torune
Film critic
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có giấy vệ sinh, tại sao lại vệ sinh vùng dưới cánh tay... Những câu trả lời thực sự không hẳn là có liên quan về sức khoẻ mà thực tế hơn là chúng liên quan đến doanh thu của các nhà sản xuất. Bằng việc marketing khôn ngoan, các doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm xã hội và thói quen sinh hoạt của con người qua thời gian. Hãy cùng điểm qua những thói quen hằng ngày mà thực ra là những thành công quá lớn của các chiến dịch marketing trong lịch sử.
1. Cuộn giấy toilet được phát minh để kiếm lời cho hãng Scott
Scott là một nhãn hiệu sản xuất đồ tiêu dùng nổi tiếng ở Mỹ. Trước năm 1857, chưa ai có khái niệm gì về giấy vệ sinh hay khăn giấy ướt. Mãi cho tới năm 1890, Clarence và E Irvin Scott mới thành công với chiến dịch sáng tạo cuộn giấy toilet và định hình cho thói quen của người dùng tới tận ngày nay.
2. Ngày của cha ra đời nhằm tăng doanh số bán quần áo
Chắc chắn ai cũng biết về cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ những năm 1930. Cũng trong thời điểm đó, để kích cầu, các nhà lãnh đạo của nền công nghiệp chuyên về quà tặng lưu niệm đã chung tay với các chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang nam ở New York khởi xướng Ngày của cha (Father’s Day) với mục đích duy nhất… thu được nhiều tiền.
3. Siêu thị được thiết kế để bạn mua nhiều hơn
Khái niệm này khá phổ biến, đối với dân kinh tế (Bạn đã đọc về mối liên quan giữa bia và tã lót chưa. Google để biết thêm chi tiết). Xin giải thích thêm, nhiều khi người dùng thắc mắc tại sao các quầy hàng ở siêu thị lại thiết kế rắc rối như vậy. Mục đích của chúng là dẫn dụ bạn vào xem tất cả các hàng hoá siêu thị trước khi bạn tìm được món đồ ưng ý. Và trong khi bạn dạo qua các quầy, rất có thể bạn sẽ muốn mua thêm cái này cái kia.
4. Gillette đã khiến phụ nữ “cạo lông nách”
Nghe có vẻ nực cười nhưng sự thật đúng là vậy. Từ những năm 1915, một làn sóng thời trang mang tới cho phụ nữ những loại áo và váy cộc tay. Một chiến dịch marketing khơi mào bởi Gillette và nhà sản xuất báo Bazaar để thu hút phái đẹp đến với loại hình thời trang mới này. Họ đã không ngần ngại đưa ra quan điểm rằng “lông vùng dưới cánh tay không vệ sinh và không hợp thời”. Chỉ sau 5 năm, tức năm 1920, chiến dịch thành công vang dội và tăng doanh số của Gillette dành cho dụng cụ vệ sinh và các hoá phẩm tẩy lông. Hiệu ứng của nó khá vĩ đại khi đã định hình luôn cả quan điểm thẩm mỹ dành cho phái yếu và thậm chí phái mạnh ngày nay.
5. Khuẩn Herpes được thêm “tai tiếng” để bán nhiều thuốc
Trước khi một công ty có tên Burrough Wellcome sáng tạo ra thuốc giảm bớt triệu chứng của Herpes, những dấu hiệu và tổn thương nhẹ trên da của người bệnh trong con mắt của cộng đồng xã hội là bình thường và có thể tự chữa trị. Truyền thông và marketing đã đẩy lên cùng cực về mức độ “ghê tởm” của triệu chứng hay các “mụn nhiệt” của bệnh Herpes. Nó như một dạng kỳ thị xã hội mà quảng cáo đã tạo nên để định hướng người dùng mua thuốc trị bệnh. Ảnh hưởng của nó rất lớn và tồn tại đến ngày nay.
6. Coca Cola mang lại danh tiếng cho ông già Noel
Trước năm 1930, nhắc tới thánh Ni-cô-la (St. Nicholas hay còn gọi là Santa Claus), người ta sẽ liên tưởng tới hình ảnh bên trái. Nhưng trong một quảng cáo trên trang Sartuday Evening Post, CoCa Cola đã thiết kế lại hình ảnh ông già Noel với vẻ ngoài mủm mĩm, có râu bạc, dễ thương và thân thiện. Những chi tiết này lại được CoCa Cola “chôm chỉa” từ miêu tả về nhân vật Saint Nick trong một bàn thơ của tác giả Clement C.Moore. Dù gì thì hình ảnh ông già Noel này quá nổi tiếng và trở thành biểu tướng giáng sinh của rất nhiều thập kỷ sau đó.
