![]() Nghiên cứu mới được thực hiện bởi đại học University College Dublin vừa phát hiện ra một điều thú vị, đó là nhịp tim của chúng ta khi xem phim kinh dị 3D sẽ cao hơn khi xem phim kinh dị 2D. Nghiên cứu trên được thực hiện bởi Brendan Rooney và các đồng nghiệp của ông tại Đại học College Dublin với 8 đoạn phim khác nhau (có độ dài từ 13 đến 68 giây) cho 27 người tham gia. Nội dung của các cảnh phim này chủ yếu liên quan đến máu me và bạo lực. Số người tham gia được chia thành hai nhóm, một nhóm xem các bộ phim ở phiên bản 3D và một nhóm xem các bộ phim ở phiên bản 2D. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thí nghiệm 24 tiếng, cả hai nhóm đều được một đoạn ngắn của phim 3D Journey to the Centre of the Earth, nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố mới lạ. Kết quả thu được của thí nghiệm cho thấy những người xem phiên bản 3D sẽ có trải nghiệm nhập vai lớn hơn so với những người xem phiên bản 2D. Tuy nhiên, không có nhiều khác biệt giữa các nhóm về độ kích ứng điện của da (skin conductance) - vốn được tạo ra bởi hệ thần kinh giao cảm. Bộ phận hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoạt động đối lập nhau một cách đặt trưng. Sự đối lập này được hiểu là sự bổ sung tự nhiên hơn là sự đối kháng. Theo suy diễn triết học, chúng ta có thể tưởng tượng rằng bộ phận giao cảm là chân ga, còn bộ phận đối giao cảm là phanh hãm. Bộ phận giao cảm làm điều khiển cơ thể trong các hoạt động yêu cầu phản ứng nhanh. Còn bộ phận đối giao cảm có chức năng điều khiển các hoạt động không yêu cầu phản ứng ngay lập tức.
"Độ kích ứng điện của da là tần suất bài tiết mồ hôi ở da, được gây ra bởi hệ thần kinh giao cảm chứ không phải là hệ thần kinh đối giao cảm. Ngược lại, nhịp tim lại bị ảnh hưởng bởi cả hai hệ thần kinh này. Thí nghiệm trên cho thấy hệ thần kinh đối giao cảm là ít khi được người xem phim 3D sử dụng. Tại sao? Về mặt lý thuyết, cách để trấn tĩnh cảm xúc khi xem phim đó là chúng ta tự nhủ rằng những gì đang diễn ra không có trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, những người xem phim 3D cho biết họ có trải nghiệm nhập vai hơn, điều này có nghĩa là họ cảm thấy khó khăn hơn để thoát ra với cuộc sống thực hơn, và cảm xúc có họ gần như không được kiểm soát", Brendan Rooney giải thích. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng để thích ứng với trải nghiệm phim nhập vai, nhịp tim của người xem phim 3D cũng phải nhanh hơn so với những người xem phim 2D. Hiện nghiên cứu của Rooney và nhóm của ông đang chỉ dừng lại ở mức thăm dò và thống kê sở thích của người xem bằng phương pháp khảo sát. Mặc dù số lượng người tham gia quá ít, không đủ để đưa ra bằng chứng thuyết phục, nhưng các nhà khoa học vẫn hy vọng về những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Theo 3D Focus |