạo hình ma nữ của Lily Luta không đẹp bằng phim Thái và ít ghê hơn phim Việt. Các pha hù dọa đều nhàm và cũ rích. Nhạc vừa nổi lên là khán giả đã biết tỏng “con ma sẽ xuất hiện trong 5, 4, 3, 2, 1… tèn tèn ten.”
Nếu một số bộ phim bị chê chuyển cảnh gấp gáp như lật trang thì ‘Oan hồn’ phải gọi là xé hết trang rồi cắm đầu vào đống giấy vụn. Có vẻ như đạo diễn Troy Lê (anh này làm đạo diễn, đóng vai nam chính và lấy tên mình đặt cho nhân vật luôn) làm rớt hết đống story board xuống đất, xong gom cả mớ lên quay mà không cần biết các phân cảnh lộn xộn và khập khiễng thế nào. Mỗi lần đang chiếu mà màn hình bỗng tối thui, kèm theo tiếng phụp là biết chuyển cảnh. Bảo giống tình trạng cúp điện ở mình cách đây hai mươi năm là vậy. Còn những khi anh nam chính hồi tưởng quãng thời gian hạnh phúc với vợ thì mọi thứ sẽ trắng xóa đồng thời kêu đánh xoẹt một phát.
Nghe đồn phim này thu tiếng trực tiếp nên các diễn viên Việt Nam phải học tiếng Thái để phát âm cho thật chuẩn. Nhiều lúc họ nói mà tiếng nền phải tắt hết, nói xong mới có âm thanh trở lại. Nghe đồn nữa là phim này làm hậu kì ở Thái. Nói chung là phần âm thanh hình ảnh chúng ta có thể bỏ qua, cũng không quan trọng lắm, chỉ là phim kinh dị thôi mà. Giờ hãy chuyển qua phần diễn xuất.
Lily Luta (Charman) là bình bông di động. Song Ngư (Song Kỳ) là bình bông di động. Troy Lê không bình bông cũng không di động. Diễn xuất của ảnh làm người ta liên tưởng tới Kristen Stewart trong Twilight, cực kì nhất quán, cử động mặt không thay đổi trong bất kì tình huống nào. Có điều Kristen Stewart còn đẹp, người ta còn có động lực ngó lên màn hình.
Biệt đội bắt ma của Ngô Kiến Huy, BB Trần và Hoàng Rapper nói ít, phun nước miếng nhiều, phát ra toàn âm thanh như mấy bạn minion màu vàng, nói chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng độ xàm của phim. Chỉ mỗi nữ diễn viên Thái Lan Pumwaree Yodkamol (Ploy) có thể gọi là diễn xuất, dù nhân vật của cô chủ yếu chỉ trợn mắt và gào thét với mật độ càng lúc càng dày đặc. Nhưng kịch bản và đạo diễn đã dở thì có mà diễn tốt bằng ảo giác!
Còn cái màn giải quyết mâu thuẫn bằng trò mặt nạ Mission Impossible thì thôi rồi... Toy đã khóc khi xem cảnh đó...
Túm lại là bạn đừng phung phí tuổi thanh xuân của mình vô cái "phim" này, lượn ra Nguyễn Huệ coi nhạc nước vui và lành mạnh hơn.

‘Oan hồn’ là sản phẩm hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam. Bộ phim đã kết hợp đầy đủ các yếu tố để trở thành thảm họa mới của điện ảnh Việt lẫn Thái. Phần lớn khán giả xem phim về bị đau mặt vì facepalm quá nhiều, một số ca còn nặng hơn vì đập thẳng đầu vào ghế trước mặt.
“Troy và người vợ Charman đang sống hạnh phúc vui vẻ thì bất ngờ một ngày kia, Charman bị tạt axit gây biến dạng khuôn mặt đầy đau đớn. Quá buồn tủi cô đã treo cổ tự tử, để lại nỗi uất hận trong lòng và một người chống, người em vô cùng đau đớn cùng cực. Từ ngày Charman chết, nỗi tức tưởi khi sống khiến vong hồn cô không thể siêu thoát mà vương vất nơi nhân gian. Troy bằng tình yêu thương vô bờ với vợ quyết tâm tìm ra kẻ đã hại vợ mình ra đi, khiến anh đau khổ khốn cùng. Troy đã mời về thầy pháp cao tay bắt ma để điều tra chân tướng và từ đây những bí mật rợn người và câu chuyện nhuốm màu kinh dị bắt đầu được tiết lộ.”, nguyên văn lời giới thiệu của Lotte Cinema.
Ra đời vào năm 2015 nhưng ‘Oan hồn’ mang phong cách hóa trang của thập niên 50, kĩ xảo những năm 80 và tái hiện tình hình điện lực tại Việt Nam thập kỉ 90. Lớp hóa trang trên mặt nữ chính có lẽ lấy ý tưởng từ bánh tráng trộn vỉa hè, rất giống, rất thuyết phục rằng đó là đồ giả. Tạo hình ma nữ của Lily Luta không đẹp bằng phim Thái và ít ghê hơn phim Việt. Các pha hù dọa đều nhàm và cũ rích. Nhạc vừa nổi lên là khán giả đã biết tỏng “con ma sẽ xuất hiện trong 5, 4, 3, 2, 1… tèn tèn ten.”

Nếu một số bộ phim bị chê chuyển cảnh gấp gáp như lật trang thì ‘Oan hồn’ phải gọi là xé hết trang rồi cắm đầu vào đống giấy vụn. Có vẻ như đạo diễn Troy Lê (anh này làm đạo diễn, đóng vai nam chính và lấy tên mình đặt cho nhân vật luôn) làm rớt hết đống story board xuống đất, xong gom cả mớ lên quay mà không cần biết các phân cảnh lộn xộn và khập khiễng thế nào. Mỗi lần đang chiếu mà màn hình bỗng tối thui, kèm theo tiếng phụp là biết chuyển cảnh. Bảo giống tình trạng cúp điện ở mình cách đây hai mươi năm là vậy. Còn những khi anh nam chính hồi tưởng quãng thời gian hạnh phúc với vợ thì mọi thứ sẽ trắng xóa đồng thời kêu đánh xoẹt một phát.
Nghe đồn phim này thu tiếng trực tiếp nên các diễn viên Việt Nam phải học tiếng Thái để phát âm cho thật chuẩn. Nhiều lúc họ nói mà tiếng nền phải tắt hết, nói xong mới có âm thanh trở lại. Nghe đồn nữa là phim này làm hậu kì ở Thái. Nói chung là phần âm thanh hình ảnh chúng ta có thể bỏ qua, cũng không quan trọng lắm, chỉ là phim kinh dị thôi mà. Giờ hãy chuyển qua phần diễn xuất.

Lily Luta (Charman) là bình bông di động. Song Ngư (Song Kỳ) là bình bông di động. Troy Lê không bình bông cũng không di động. Diễn xuất của ảnh làm người ta liên tưởng tới Kristen Stewart trong Twilight, cực kì nhất quán, cử động mặt không thay đổi trong bất kì tình huống nào. Có điều Kristen Stewart còn đẹp, người ta còn có động lực ngó lên màn hình.

Biệt đội bắt ma của Ngô Kiến Huy, BB Trần và Hoàng Rapper nói ít, phun nước miếng nhiều, phát ra toàn âm thanh như mấy bạn minion màu vàng, nói chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng độ xàm của phim. Chỉ mỗi nữ diễn viên Thái Lan Pumwaree Yodkamol (Ploy) có thể gọi là diễn xuất, dù nhân vật của cô chủ yếu chỉ trợn mắt và gào thét với mật độ càng lúc càng dày đặc. Nhưng kịch bản và đạo diễn đã dở thì có mà diễn tốt bằng ảo giác!

Còn cái màn giải quyết mâu thuẫn bằng trò mặt nạ Mission Impossible thì thôi rồi... Toy đã khóc khi xem cảnh đó...
Túm lại là bạn đừng phung phí tuổi thanh xuân của mình vô cái "phim" này, lượn ra Nguyễn Huệ coi nhạc nước vui và lành mạnh hơn.