Nhiều nước phương Tây đang đề xuất các biện pháp nhằm siết chặt chính sách nhập cư Mỹ

Nhiều nước phương Tây đang đề xuất các biện pháp nhằm siết chặt chính sách nhập cư Mỹ. Trương Thái An, sinh viên năm cuối Đại học Brown (Mỹ) cho biết những ngày qua, không khí ở trường cậu rất sôi nổi. Mọi người hồi hộp theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt là các lớp về chính trị và xã hội học. Tại trường An, sự lo ngại bao trùm nhóm du học sinh khi Trump chiến thắng, bởi ông thể hiện quan điểm không chào đón người nhập cư và da màu. Nhiều bạn bàn kế hoạch rời nước Mỹ trong tương lai vì khả năng ở lại sẽ khó hơn. “Như bao du học sinh khác, sau khi tốt nghiệp, em mong muốn được làm việc tại Mỹ một thời gian. Điều này vốn đã khó, giờ với chính sách của Trump thì tình hình có thể càng khó hơn”, nam sinh Việt Nam nói.

siet-chat-chinh-sach-nhap-cu-my-con-duong-nao-cho-du-hoc-sinh-3.jpg

Với việc Mỹ cùng nhiều nước phương Tây đang đề xuất các biện pháp nhằm siết chặt chính sách nhập cư Mỹ, trước nguy cơ tiềm tàng này, du học sinh cần có những thay đổi để thích ứng với những môi trường mới.
Nguyễn Thùy Trang, sinh viên Đại học San Jose State, bang California (Mỹ) cho biết, hầu hết người dân ở bang California ủng hộ bà Hillary Clinton, tuy nhiên cũng có nhiều người bỏ phiếu trắng. Nhiều bạn bè của Trang không bỏ phiếu cho hai ứng cử viên bởi chưa thấy những lợi ích từ chính sách mà cả hai đưa ra.

Dựa trên tính cách của Donald Trump, cô cho rằng những chính sách của ông ảnh hưởng nhiều hơn đến người nghèo và cả người nước ngoài sinh sống tại Mỹ, trong đó có du học sinh. Tuy nhiên, những chính sách mới của chính phủ Mỹ có thể ảnh hưởng đến tương lai của các du học sinh sau khi học tập 4 năm. Tân sinh viên ĐH Rice (Hoa Kỳ) Vũ Tuấn Minh lưu ý, ảnh hưởng quan trọng nhất của chính sách mới là gây khó khăn cho việc ở lại làm việc của sinh viên quốc tế. Sau 4 năm học, việc ở lại xin việc và xin visa H1B sẽ khó khăn hơn nhiều so với bây giờ. Bởi vậy, ngay từ khi có ý định du học, phụ huynh và học sinh nên trả lời rõ câu hỏi: Du học Mỹ để làm gì? Sau khi du học ở lại Mỹ làm việc, học tiếp lên cao hay quay về Việt Nam làm việc? Nên nhớ rằng chỉ có rất ít du học sinh có khả năng vượt trội có thể ở lại để cạnh tranh trong môi trường làm việc khắt khe tại Mỹ.

siet-chat-chinh-sach-nhap-cu-my-con-duong-nao-cho-du-hoc-sinh-1.jpg

Những chính sách của ông ảnh hưởng nhiều hơn đến người nghèo và cả người nước ngoài muốn định cư tại Mỹ, trong đó có du học sinh.
Nguyễn Phương Anh cũng đồng tình cho rằng, trước khi đi du học cả phụ huynh và bạn trẻ phải xác định mục đích đúng đắn. Nếu rất may mắn, du học sinh mới có thể tự lo cho bản thân chứ việc trả lại tiền “vốn đầu tư” của bố mẹ là cả một quá trình dài. Chính vì vậy, cô nàng 9X quan niệm du học để tăng cường kiến thức. Và trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi có kiến thức, kỹ năng và đam mê, bạn có rất nhiều cơ hội để cống hiến. “Tôi có nhiều người bạn đi du học ở các nước, sau khi học xong quay về nước làm việc cho các tổ chức quốc tế, các công ty và nhận mức lương rất cao, họ vẫn được sống theo đam mê và có cơ hội phát triển bản thân hoặc đến các quốc gia khác… Vì vậy, ở lại chưa hẳn đã là một phương án tốt”, Phương Anh chia sẻ.

Còn Vũ Tuấn Minh tâm sự: Cha mẹ kỳ vọng vào con khi du học là điều tất nhiên, mong rằng con học xong thì ở lại làm việc để kiếm tiền bù cho việc đầu tư du học tốn kém. “Ngay bản thân tôi cũng mong rằng, sau này tôi có thể lo cho em tôi học tập. Điều này tác động tốt đến du học sinh để cố gắng học tập. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu gia đình gây áp lực quá mức sẽ khiến con cái căng thẳng. Cha mẹ cho con du học nên để con học theo cách con muốn, tự tin với sự lựa chọn của mình”.

