songoku9x
Well-Known Member
Trước vấn đề bảo mật đối vối các thiết bị di động đang rất được nhiều người dùng quan tâm như hiện nay, thay vì mở khóa điện thoại bằng thao tác vuốt hay trượt (swipe) ngón tay thì các nhà phát triển trên thế giới đang nghiên cứu và phát triển để đưa ra một loạt những phương pháp mới để mở khóa điện thoại từ vân tay cho đến quét võng mạc, thay thế cho các phương pháp mở khóa thông thường. Tuy nhiên, không phải tất cả công nghệ nào cũng đều được đưa vào trong thiết bị mà hầu hết các công ty hiện đang trong quá trình nghiên cứu và xác định xem công nghệ nào sẽ được áp dụng và đưa vào smartphone dành cho các thế hệ tiếp theo của hãng sản xuất. Và dưới đây là những công nghệ bảo mật được xem là tuyệt vời nhất để áp dụng vào smartphone trong tương lai.
1. Sense ID

Công nghệ bảo mật này do hãng Qualcomm phát triển và phương thức hoạt động của công nghệ này khác hẳn hoàn toàn so với Touch ID của hãng trái táo cắn dở là Apple, hay cảm biến dấu vân tay của hãng Samsung. Sense ID sử dụng công nghệ siêu âm để đi sâu vào các lớp mô ngoài của da và xem bên trong nó, vốn tạo ra những đặc điểm để tạo ra dấu vân tay. Công nghệ này thậm chí có thể nhìn thấy những lỗ chân lông mồ hôi của da, đồng thời phát hiện các dấu vân tay được gắn liền với một người đang sống bằng cách kiểm tra lưu lượng máu. Điều này cho thấy công nghệ vân tay bằng sóng siêu âm Sense ID có tính bảo mật rất cao.
[video=youtube;FtKKZyYbZtw]https://www.youtube.com/watch?v=FtKKZyYbZtw[/video]
Sense ID có khả năng đọc dấu vân tay một cách nhanh chóng và vô cùng chính xác, cho người dùng thấy tất cả các chi tiết về bản sao chỉ số của ngón tay. Để cho Sense ID trở nên hấp dẫn hơn, hãng Qualcomm cho phép công nghệ này có thể nhúng vào bất cứ thành phần nào của điện thoại, bởi vì nó có thể đọc thông tin chi tiết dấu vân tay của người dùng thông qua chất liệu thủy tinh, kim loại hoặc nhựa là loại vật liệu được các hãng sản xuất thiết bị di động sử dụng phổ biến. Theo hãng Qualcomm cho biết, công nghệ Sense ID được thiết lập để cung cấp trên các smartphone chạy hệ điều hành Android phiên bản tương lai mới tiếp theo, đi kèm là bộ xử lý Snapdragon 810. Do đó, một số thiết bị di động có thể sẽ được trang bị công nghệ bảo mật mới này trong năm nay.
2. Công nghệ Delta ID và ActiveIRIS

Nếu người dùng không cảm thấy thực sự ấn tượng đối với công nghệ bảo mật dấu vân tay thì công nghệ quét võng mạc mới sẽ khiến người dùng thực sự quan tâm hơn. Fujistu mới đây đã hợp tác với Delta ID - một công ty chuyên cung cấp các công nghệ bảo mật dành cho các thiết bị di động để tìm hiểu cách thức hoạt động, làm thế nào để có thể xác minh danh tính của một người thông qua võng mạc của con người. ActiveIRIS là một phần cứng có thiết kế rất nhỏ và có thể được tích hợp vào trong bất kỳ chiếc smartphone nào. Công nghệ bảo mật mới này bao gồm một đèn LED và camera hồng ngoại có thể đọc các thông tin trong võng mạc của con người làm mật khẩu.
[video=youtube;9ogy_G3P6UE]https://www.youtube.com/watch?v=9ogy_G3P6UE[/video]
Việc thiết lập tính năng ActiveIRIS trên điện thoại là khá dễ dàng và người dùng chỉ đơn giản là tạo ma một mẫu của võng mạc bằng cách chụp một bức ảnh. Sau đó, mẫu mắt sẽ được lưu trên điện thoại và đôi mắt của người dùng sẽ được xác nhận trong một cự ly là khoảng 50cm, kể cả khi người dùng đeo kính hoặc không đeo kính. Công nghệ này đã được hãng Fujistu giới thiệu rất nhiều lần và cho thấy khả năng xác nhận thông qua đôi mắt của con người là cực kỳ nhanh chóng, ngay cả khi người dùng đeo kính. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì hãng Fujistu vẫn chưa áp dụng công nghệ Delta ID vào điện thoại của hãng mặc dù theo hãng cho biết thì công nghệ này đã luôn trong tình trạng sẵn sàng.
3. EyeVerifyEyeprint ID trên ZTE Grand S3

