torune
Film critic
Huy chương cho thế vận hội Olympic và Paralympic 2020 diễn ra ở Tokyo sẽ được làm từ smartphone tái chế do người dân Nhật Bản đóng góp.
Hiện, ban tổ chức Olympic và Paralympic 2020 đang kêu gọi người dân đang sống ở Nhật Bản góp sức vào công tác đúc huy chương bằng cách đóng góp những chiếc smartphone cũ, hư, đã qua sử dụng hoặc không còn dùng đến. Thông cáo trên xuất hiện vào thứ Tư ngày hôm qua.
Theo đó, ban tổ chức hai sự kiện thể thao toàn cầu sẽ phối hợp với nhà mạng NTT Docomo và Trung tâm Vệ sinh Môi trường Nhật Bản để cùng nhau triển khai một chiến dịch thu gom trên diện rộng bắt đầu từ tháng 4/2017 với hy vọng sẽ gom được tới 8 tấn kim loại từ đồ điện tử lỗi mốt.
Nhân sự kiện này, Kohei Uchimura (vận động viên thể dục dụng cụ sở hữu 3 huy chương vàng Olympics) phát biểu: "Huy chương của Olympic và Paralympic Tokyo 2020 sẽ được làm ra từ ý thức và sự trân trọng của người dân về việc hạn chế rác thải. Tôi nghĩ rằng đây là một thông điệp quan trọng cho những thế hệ sau"
Các thùng thu thập sẽ được đặt tại hơn 2.400 cửa hàng của NTT Docomo trên khắp Nhật Bản, cộng với rất nhiều thùng thu thập khác do công chúng tự khởi xướng. Chỉ tiêu thu thập là 8 tấn vật liệu, giảm còn xuống 2 tấn sau khi qua khâu sơ chế, đủ để đúc 5.000 huy chương. Công tác thu thập có thể kết thúc sớm một khi đạt chỉ tiêu.
"Một chiếc huy chương quanh cổ luôn có sức nặng nhất định. Và, khi một vận động viên thắng một huy chương ở Tokyo, sức nặng đó không chỉ từ vàng, bạc hay đồng; nó còn là sức nặng của một quốc gia" - trích lời Ashton Eaton (cựu vận động viên 10 môn phối hợp đến từ Mỹ) - "Sự tuyệt vời của dự án này làm tôi muốn ngừng nghỉ hưu và tiếp tục tranh đấu để giành được một chiếc [huy chương]"
Những Thế vận hội Olympic trước đây đã từng dùng kim loại tái chế để làm huy chương, nhưng Tokyo 2020 là thế vận hội đầu tiên trích xuất kim loại từ đồ điện tử cũ. Bên cạnh đó, ban tổ chức xác nhận toàn bộ huy chương vàng sẽ được làm 100% từ vật liệu tái chế.
Trước chiến dịch này, nhiều người tỏ ra hoài nghi và so sánh với động thái tương tự trong thời chiến mà theo đó, chính phủ đã vơ vét của cải của nhân dân. Phản hồi với thông tin, Hidemasa Nakamura (CFO của Thế vận hội 2020) phát biểu: "Chúng tôi kêu gọi người dân tự nguyện đóng góp. Hành động lấy cảm hứng từ việc tái chế và phát triển bền vững, đồng nhất với lý tưởng của Olympic. [Thêm nữa] Hành động còn nhắc nhở con người về sự tham gia."
Như nhiều người tiêu dùng đã biết, các thiết bị công nghệ chứa hàm lượng nhỏ những kim loại quý hiếm trên Trái Đất như vàng, bạc, platinum, kẽm... "Một dự án cho phép người dân Nhật Bản cùng chung tay làm huy chương là một điều tốt. Trái Đất của chúng ta có nguồn tài nguyên giới hạn, vì vậy việc tái chế sẽ khiến chúng ta nghĩ về môi trường" - trích lời Koji Murofushi (đại diện ban tổ chức).
Theo lời báo Nikkei, nước Nhật vốn khan hiếm tài nguyên mặc dù hàm lượng vàng và bạc có trong thiết bị điện tử lần lượt chiếm khoảng 16% và 22% so với lượng dự trữ của thế giới. Con số này cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dư dả những nguồn tài nguyên này. Trong khi đó, người Nhật có thói quen thay đổi đồ điện tử tiêu dùng thường xuyên (theo chu kỳ); nên, dự án trên đây không khó sớm đạt được chỉ tiêu trước thềm Olympic 2020.
Theo japantimes
Chỉnh sửa lần cuối: