torune
Film critic
[just]Sean Parker - người đồng sáng lập Napster và Facebook - đang xây dựng một start-up mới gây khá nhiều tranh cãi. Mang tên Screening Room, công ty sẽ cung cấp một dịch vụ độc nhất vô nhị: cho phép khán giả xem phim ngay tại nhà trong ngày bộ phim đó được phát hành ở rạp.
Chi phí ban đầu của dịch vụ Screening Room là 150 USD cho một TV box đã được mã hóa, có khả năng truyền phát phim với giá 50 USD/phim và khán giả tại nhà được cho 48 tiếng để xem hết bộ phim đó.
Để thuyết phục các chủ rạp ủng hộ, Screening Room sẽ trích 20 USD/phim cho các chủ rạp. Cùng lúc, với mỗi 50 USD/phim, người dùng được tặng 2 vé miễn phí. Cặp vé này nằm trong thỏa thuận trước đó của Screening Room với chủ rạp để tránh rạp bị mất khách và giúp rạp bán thêm các sản phẩm ăn theo cho người đến xem.
Các nhà phân phối tham gia phi vụ này sẽ được 20% từ doanh thu 50 USD/phim; trước khi Screening Room bỏ túi nguồn doanh thu của mình, tương đương 10% của tổng doanh thu lấy từ người tiêu dùng.
Hiện, Screening Room chỉ mới ở bước đầu xây dựng. Tuy nhiên, để có được ý tưởng như trên, Sean Parker và đối tác cũng như nhân viên của mình đã liên tục liên lạc với các chủ rạp, studio lớn và nhiều thành phần khác trong ngành công nghiệp điện ảnh suốt mấy tháng qua. Đặc biệt, Screening Room đã chiêu mộ được Jeff Blake - Giám đốc marketing và phân phối phim toàn cầu của Sony Pictures - trong vai trò cố vấn. Được biết, Jeff Blake là người có ảnh hưởng khá lớn với cộng đồng các chủ rạp và các nhà làm phim.
Cũng tại bài thuyết mình mới nhất, đại diện Screening Room đã chia sẻ với lãnh đạo các hãng phim rằng họ sắp hoàn tất một hợp đồng với chủ rạp AMC (chuỗi rạp lớn nhất Bắc Mỹ). Nếu như cuộc sáp nhập AMC và Carmike Cinemas được các nhà làm luật thông qua trong thời gian tới, AMC sẽ trở thành chuỗi rạp lớn nhất thế giới.
Universal, Fox và Sony là những ông lớn tỏ ra hứng thú với mô hình kinh doanh mới này. Hiện, họ đang tiếp tục nghiên cứu chiến lược kinh doanh để sát cánh cùng Screening Room trong thời gian tới mà không bị bất lợi. Tuy nhiên, Disney không tỏ ra mặn mà với cách làm này.
Mối nguy lớn nhất mà Screening Room có thể gây ra cho các đối tác phân phối nội dung là tính độc quyền, từ đó kéo theo những hệ lụy cho các dịch vụ VOD như Comcast (của Universal) hay PlayStation (của Sony).
Mặc khác, Screening Room hứa hẹn rằng công nghệ chống sao chép lậu của hãng là một điểm cộng giúp thu hút các studio. Ngay tại đây, một khuất mắc lớn xuất hiện! Liệu phương pháp của start-up này có chống được hải tặc 100% hay không khi mà kỹ năng của các hacker cũng tiến hóa song song cùng với công nghệ?
Trở lại với các chủ rạp chiếu, đây là đối tượng khá e dè với tham vọng của Screening Room bởi dịch vụ ẩn chứa một kết thúc cho tất cả. Regal (một chủ rạp chiếu ở Bắc Mỹ) đã nhanh chóng nói không với việc phân phối những phim không tuân thủ luật lệ: chỉ được phát hành những phiên bản như digital, DVD, Blu-ray... sau 90 ngày chiếu rạp (tức sau 3 tháng). Doanh thu phòng vé Bắc Mỹ trong năm qua đã đạt con số kỷ lục 11 tỷ USD. Nhưng, số lượng khán giả lại giảm dần theo năm tháng.
