
Một nhóm nghiên cứu của trường đại học Keio đến từ Nhật Bản vừa phát triển thành công hệ thống được gọi là RePro3D, có thể hiển thị hình ảnh 3D đa điểm trong không gian và giúp người xem tương tác với nhân vật 3D ảo ngay trong môi trường thực. Hệ thống này bao gồm 3 thành phần cơ bản: một mô hình cơ học kiểm soát môi trường, một giao diện xúc giác và một màn hình giúp hiển thị hình ảnh 3D không cần kính.
[video=youtube;HINWoOyZIwY]http://www.youtube.com/watch?v=HINWoOyZIwY&feature=player_embedded#![/video]
RePro3D sử dụng công nghệ chiếu phản xạ ngược (Retro-reflective), cho phép màn hình có thể hiển thị hình ảnh ở một nơi khác bằng ánh sáng. Công nghệ này dựa trên một loại vật liệu có tính phản xạ đặc biệt - luôn phản xạ ánh sáng trở lại ở một góc trùng với góc tới.
Ngoài ra, hệ thống 3D xúc giác của Keio còn được trang bị một camera hồng ngoại để nhận diện các chuyển động của bàn tay người sử dụng, giúp các nhân vật trên màn hình tương tác ngược với họ gần như ngay lập tức. Hiện tại hệ thống này bắt buộc người dùng phải đeo một thiết bị phản hồi xúc giác trên ngón tay.
Sử dụng phương pháp 3D hiện tại trên thị trường, rất khó để xác định vị trí và hình ảnh mà người dùng đã chạm trên màn hình hiển thị 3D. Tuy nhiên với công nghệ 3D mới này, bạn sẽ cảm thấy dường như mình đang chạm vào nhân vật ảo một cách chính xác như những gì đã nhìn thấy. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống hiển thị 3D có kích thước lớn hơn, giúp nhiều người cùng tương tác và chia sẻ trên một hình ảnh 3D.
Theo Akihabara News