HaThao
Film critic
Hồi năm 2006, phần Night at the Museum đầu tiên đã làm tăng 50 ngàn lượt khách cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ. Series Đêm ở Bảo tàng không được giới chuyên môn đánh giá cao, nhưng khán giả thì luôn yêu thích. Phim của Ben Stiller có cái cách vượt qua những tiêu chuẩn đánh giá điện ảnh thông thường để chạm tới người xem, tạo sự đồng cảm và truyền cảm hứng cho mỗi người. The Secret Life of Walter Mitter đánh thức ước mơ khám phá thế giới. Night at the Museum khơi gợi sự háo hức và trí tưởng tượng trước những điều mới lạ mà quá nhiều người trong chúng ta đã đánh mất trên con đường trở thành người lớn.
Để thích được Đêm ở Bảo tàng rất dễ. Bạn chỉ cần làm trẻ con thôi. Con nít không quan tâm bản chất sự vật phải thế này hay thế khác, chúng chỉ muốn biết nó mở ra trước mắt chúng những gì. Vậy nên bạn cứ ngồi duỗi chân thoải mái và thả người theo bộ phim.
Giống như hai phần trước, Secret of the Tomb có cốt truyện vô cùng đơn giản dễ hiểu. Lần này Larry cùng những người bạn đến London tìm cách phục hồi phép màu trong tấm bảng vàng của Pharaoh Ahk, cứu lấy sự sống của cư dân Bảo tàng New York.
Phim này dễ cười dễ vui. Mình ngồi xem mà cười suốt. Các tình huống hài tự nhiên và đơn giản, dù một số đoạn hơi nhây, chắc vì cốt truyện không có gì trúc trắc nên biên kịch phải tìm cách kéo dài tình tiết. Phim không có nút thắt nào mà khán giả không đoán được, nhưng vẫn phấn khích theo dõi. Nhân vật không thay đổi mấy so với hai phần trước, mỗi người mỗi vẻ nhưng không để lại ấn tượng gì nhiều. Vài sự xuất hiện mới đáng chú ý là chàng Hiệp sĩ Lancelot xứ Camelot, đẹp trai phải cái đầu đất; anh Laa người tiền sử, suốt ngày gọi Larry là ba và cô bảo vệ đêm ở Bảo tàng London. Hugh Jackman cũng có một đoạn cameo ngắn nhưng rất vui.
Phần sau bộ phim là những nốt trầm xúc động về tình cảm mà Larry đã chia sẻ với những người bạn lâu năm ở bảo tàng: khủng long Rexy, cặp đôi bromance Jed và Octavious, nàng Sacajawea thông minh xinh đẹp, chú khỉ Dexter phá như quỷ, và đặc biệt là Teddy Roosevelt. Khán giả sẽ không bao giờ được nghe những lời khuyên giản dị mà sâu sắc Teddy dành cho Larry. Đây là bộ phim cuối cùng Robin Williams góp mặt. Tiếng cười nhẹ nhàng thâm thúy của bác đã ra đi.
Chuyến phiêu lưu này là chuyến cuối cùng của họ trong hành trình 8 năm. Phép màu của tấm bảng vàng phải nằm lại đâu đó và nhường chỗ cho những cuộc phiêu lưu mới, ở một nơi khác. Như Teddy đã nói trước khi ánh nắng biến ông trở lại thành tượng sáp, “Cười lên đi, con trai. Mặt trời đã mọc rồi.”
Để thích được Đêm ở Bảo tàng rất dễ. Bạn chỉ cần làm trẻ con thôi. Con nít không quan tâm bản chất sự vật phải thế này hay thế khác, chúng chỉ muốn biết nó mở ra trước mắt chúng những gì. Vậy nên bạn cứ ngồi duỗi chân thoải mái và thả người theo bộ phim.

Phim này dễ cười dễ vui. Mình ngồi xem mà cười suốt. Các tình huống hài tự nhiên và đơn giản, dù một số đoạn hơi nhây, chắc vì cốt truyện không có gì trúc trắc nên biên kịch phải tìm cách kéo dài tình tiết. Phim không có nút thắt nào mà khán giả không đoán được, nhưng vẫn phấn khích theo dõi. Nhân vật không thay đổi mấy so với hai phần trước, mỗi người mỗi vẻ nhưng không để lại ấn tượng gì nhiều. Vài sự xuất hiện mới đáng chú ý là chàng Hiệp sĩ Lancelot xứ Camelot, đẹp trai phải cái đầu đất; anh Laa người tiền sử, suốt ngày gọi Larry là ba và cô bảo vệ đêm ở Bảo tàng London. Hugh Jackman cũng có một đoạn cameo ngắn nhưng rất vui.

Phần sau bộ phim là những nốt trầm xúc động về tình cảm mà Larry đã chia sẻ với những người bạn lâu năm ở bảo tàng: khủng long Rexy, cặp đôi bromance Jed và Octavious, nàng Sacajawea thông minh xinh đẹp, chú khỉ Dexter phá như quỷ, và đặc biệt là Teddy Roosevelt. Khán giả sẽ không bao giờ được nghe những lời khuyên giản dị mà sâu sắc Teddy dành cho Larry. Đây là bộ phim cuối cùng Robin Williams góp mặt. Tiếng cười nhẹ nhàng thâm thúy của bác đã ra đi.
Chuyến phiêu lưu này là chuyến cuối cùng của họ trong hành trình 8 năm. Phép màu của tấm bảng vàng phải nằm lại đâu đó và nhường chỗ cho những cuộc phiêu lưu mới, ở một nơi khác. Như Teddy đã nói trước khi ánh nắng biến ông trở lại thành tượng sáp, “Cười lên đi, con trai. Mặt trời đã mọc rồi.”