Trở lại với các studio, ví dụ như Paramount và Universal. Hai hãng phim này từng đề ra những giải pháp mang tính trung lập nhưng đã bị các chủ rạp tẩy chay. Cụ thể, năm ngoái Paramount đã lên kế hoạch phát hành phiên bản digital cho 'Paranormal Activity: The Ghost Dimension' và 'Scouts Guide to the Zombie Apocalypse' chỉ 17 ngày sau khi hai phim ra rạp. Kết quả, chỉ có AMC (hiện thuộc quyền trở hữu của Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt [người vừa mua luôn Legenadry Pictures - cái nôi của 'The Dark Knight Triology']), Cineplex (đại diện từ Canada) và một vài rạp nhỏ lẻ khác chịu phân phối phim của Paramount. Tóm lại, các chủ rạp vẫn không muốn bắt tay với các dịch vụ VOD.
Dĩ nhiên, ý tưởng trên đây của Screening Room không hoàn toàn mới. Như đã giới thiệu trước đó, Prima Cinema mới chính là người tiên phong trong việc đưa phim vừa phát hành về các rạp hát tại gia. Nhưng, cái giá không dưới 35.000 USD cho một hệ thống Prima Cinema không làm ảnh hưởng tới các chủ rạp bởi họ biết đối tượng của dịch vụ này chỉ gồm các triệu phú. Ngược lại, cái giá 150 USD cho một TV box và 50 USD cho một lần xem trong 48 tiếng lại tỏ ra hấp dẫn với người tiêu dùng phổ thông - đối tượng phục vụ chính của các rạp.
Cái cách mà Screening Room gây ra tranh cãi có thể làm nhiều người nhớ đến vụ kiện của Napster với Metallica vào năm 2000. Lúc đó, ban nhạc rock đã khởi tố dịch vụ chia sẻ âm nhạc này bởi giao thức P2P đã tiếp tay cho hành vi chia sẻ nội dung giải trí trái phép. Ngay sau khi Metallica khởi tố, hãng thu âm A&M Records (trực thuộc Universal Music Group) đã đâm đơn kiện Snapster vi phạm bản quyền. Vụ kiện thu hút nhiều sự chú ý này có liên quan đến tận 18 đơn vị thu âm cũng như nhiều thành viên thuộc Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ.
Nhân sự kiện này, báo Variety đã thực hiện một cuộc thăm dò với câu hỏi: Liệu bạn có sẵn sàng chi 50 USD để thuê một bộ phim như #BatmanVsSuperman trong ngày khởi chiếu hay không? Đây là kết quả của hơn 4.000 lượt vote khi bài viết được đăng.
Chi phí ban đầu của dịch vụ Screening Room là 150 USD cho một TV box đã được mã hóa, có khả năng truyền phát phim với giá 50 USD/phim và khán giả tại nhà được cho 48 tiếng để xem hết bộ phim đó.
Để thuyết phục các chủ rạp ủng hộ, Screening Room sẽ trích 20 USD/phim cho các chủ rạp. Cùng lúc, với mỗi 50 USD/phim, người dùng được tặng 2 vé miễn phí. Cặp vé này nằm trong thỏa thuận trước đó của Screening Room với chủ rạp để tránh rạp bị mất khách và giúp rạp bán thêm các sản phẩm ăn theo cho người đến xem.
Các nhà phân phối tham gia phi vụ này sẽ được 20% từ doanh thu 50 USD/phim; trước khi Screening Room bỏ túi nguồn doanh thu của mình, tương đương 10% của tổng doanh thu lấy từ người tiêu dùng.
Hiện, Screening Room chỉ mới ở bước đầu xây dựng. Tuy nhiên, để có được ý tưởng như trên, Sean Parker và đối tác cũng như nhân viên của mình đã liên tục liên lạc với các chủ rạp, studio lớn và nhiều thành phần khác trong ngành công nghiệp điện ảnh suốt mấy tháng qua. Đặc biệt, Screening Room đã chiêu mộ được Jeff Blake - Giám đốc marketing và phân phối phim toàn cầu của Sony Pictures - trong vai trò cố vấn. Được biết, Jeff Blake là người có ảnh hưởng khá lớn với cộng đồng các chủ rạp và các nhà làm phim.
Cũng tại bài thuyết mình mới nhất, đại diện Screening Room đã chia sẻ với lãnh đạo các hãng phim rằng họ sắp hoàn tất một hợp đồng với chủ rạp AMC (chuỗi rạp lớn nhất Bắc Mỹ). Nếu như cuộc sáp nhập AMC và Carmike Cinemas được các nhà làm luật thông qua trong thời gian tới, AMC sẽ trở thành chuỗi rạp lớn nhất thế giới.
