songoku9x
Well-Known Member
Nếu ai là tín đồ đam mê công nghệ nói thì chắc cũng đều biết rằng Microsoft hiện đã bắt đầu phiên bản cập nhật Windows 10 Technical Preview build 10049 cho người dùng, cũng như phiên bản beta chính thức sẽ được cho ra mắt tại San Francisco vào cuối tháng này. Và điều đáng quan tâm ở phiên bản cập nhật mới lần này đó chính là sự xuất hiện của trình duyệt Spartan sau nhiều tháng chờ đợi, trình duyệt này được cho là sở hữu một bộ nguồn dựng trang với tốc độ và độ chính xác cao hơn so với Internet Explorer. Đi cùng với đó là giao diện của ứng dụng cũng được làm mới nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn, kèm theo đó là nhiều tính năng như ghi chú ngay trong trình duyệt, chế độ Reading Mode được cải tiến và tích hợp trợ lý ảo Cortana. Vậy, nếu bạn đang có ý định muốn nâng cấp và sử dụng Windows 10 Technical Preview build 10049 thì hãy khoan và đọc hết bài này trước khi tiến hành nhé.
Nâng cấp hay cài đặt lại mới?

Việc người dùng tiến hành nâng cấp từ phiên bản cũ lên phiên bản mới hoặc cài đặt lại mới toàn hoàn hệ điều hành sẽ tác động và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình cài đặt. Với một số thiết bị có bộ nhớ lưu trữ giới hạn thì phương pháp lựa chọn tốt nhất đó chính là cài đặt lại mới hoàn toàn hệ điều hành, điều này sẽ giúp người dùng tiết kiệm không gian lưu trữ hơn, cũng như loại bỏ nguy cơ các vấn đề xung đột trong quá trình cài đặt và sử dụng. Một điều mà người dùng hết sức lưu ý, đó chính là người dùng sẽ không thể quay trở lại phiên bản Windows 8.1 sau khi đã nâng cấp lên Windows 10 Technical Preview.

Ngoài ra, người dùng cũng phải chắc chắn rằng mình đã ghi chép lại số ID key của Windows và chuẩn bị đĩa boot khởi động, phòng trường hợp người dùng gặp phải các sự cố xảy ra ngoài ý muốn khi tiến hành cài đặt phiên bản Windows mới. Và điều quan trọng nhất, đó là người dùng phải tải file cài đặt ISO Windows 10 Technical Preview phiên bản 32-bit tại đây hoặc 64-bit tại đây tùy theo mục đích của người dùng, bộ nhớ trong cần phải trống tối thiểu là 4GB để có thể cài đặt hệ điều hành này. Một khi người dùng đã có file cài đặt ISO, người dùng có thể ghi ra đĩa DVD để cài đặt, hoặc chép vào USB để cài đặt thông qua công cụ Windows 7 USB/DVD Download Tool. Nếu người dùng chỉ muốn sử dụng để trải nghiệm thử thì có thê cài đặt vào máy ảo để sử dụng.
Windows 10 Technical Preview sẽ hết hạn vào ngày 01 tháng 10 năm 2015

Microsoft cho biết phiên bản Windows 10 Technical Preview sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 01/10 năm nay, mặc dù đây không phải là một khoảng thời gian dài nhưng dù sao nó cũng đủ để người dùng có thể tìm tòi, khám phá cũng như vọc vạch và đưa ra nhận xét đánh giá đối với hệ điều hành mới mẻ này. Nếu như trong quá trình sử dụng mà người dùng gặp phải bất kì sự cố nào về mặt kỹ thuật, người dùng có thể đóng góp ý kiến phản hồi về Windows Insider Program (WIP). WIP là một diễn đàn mà tại đây, những ai đã và đang sử dụng hệ điều hành phiên bản Windows 10 Technical Preview mới có thể trao đổi và đóng góp ý kiên cho nhau, cũng như các câu hỏi được các thành viên đặt ra sẽ được giải đáp từ các thành viên chính thức của Microsoft.

Sau khi đã tìm hiểu thật kỹ, người dùng có thể quyết định rằng sẽ mua bản quyền hay nấng cấp miễn phí từ hệ điều hành cũ là Windows 7 hoặc Windows 8.1. Theo Microsoft cho biết, hãng sẽ cho ra mắt phiên bản hệ điều hành Windows 10 chính thức vào năm 2016, cùng ngày với việc hãng cho ra mắt bộ ứng dụng văn phòng mới nhất của hãng.
Tạo một tài khoản Microsoft

Nếu ngườu dùng chưa có cho mình một tài khoản của Microsoft, lời khuyên chân thành là người dùng nên tiến hành đăng kí cho mình một tài khoản để sử dụng, người dùng có thể đăng kí tài khoản tại đây. Điều này tuy đơn giản nhưng nó sẽ giúp người dùng có thể sao lưu các tập tin và các dữ liệu cá nhân hiện tại thông qua cơ chế đồng bộ lưu trữ đám mây, cụ thể ở đây chính là OneDrive. Sau khi cài đặt hay nâng cấp xong lên phiên bản hệ điều hành mới nhất, người dùng có thể phục hồi các dữ liệu và tập tin cá nhân một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì vậy, trước kh bắt tay vào việc cài đặt hay nâng cấp, người dùng hãy tạo cho mình một tài khoản Microsoft để sử dụng.

Có thể một số người dùng cảm thấy việc tạo tài khoản không thật sự cần thiết, nhưng nó sẽ giúp người dùng trong quá trình sao lưu và phục hồi dữ liệu, cũng như nhận được 15GB dung lượng lưu trữ từ kho lưu trữ đám mây OneDrive. Đặc biệt hơn, người dùng sẽ được nhân đôi dung lượng lưu trữ của mình nếu sử dụng OneDrive trên các thiết bị smartphone hay máy tính bảng (người dùng có thể tải ứng dụng OneDrive dành cho Android tại đây, cho iOS tại đây và cho WP tại đây).
Tạo một danh sách các phần mềm cần cài đặt
Một điều mà người dùng nào cũng cảm thấy khó chịu vả phiền toái sau khi cài đặt lại hệ điều hành đó chính là cài lại các driver của máy, đây cũng là điều khiến một số người dùng không muốn thực hiện cong việc này vì nó rất mất thời gian. Tuy nhiên, với phiên bản Windows 10 thì nó lại làm tốt công việc của mình khi tự động tìm kiếm và cài đặt đầy đủ các driver của thiết bị trong quá trình cài đặt hệ điều hành. Dù vậy, người dùng vẫn phải tiến hành cài đặt các ứng dụng của các hãng thứ ba khác để phòng trường hợp hệ điều hành còn bỏ sót hay cài sai driver dẫn đến tình trạng xung đột hoặc hoạt động không ổn định trong quá trình sử dụng.

AIDA64 là công cụ sẽ giúp người dùng liệt kê tất cả các thông tin của máy cũng như các drive bên trong, tuy nhiên đây là phiên bản trả phí và người dùng phải mu bản quyền để có thể sử dụ g được hết tất cả chức năng mà công cụ mạnh mẽ này mang lại.

Với SlimDriver, công cụ này sẽ giúp người dùng kiểm tra cũng như tìm kiếm và cập nhật tất cả các driver còn thiếu hay lỗi thời có trong máy. Đặc biệt, công cụ này được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
Nguồn: Techradar