Nhật lần đầu tiên tiết lộ "phòng xử tử"

worldvision

Huyền Thoại
Nhật Bản hôm nay đã lần đầu tiên cho báo chí tiếp cận với “phòng xử tử”, nơi tù nhân bị treo cổ, ở một nhà tù tại Tokyo, hé lộ đôi chút về căn phòng phủ nhiều bí mật này.

nhat0.jpg
"Phòng xử tử" (bên trên) tại Trại giam Tokyo.
Đài truyền hình Nhật đã phát đoạn ghi hình cho thấy căn phòng nơi các phạm nhân bị tuyên tử hình bị treo cổ.
Giới phân tích cho rằng động thái này có thể sẽ khuấy động một cuộc tranh luận trong công chúng về việc áp dụng hình phạt tử hình tại Nhật, vốn bị nhiều nhóm nhân quyền chỉ trích.
nhat1.jpg
Nhật nằm trong số vài nước phát triển vẫn còn duy trì hình phạt tử hình. (Phòng xử tử nằm ở bên phải)
Bộ trưởng Tư pháp Nhật phản đối án tử hình, song các cuộc điều tra chính thức cho thấy công chúng Nhật vẫn ủng hộ mạnh mẽ biện pháp trừng phạt này.
nhat2.jpg
Bên trong "Phòng xử tử".
nhat3.jpg
Các vòng sắt dùng để buộc dây treo cổ.
“Việc tiết lộ này sẽ cung cấp thêm thông tin cho cuộc tranh luận về án tử hình ở Nhật”, Bộ trưởng Tư pháp Keiko Chiba cho biết. Bà Keiko Chiba được bổ nhiệm từ tháng 9 năm ngoái sau khi đảng Dân chủ lên cầm quyền.
nhat6.jpg
Ròng rọc trên trần nhà để luồn dây treo cổ qua.
Đại diện các hãng báo chí trong nước Nhật đã có cuộc viếng thăm kéo dài 30 phút căn “phòng xử tử” tại Trại giam Tokyo, thủ đô Tokyo. Trong “phòng xử tử”, trên sàn nhà có một ô sơn đỏ để phạm nhân đứng cùng với chiếc thòng lọng ở cổ. Sau đó, chiếc cửa dưới chân họ sẽ mở ra.
nhat4.jpg
Cửa "bẫy" với ô đỏ, nơi phạm nhân đứng.
Bênh cạnh “phòng xử tử” còn có phòng đợi với bàn thờ đức Phật. Đây là nơi các phạm nhân sẽ gặp một vị đại diện tôn giáo trước khi bị đem đi xử tử.
nhat0_1.jpg
Phòng "họp" nơi có bàn thờ và là nơi để phạm nhân gặp gỡ một vị đại diện tôn giáo trước khi bị xử tử.
Ngoài ra, còn có căn phòng có 3 nút nhấn để mở cánh cửa dưới chân phạm nhân bị xử tử. 3 nhân viên nhà tù được cử làm nhiệm vụ này, mỗi người ấn một nút.
nhat5.jpg
Phòng với 3 chiếc nút để nhấn cửa "bẫy" bên dưới chân phạm nhân mở ra.[-O<
Hồi tháng 7 vừa qua, Nhật đã xử tử 2 phạm nhân và là những vụ xử tử đầu tiên kể từ khi chính phủ mới lên nắm quyền vào năm ngoái.
Hiện tổng cộng Nhật có 107 phạm nhân bị kết án xử tử.
Phan Anh
 

nguyen8

New Member
Ðề: Nhật lần đầu tiên tiết lộ "phòng xử tử"

Phải chi có clip thực tế nhĩ ?...........
 

COMMANDO

Active Member
Ðề: Nhật lần đầu tiên tiết lộ "phòng xử tử"

Nếu có clip thì các bác cứ coi đi, coi rồi tối ngủ được không thì biết liền hà, hehehe.
 

cinefan48

Member
Ðề: Nhật lần đầu tiên tiết lộ "phòng xử tử"

Án tử hình ngoài mục đích ngăn chặn tội phạm không thể tiếp tục phạm tội còn có mục đích răn đe. Ai kêu gọi bỏ án tử hình, cứ thử đặt họ vào địa vị nạn nhân hay người nhà nạn nhân các vụ thảm sát xem có còn nói bỏ án tử hình không.
Không nhớ năm nào, chỉ nhớ rằng trước đây khá lâu ở Nhật có vụ đánh hơi độc ở ga tàu điện ngầm do giáo phái Chân lý tối thượng (do một tên giáo chủ mù, béo tâm thần "sáng lập" và đứng đầu) tổ chức, làm chết mấy chục người. Nhật nó cho phép tự do và dân chủ quá đà nên những giáo phái như thế mới được phép hoạt động, chứ ở VN thì nhập kho từ lâu. Nhật nó bỏ án tử hình thì sẽ còn nhiều vụ kiểu như thế nũa.
VN mình chuyển sang tiêm thuốc độc, em thấy cũng giảm tính răn đe. Tàu nó còn xây trường bắn đẹp đẽ, tử tế, có nhiều dãy ghế ngồi cho dân xem; bắn giữa ban ngày ban mặt để dân xem cho rõ chứ không hay bắn lúc mờ sáng như ta.
Nếu sợ người thi hành án bị ám ảnh thì sao không làm như Thái Lan. Xem phim Hilton Bangkok thấy nó dựng cái cột thép giữa sân, đặt súng máy rồi lấy đường ngắm. Ngắm chỉnh súng và lắp đạn xong, kéo một khung vải ra che giữa cột thép và súng, trói phạm nhân vào cột, rồi người thi hành án kéo cò xả cả băng đạn là xong. Không có chuyện phát súng ân huệ của người đội trưởng như ở VN vì xơi cả băng đạn thì thăng luôn rồi. Chả biết bây giờ Thái Lan nó thi hành án thế nào?
Nhật nó treo cổ còn gây đau đớn cho tử tù trước khi chết nhiều hơn cả việc dùng máy chém. Cái máy chém thời CM Tư sản Pháp, sau này Pháp nó mang sang VN để xử tử những người làm Cách mạng, sau này Ngô Đình Diệm cũng dùng còn nhân đạo hơn với tử tù. Tuy người xem thấy ghê rợn nhưng xoạt một phát là xong, dứt điểm, tử tù chết rất nhanh, không đau đớn. Đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân, thấy ông tả tên đao phủ có nghề "chém treo ngành" mà thấy ghê. Chém đầu tử tội bằng đao nhưng phải để lại một ít da thịt cho cái đầu còn lủng lẳng treo trên cổ mới là nghệ thuật. Tên đao phủ điêu luyện và chuyên nghiệp đến mức nghệ sĩ. Với bác Tuân, bác ý có thể thích và ca ngợi mọi con người, mọi ngành nghề, miễn là người ta phải thực sự chuyên nghiệp và đạt tới mức nghệ thuật trong công việc của mình.
 
Bên trên