1. Cuộn giấy toilet được phát minh để kiếm lời cho hãng Scott
![]() |
Scott là một nhãn hiệu sản xuất đồ tiêu dùng nổi tiếng ở Mỹ. Trước năm 1857, chưa ai có khái niệm gì về giấy vệ sinh hay khăn giấy ướt. Mãi cho tới năm 1890, Clarence và E Irvin Scott mới thành công với chiến dịch sáng tạo cuộn giấy toilet và định hình cho thói quen của người dùng tới tận ngày nay.
2. Ngày của cha ra đời nhằm tăng doanh số bán quần áo
![]() |
Chắc chắn ai cũng biết về cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ những năm 1930. Cũng trong thời điểm đó, để kích cầu, các nhà lãnh đạo của nền công nghiệp chuyên về quà tặng lưu niệm đã chung tay với các chuỗi cửa hàng bán lẻ thời trang nam ở New York khởi xướng Ngày của cha (Father’s Day) với mục đích duy nhất… thu được nhiều tiền.
3. Siêu thị được thiết kế để bạn mua nhiều hơn
![]() |
Khái niệm này khá phổ biến, đối với dân kinh tế (Bạn đã đọc về mối liên quan giữa bia và tã lót chưa. Google để biết thêm chi tiết). Xin giải thích thêm, nhiều khi người dùng thắc mắc tại sao các quầy hàng ở siêu thị lại thiết kế rắc rối như vậy. Mục đích của chúng là dẫn dụ bạn vào xem tất cả các hàng hoá siêu thị trước khi bạn tìm được món đồ ưng ý. Và trong khi bạn dạo qua các quầy, rất có thể bạn sẽ muốn mua thêm cái này cái kia.
4. Gillette đã khiến phụ nữ “cạo lông nách”
![]() |
![]() |
Nghe có vẻ nực cười nhưng sự thật đúng là vậy. Từ những năm 1915, một làn sóng thời trang mang tới cho phụ nữ những loại áo và váy cộc tay. Một chiến dịch marketing khơi mào bởi Gillette và nhà sản xuất báo Bazaar để thu hút phái đẹp đến với loại hình thời trang mới này. Họ đã không ngần ngại đưa ra quan điểm rằng “lông vùng dưới cánh tay không vệ sinh và không hợp thời”. Chỉ sau 5 năm, tức năm 1920, chiến dịch thành công vang dội và tăng doanh số của Gillette dành cho dụng cụ vệ sinh và các hoá phẩm tẩy lông. Hiệu ứng của nó khá vĩ đại khi đã định hình luôn cả quan điểm thẩm mỹ dành cho phái yếu và thậm chí phái mạnh ngày nay.
5. Khuẩn Herpes được thêm “tai tiếng” để bán nhiều thuốc
![]() |
Trước khi một công ty có tên Burrough Wellcome sáng tạo ra thuốc giảm bớt triệu chứng của Herpes, những dấu hiệu và tổn thương nhẹ trên da của người bệnh trong con mắt của cộng đồng xã hội là bình thường và có thể tự chữa trị. Truyền thông và marketing đã đẩy lên cùng cực về mức độ “ghê tởm” của triệu chứng hay các “mụn nhiệt” của bệnh Herpes. Nó như một dạng kỳ thị xã hội mà quảng cáo đã tạo nên để định hướng người dùng mua thuốc trị bệnh. Ảnh hưởng của nó rất lớn và tồn tại đến ngày nay.
6. Coca Cola mang lại danh tiếng cho ông già Noel
![]() |
![]() |
Trước năm 1930, nhắc tới thánh Ni-cô-la (St. Nicholas hay còn gọi là Santa Claus), người ta sẽ liên tưởng tới hình ảnh bên trái. Nhưng trong một quảng cáo trên trang Sartuday Evening Post, CoCa Cola đã thiết kế lại hình ảnh ông già Noel với vẻ ngoài mủm mĩm, có râu bạc, dễ thương và thân thiện. Những chi tiết này lại được CoCa Cola “chôm chỉa” từ miêu tả về nhân vật Saint Nick trong một bàn thơ của tác giả Clement C.Moore. Dù gì thì hình ảnh ông già Noel này quá nổi tiếng và trở thành biểu tướng giáng sinh của rất nhiều thập kỷ sau đó.
Theo buzzfeed