Siết chặt nhưng vẫn rộng mở

Sẻ chia về bí quyết phỏng vấn định cư tại Mỹ thành công, Tuấn Minh cho rằng, với mỗi bạn trẻ, khi đã đặt ra mục tiêu thì hãy vượt qua chính mình, tự tin vào bản thân và mạnh dạn dự tuyển. Đừng vì suy nghĩ có nhiều người giỏi hơn mình, sẽ không trúng đâu trở thành rào cản bản thân. Cần trải nghiệm nhưng phải có định hướng, tránh dàn trải để biết được mình thích gì, đi sâu vào lĩnh vực mình đam mê, từ đó sẽ có ý tưởng để viết bài luận và thể hiện tính cách của mình qua hồ sơ nộp cho trường.

Bên cạnh đó, mỗi người cần thay đổi quan niệm về sự thành công. Du học không phải con đường duy nhất để phát triển bản thân, Võ Tuấn Sơn (tốt nghiệp loại giỏi Học viện Ngoại giao, công tác tại Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) – chàng trai chưa từng du học ở nước nào nhưng đang làm việc cho nhiều tổ chức quốc tế nhận định như vậy. Tuấn Sơn cho rằng, kiến thức trong nhà trường chỉ là một phần, quan trọng là bạn học tập được gì từ thực tế trải nghiệm với công việc. Chính vì thế, ngay từ khi còn là sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam, Võ Tuấn Sơn đã tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện tại các tổ chức lớn như UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc), SEAL.Net (Southeast Asian Service Leadership Network), iSEE (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường)……

siet-chat-chinh-sach-nhap-cu-my-con-duong-nao-cho-du-hoc-sinh-2.jpg

Cha mẹ kỳ vọng vào con khi du học là điều tất nhiên, mong rằng con học xong thì ở lại làm việc để kiếm tiền bù cho việc đầu tư du học tốn kém
Các giáo viên đang giảng dạy tại trường YES Prep Gulfton ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ ước tính có khoảng 1/3 số sinh viên trong trường là người nhập cư và thuộc diện được bảo vệ theo Chương trình Tạm hoãn trục xuất trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp (DACA).

Chương trình DACA được công bố năm 2012 trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama nhằm cho phép những trẻ em nước ngoài, vốn thuộc diện không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ và theo gia đình đến Mỹ từ trước năm 16 tuổi, được quyền ở lại mà không lo lắng bị trục xuất khi họ theo học tại các trường đại học, làm việc hay tham gia vào quân đội. Những trẻ em này chỉ cần đáp ứng một số tiêu chuẩn cơ bản như không phạm trọng tội là có thể nhập cư vào Mỹ. Ước tính hiện có khoảng 750.000 người nhập cư trẻ tuổi tại Mỹ nhưng không có giấy tờ hợp pháp tham gia DACA.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức và tuyên bố sẽ siết chặt quản lý vấn đề nhập cư vào Mỹ, đặc biệt là sự ra đời của sắc lệnh hành pháp gần đây, trong đó yêu cầu tạm dừng chương trình tị nạn trong vòng 4 tháng cũng như cấm công dân của 7 nước Hồi giáo vào Mỹ trong vòng 90 ngày, khiến nhiều sinh viên “đứng ngồi không yên”.

“Nếu ông Trump muốn chối bỏ DACA, họ sẽ có ngay thông tin, địa chỉ và tất cả mọi thứ về chúng tôi, sau đó họ có thể dễ dàng tìm ra và trục xuất chúng tôi”, Brandon Martinez, sinh viên sinh ra tại Mexico và lớn lên tại Texas, Mỹ cho biết.

siet-chat-chinh-sach-nhap-cu-my-con-duong-nao-cho-du-hoc-sinh-4.jpg

Một số ý kiến cho rằng những người tham gia DACA về bản chất vẫn là các cá nhân nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, do vậy chương trình này cần phải chấm dứt trong thời gian tới
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền tại Nhà Trắng, tỷ phú New York dường như dịu giọng hơn khi đề cập đến vấn đề này. “Họ không nên quá lo lắng. Họ ở đây bất hợp pháp. Nhưng họ không cần phải quá lo ngại vì tôi là người có trái tim rộng mở”, Tổng thống Trump nói trong cuộc phỏng vấn gần đây với ABC News.Lo ngại khả năng chương trình DACA bị xóa bỏ, một nhóm các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đề xuất một dự án có tên gọi Đạo luật Cầu nối, trong đó bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi trước nguy cơ bị trục xuất trong vòng ít nhất 3 năm.
Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí tại:

Địa chỉ: Lầu 5 Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: (84 28) 38 222 102 – Hotline: 0944 46 42 43
Tìm hiểu thêm thông tin về định cư mỹ tại http://tuvanquoctich.com
 
Bên trên