Trên thực tế, công nghệ quét võng mạc đã từng được xuất hiện trên một số thiết bị đến từ hãng ZTE là Grand S3. Công nghệ của hãng ZTE đến từ EyeVerify - một công ty cũng chuyên cung cấp các công nghệ bảo mật, bằng cách sử dụng các mẫu mạch máu và võng mạc của con mắt để khóa điện thoại. Với công nghệ này, người dùng chỉ cần vuốt xuống màn hình khóa là có thể truy cập vào máy quét võng mạc thông qua camera trước trên điện thoại với độ phân giải cao lên đến 8MP. Một ánh sáng màu xanh lá cây sẽ được phát ra và hướng đến đôi mắt của người dùng để kiểm tra xem võng mạc có phù hợp với những dữ liệu bảo mật được lưu trữ trên thiết bị trước đó đã được người dùng đăng kí hay không. Nếu kết quả trùng khớp, người dùng sẽ được chuyển ngay đến màn hình chính của điện thoại. Quá trình thực hiện bảo mật mất khoảng 1 giây khiến công nghệ này trở nên nhanh hơn so với việc khóa bảo mật bằng cách vẽ hình (pattern).
[video=youtube;sUKEn2UNY5k]https://www.youtube.com/watch?v=sUKEn2UNY5k[/video]
ZTE cho biết rằng, hãng sẽ bán điện thoại Grands S3 tại Trung Quốc và có thể sẽ sớm phát hành ra nhiều thị trường khác nhau. Tất nhiên, rất có thể công nghệ này không chỉ dành riêng cho chiếc Grand S3 hay một số mẫu điện thoại khác của hãng ZTE nếu công nghệ này được đánh giá tốt.

ZTE Grand S3
4. Công nghệ nhận dạng 1U từ Hoyo Labs

Hoyos Labs đã phát triển một ứng dụng rất hấp dẫn mang tên 1U dành cho hai hệ điều hành là iOS (tải tại đây) và Android (tải tại đây) bằng cách sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định người sử dụng. Hiện nay, công nghệ này được sử dụng để mở khóa các trang web khác nhau có mật khẩu bảo vệ, chẳng hạn như Facebook, Instagram, Gmail hay tài khoản ngân hàng. Ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng cung cấp bức ảnh của mình bằng cách sử dụng camera trên điện thoại để thiết lập tính năng này. Sau đó, người dùng chỉ cần giữ điện thoại phía trước khuôn mặt của mình, trang web mà người dùng đang cố gắng truy cập sẽ được mở khóa một cách nhanh chóng.
[video=youtube;b2V_RgoIvjE]https://www.youtube.com/watch?v=b2V_RgoIvjE[/video]
Nếu người dùng muốn được an toàn hơn, người dùng hãy đảm bảo rằng không bị đánh lừa bởi những bức ảnh bởi những bức ảnh khuôn mặt người dùng có độ phân giải cao bằng cách thiết lập tùy chọn ảnh động. Ứng dụng lúc này sẽ yêu cầu người dùng di chuyển đầu theo hướng mà ứng dụng chỉ dẫn để đảm bảo rằng người dùng đang di chuyển khuôn mặt. Hiện ứng dụng 1U đang được phát triển và sử dụng dưới dạng demo, tuy nhiên ứng dụng này cho thấy nó hoạt động khá ấn tượng với tốc độ nhận dạng nhanh chóng. Hiện tại, Hoyos Labs đang phát triển máy giả lập ATM sử dụng chức năng nhận dạng khuôn mặt để xác định danh tính, từ đó cho phép người dùng tiến hành rút tiền. Công nghệ trong tương lai này có thể sẽ được sử dụng để mở khóa điện thoại, hoặc các ứng dụng khác có trong điện thoại được hỗ trợ. Hãng cũng cho biết thêm, hãng đang phối hợp với các công ty có tên tuổi lớn trên thế giới trong một thỏa thuận để đưa công nghệ của hãng đến các máy ATM và thiết bị ở khắp mọi nơi.
5. Công nghệ từ Elliptic Labs

Elliptic Labs là hãng không phải tập trung vào phát triển công nghệ mở khóa điện thoại, nhưng với công nghệ điều khiển bằng cử chỉ tay mà hãng đang phát triển có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hãng cho biết đang trong quá trình đàm phán để cấp phép công nghệ của mình cho các nhà sản xuất, vì vậy bất cứ điều kỳ cũng là điều có thể tại thời điểm này. Một số bản demo của công nghệ từ Elliptic Labs, bao gồm khả năng chụp ảnh tự sướng (selfie) chỉ với thao tác swipe bàn tay, điều khiển các nhân vật trong trò chơi.... đã được đưa ra. Tại triễm lãm công nghệ CES hồi đầu năm, công nghệ này đã cho thấy khả năng siêu nhạy của nó, thậm chí trong khoảng cách lên đến 2 mét.
[video=youtube;vsUN4WOvUGM]https://www.youtube.com/watch?v=vsUN4WOvUGM[/video]
Cách thức hoạt động của công nghệ này như sau: một con chip biến đổi được đặt bên trong điện thoại kết hợp với loa để phát sóng siên âm, sau đó bật ra khỏi bàn tay và được xác nhận bởi microphone. Công nghệ của Elliptic Labs sử dụng các tín hiệu trên để nhận dạng các cử động bàn tay và sử dụng chúng để di chuyển các mục tiêu trên màn hình. Được gọi là "tương tác siêu nhanh siêu xa" (UFUFI), hãng xem công nghệ này như là phương thức mà loài dơi dùng để định vị bằng tiếng vang để di chuyển trong môi trường đêm tối, cho phép nó có thể phát hiện ở mọi phía của thiết bị với góc lên đến 180 độ.
Nguồn: Digitaltrends