Ngành truyền hình - internet - phương thức OTT (Over – the – top)

allimage

New Member
Liệu ngành truyền hình có thể truyền tải hoàn toàn bằng internet thông qua phương thức OTT (Over – the – top)

Chưa kể đến vấn đề chính trị, vẫn còn một số rào cản kỹ thuật khác.

Các vấn đề pháp lý gay cấn về truyền tải tín hiệu giữa Aereo và phương thức truyền tải sóng truyền hình qua sóng vô tuyến vẫn đang được báo chí đưa tin. Tuy nhiên, việc các đài truyền hình chuyển sang phát thông tin bằng kênh hữu tuyến cũng có những tác động đáng kể về mặt kỹ thuật. Việc trở thành một kênh truyền hình chỉ phát sóng hoàn toàn qua kênh hữu tuyến (hay còn gọi là Over-The-Air OTT) sẽ đòi hỏi một quy trình làm việc hoàn toàn khác, và các kênh truyền hình cũng cần phải tạo ra một mối quan hệ hoàn toàn mới với người xem. Trong khi đó, những giải pháp hiện hữu có thể giải quyết được toàn bộ những thách thức về mặt kỹ thuật, làm việc liên tục 24/7 phục vụ một lượng lớn người xem, sẽ làm gia tăng chi phí và nâng cấp khả năng kỹ thuật của nhiều đài truyền hình.

THAY ĐỔI QUY TRÌNH LÀM VIỆC
Nếu một đài truyền hình quyết định chuyển sang phát sóng hữu tuyến hoàn toàn, họ sẽ cần phải thay đổi các quy trình làm việc. Việc loại bỏ hoàn toàn quá trình thu phát sóng, định dạng MPEG-2 sẽ trở nên hoàn toàn không cần thiết. Thay vì sử dụng một kênh feed ATSC duy nhất, đài truyền hình sẽ phải sử dụng nhiều kênh feed ở nhiều bit khác nhau với ít nhất là 2 dòng truyền để có thể thích hợp với các thiết bị của Apple lẫn không phải của Apple. Mỗi kênh phụ cũng cần những dòng truyền khác nhau. Những tính hiệu này cũng cần phải đưa vào một mạng lưới phân phối nội dung để tạo ra các bản sao khác nhau cho mỗi thiết bị khác nhau (máy tính bảng, máy tính, TV kết nối internet,…)
Bất kỳ quy trình truyền tải mào cũng phải dựa trên định dạng H.264/AVC sử dụng định dạng kênh như Apple HTTP Live Streaming (HLS) và Adobe HTTP Dynamic Streaming (HDS), hoặc có thể dựa trên giao thức kênh truyền tải linh động qua HTTP (DASH) nếu như định dạng truyền tải này có khả năng nâng cao tiêu chuẩn của mình trên thị trường.
Nhưng các đài truyền hình hầu như đã bắt đầu hoàn tất việc thay đổi này, theo Jen Baish – Giám đốc tiếp thị sản phẩm của iStreamPlanet. “Các đài truyền hình đã hoàn tất phần lớn những phần cần thiết để chuyển qua phát sóng bằng OTT, vì vậy những công nghệ này là một phần họ cần thiết phải nắm được”.
THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI
Đối với người xem, việc chuyển đổi từ các thiết bị vô tuyến sang hữu tuyến là một nỗ lực đáng kể. Hiện tại bất kể thiết bị TV truyền thống nào đều chỉ tích hợp một bộ dò sóng tương thích với công nghệ vô tuyến. Để có thể xem được truyền hình thông qua cách truyền tải hữu tuyến cần phải hội tụ hai điểm: kết nối internet, và một bộ phận giải mã tương thích. Một số thiết bị TV đã được tích hợp bộ phận nhận tín hiệu truyền hình internet, tuy nhiên một số khác cần phải thông qua các thiết bị ngoài như Roku, Xbox, đầu đọc Blu-ray có khả năng truy cập internet để nhận và giải mã tín hiệu OTT.
Người sử dụng cũng cần phải nâng cấp đường truyền Internet của mình, đặc biệt là nếu họ muốn theo dõi nhiều kênh truyền hình cùng một lúc. Với một kết nối giá rẻ tốc độ 3Mbps, việc xem cùng lúc hai kênh truyền hình 1Mbps sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi các thiết khác cũng đang truy cập Internet.
DỮ LIỆU SỬ DỤNG
Trần dữ liệu sử dụng được áp dụng ở khắp mọi nơi, trên kết nối mạng di động 3G/4G LTE, và ở một số dịch vụ internet hữu tuyến. Dữ liệu sử dụng có thể lên đến hàng GB mỗi tháng, đối với các hợp đồng di động trong khoảng từ 2 – 10 GB, và với các dịch vụ internet hữu tuyến nằm trong khoảng 200 – 300 GB.
Một kênh HD với tốc độ 2Mbps có thể tiêu tốn 0.84GB dữ liệu trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Nếu người sử dụng xem 2 tiếng mỗi ngày, trong vòng một tháng có thể tiêu tốn 50GB dữ liệu. Đối với những người xem qua internet hữu tuyến tại gia, vấn đề tiêu tốn dữ liệu không phải là một vấn đề lớn. Nhưng đối với các thiết bị di động, ngay cả những người xem có gói cước dữ liệu tương đối lớn, việc xem nhiều kênh chương trình với độ phân giải cao sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Đứng trên quan điểm của một nhà cung cấp dịch vụ, việc truyền tải tín hiệu trực tiếp đến hàng triệu người xem có thể tiêu tốn khá nhiều tiền. Theo David Tice – Phó chủ tịch cao cấp của Gfk Media & Entertainment – “dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát năm 2012 của chúng tôi, chỉ hơn 20 triệu hộ gia đình ở Mỹ hiện đang xem truyền hình vô tuyến, với trung bình 2,7 máy thu hình trên mỗi hộ gia đình. Thêm 17 phần trăm hộ gia đình sử dụng truyền hình trả tiền có ít nhất một truyền hình dựa trên công nghệ vô tuyến". Với tổng số 96 triệu hộ gia đình đang trả tiền cho dịch vụ truyền hình, số liệu này đại diện cho ít nhất là 16 triệu TV hiện đang nhận được tín hiệu truyền hình vô tuyến, số người đang sử dụng truyền hình vô tuyến lên đến 70 triệu người. Nếu sóng truyền hình vô tuyến được phân bố đều trên lãnh thổ Hoa Kỳ, một khu đô thị như New York (có khoảng 7.3% dân số Mỹ) có thể sẽ có 5.1 triệu thiết bị truyền hình vô tuyến.
Nhìn chung, các công nghệ để giúp các đài truyền hình chuyển đổi hoàn toàn sang OTT luôn sẵn có. Những thách thức thực sự để chuyển hoàn toàn qua sử dụng OTT là vấn đề quy mô và chi phí, việc quản lý các quyền của người sử dụng; đó là còn chưa kể đến việc để mất lượng người sử dụng không có khả năng hoặc không muốn kết nối TV của mình với Internet.
Nguồn Allimage
 
Bên trên