Universal, Fox và Sony là những ông lớn tỏ ra hứng thú với mô hình kinh doanh mới này. Hiện, họ đang tiếp tục nghiên cứu chiến lược kinh doanh để sát cánh cùng Screening Room trong thời gian tới mà không bị bất lợi. Tuy nhiên, Disney không tỏ ra mặn mà với cách làm này.
Mối nguy lớn nhất mà Screening Room có thể gây ra cho các đối tác phân phối nội dung là tính độc quyền, từ đó kéo theo những hệ lụy cho các dịch vụ VOD như Comcast (của Universal) hay PlayStation (của Sony).
Mặc khác, Screening Room hứa hẹn rằng công nghệ chống sao chép lậu của hãng là một điểm cộng giúp thu hút các studio. Ngay tại đây, một khuất mắc lớn xuất hiện! Liệu phương pháp của start-up này có chống được hải tặc 100% hay không khi mà kỹ năng của các hacker cũng tiến hóa song song cùng với công nghệ?
Trở lại với các chủ rạp chiếu, đây là đối tượng khá e dè với tham vọng của Screening Room bởi dịch vụ ẩn chứa một kết thúc cho tất cả. Regal (một chủ rạp chiếu ở Bắc Mỹ) đã nhanh chóng nói không với việc phân phối những phim không tuân thủ luật lệ: chỉ được phát hành những phiên bản như digital, DVD, Blu-ray... sau 90 ngày chiếu rạp (tức sau 3 tháng). Doanh thu phòng vé Bắc Mỹ trong năm qua đã đạt con số kỷ lục 11 tỷ USD. Nhưng, số lượng khán giả lại giảm dần theo năm tháng.
Trở lại với các studio, ví dụ như Paramount và Universal. Hai hãng phim này từng đề ra những giải pháp mang tính trung lập nhưng đã bị các chủ rạp tẩy chay. Cụ thể, năm ngoái Paramount đã lên kế hoạch phát hành phiên bản digital cho 'Paranormal Activity: The Ghost Dimension' và 'Scouts Guide to the Zombie Apocalypse' chỉ 17 ngày sau khi hai phim ra rạp. Kết quả, chỉ có AMC (hiện thuộc quyền trở hữu của Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt [người vừa mua luôn Legenadry Pictures - cái nôi của 'The Dark Knight Triology']), Cineplex (đại diện từ Canada) và một vài rạp nhỏ lẻ khác chịu phân phối phim của Paramount. Tóm lại, các chủ rạp vẫn không muốn bắt tay với các dịch vụ VOD.
Dĩ nhiên, ý tưởng trên đây của Screening Room không hoàn toàn mới. Như đã giới thiệu trước đó, Prima Cinema mới chính là người tiên phong trong việc đưa phim vừa phát hành về các rạp hát tại gia. Nhưng, cái giá không dưới 35.000 USD cho một hệ thống Prima Cinema không làm ảnh hưởng tới các chủ rạp bởi họ biết đối tượng của dịch vụ này chỉ gồm các triệu phú. Ngược lại, cái giá 150 USD cho một TV box và 50 USD cho một lần xem trong 48 tiếng lại tỏ ra hấp dẫn với người tiêu dùng phổ thông - đối tượng phục vụ chính của các rạp.
Cái cách mà Screening Room gây ra tranh cãi có thể làm nhiều người nhớ đến vụ kiện của Napster với Metallica vào năm 2000. Lúc đó, ban nhạc rock đã khởi tố dịch vụ chia sẻ âm nhạc này bởi giao thức P2P đã tiếp tay cho hành vi chia sẻ nội dung giải trí trái phép. Ngay sau khi Metallica khởi tố, hãng thu âm A&M Records (trực thuộc Universal Music Group) đã đâm đơn kiện Snapster vi phạm bản quyền. Vụ kiện thu hút nhiều sự chú ý này có liên quan đến tận 18 đơn vị thu âm cũng như nhiều thành viên thuộc Hiệp hội Công nghiệp Thu âm Hoa Kỳ.
Nhân sự kiện này, báo Variety đã thực hiện một cuộc thăm dò với câu hỏi: Liệu bạn có sẵn sàng chi 50 USD để thuê một bộ phim như #BatmanVsSuperman trong ngày khởi chiếu hay không? Đây là kết quả của hơn 4.000 lượt vote khi bài viết được đăng.
Theo Variety, The Guardians, Deadline, Wikipedia[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: