Theo David Shapton
Sony FS7 Sony/RedShark
Có thể bạn nghĩ rằng chất lượng và độ hữu dụng của một sản phẩm điện tử và phần mềm là những khái niệm chắc chắn, không thay đổi. Nói một cách khác, bạn có thể đọc thông số chi tiết của sản phẩm và biết được ngay nó có thể làm được những gì. Tuy nhiên, với máy quay mọi chuyện lại không hẳn như vậy.
Một ví dụ điển hình cho vấn đề này có thể kể đến chiếc máy quay đỉnh cao ở Hollywood, chiếc Arri Alexa, vốn có cảm biến độ phân giải thấp hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, tuy nhiên không ai có thể từ chối một sự thật rằng chất lượng hình ảnh của Alexa lại cực tốt.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để chúng ta đánh giá và chọn một chiếc máy quay mới? Trên thực tế, đánh giá một mẫu máy quay khó hơn bạn tưởng rất nhiều.
Đánh giá từ cách tiếp cận chuyên nghiệp và tương tác
Ở mức độ đánh giá chuyên nghiệp, có hai cách tiếp cận khác nhau. Một là sử dụng các thiết bị khoa học chuyên nghiệp để đánh giá hiệu năng hoạt động chính xác của máy quay. Bạn có thể đo được tỷ lệ nhiễu tín hiệu (một nhân tố quan trọng quyết định dải động sáng; bạn có thể đo được số lượng điểm ảnh; xác định được độ nét hình ảnh và kiểm tra được mức gamut của màu sắc. Kiểu đánh giá này cực kỳ thiết yếu nếu người sử dụng máy quay là các đài truyền hình lớn, muốn tạo ra một bộ chính sách đầu tư máy quay (hoặc các tiêu chuẩn chất lượng dành cho các công ty thứ ba hoặc nhà làm phim tự do). Cách tiếp cận này làm dấy lên một câu hỏi, liệu tỉ lệ nén bit rate hoặc số lượng điểm ảnh trên cảm biến có phải là những con số để đánh giá chất lượng hình ảnh hay không.
Mặt khác, bạn có thể đưa một chiếc máy quay đó cho đạo diễn hình ảnh (DOP) có kinh nghiệm, bảo anh/cô ấy đi quay một vài cảnh, và nhờ người xem đánh giá kết quả.
Trong hai cách tiếp cận trên, cách nào tốt nhất?
Tất nhiên là không có cách nào đúng một cách tuyệt đối cả.
Tuy nhiên có thể nói rằng, tôi nghiêng hơn về cách làm thứ hai. Không chỉ bởi vì hầu hết mọi người đều không hề hiểu biết một cách sâu rộng về các thông số máy quay (kể cả các nhà làm phim chuyên nghiệp, có trong tay những bộ phim tuyệt vời), mà còn bởi vì thông số kỹ thuật vẫn chưa đủ để thể hiện tất cả.
Chính vì vậy, trong các bài đánh giá, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về cách một chiếc máy quay nhìn mọi thứ, chứ không chỉ ở khía cạnh thông số kỹ thuật. Cách làm này sẽ giúp bạn có một số lợi thế nhất định.
Vận hành trong thế giới thực
Đầu tiên, một chiếc máy quay chắc chắn sẽ được vận hành trong thế giới thực, và trên thực tế, điều quan trọng nhất đó là người xem thích hình ảnh mà họ được xem đến mức nào. Tất nhiên là việc hiểu biết về mức bit-depth và các yếu tố khác cũng rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn máy quay, và chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến khâu hậu kỳ một cách nhất định. Tuy nhiên, điều cuối cùng mà chúng ta quan tâm đó chính là hình ảnh trông sẽ như thế nào.
Thứ hai, đó là “chất” hình ảnh gần như là một khái niệm vô hình. Làm thế nào bạn có thể mô tả được chất hình ảnh của các ống kính Cooke về mặt thông số kỹ thuật? Chắc chắn là bạn không thể làm như vậy. Cũng như vậy đối với các máy quay, nhiều chiếc máy quay hiện đại sở hữu nhiều lớp lọc khác nhau, với rất nhiều thông số kỹ thuật gần như vô nghĩa, nhưng khi tất cả các thông số vô nghĩa đó được tập trung lại sẽ tạo ra hình ảnh có “chất” riêng của mình.
Cuối cùng, làm phim là một môn nghệ thuật. Bạn không thể đo đếm được vẻ đẹp của một bức tranh sơn dầu với một chiếc thước được, đôi khi bạn phải chấp nhận thực tế rằng hình ảnh đó làm bạn cảm thấy dễ chịu mà bạn không hề hiểu tại sao lại như vậy, điều đó cũng áp dụng tương tự với cả máy quay.
.jpg)
Sony FS7 Sony/RedShark
Có thể bạn nghĩ rằng chất lượng và độ hữu dụng của một sản phẩm điện tử và phần mềm là những khái niệm chắc chắn, không thay đổi. Nói một cách khác, bạn có thể đọc thông số chi tiết của sản phẩm và biết được ngay nó có thể làm được những gì. Tuy nhiên, với máy quay mọi chuyện lại không hẳn như vậy.
Một ví dụ điển hình cho vấn đề này có thể kể đến chiếc máy quay đỉnh cao ở Hollywood, chiếc Arri Alexa, vốn có cảm biến độ phân giải thấp hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, tuy nhiên không ai có thể từ chối một sự thật rằng chất lượng hình ảnh của Alexa lại cực tốt.
Vậy câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để chúng ta đánh giá và chọn một chiếc máy quay mới? Trên thực tế, đánh giá một mẫu máy quay khó hơn bạn tưởng rất nhiều.
Đánh giá từ cách tiếp cận chuyên nghiệp và tương tác
Ở mức độ đánh giá chuyên nghiệp, có hai cách tiếp cận khác nhau. Một là sử dụng các thiết bị khoa học chuyên nghiệp để đánh giá hiệu năng hoạt động chính xác của máy quay. Bạn có thể đo được tỷ lệ nhiễu tín hiệu (một nhân tố quan trọng quyết định dải động sáng; bạn có thể đo được số lượng điểm ảnh; xác định được độ nét hình ảnh và kiểm tra được mức gamut của màu sắc. Kiểu đánh giá này cực kỳ thiết yếu nếu người sử dụng máy quay là các đài truyền hình lớn, muốn tạo ra một bộ chính sách đầu tư máy quay (hoặc các tiêu chuẩn chất lượng dành cho các công ty thứ ba hoặc nhà làm phim tự do). Cách tiếp cận này làm dấy lên một câu hỏi, liệu tỉ lệ nén bit rate hoặc số lượng điểm ảnh trên cảm biến có phải là những con số để đánh giá chất lượng hình ảnh hay không.
Mặt khác, bạn có thể đưa một chiếc máy quay đó cho đạo diễn hình ảnh (DOP) có kinh nghiệm, bảo anh/cô ấy đi quay một vài cảnh, và nhờ người xem đánh giá kết quả.
Trong hai cách tiếp cận trên, cách nào tốt nhất?
Tất nhiên là không có cách nào đúng một cách tuyệt đối cả.
Tuy nhiên có thể nói rằng, tôi nghiêng hơn về cách làm thứ hai. Không chỉ bởi vì hầu hết mọi người đều không hề hiểu biết một cách sâu rộng về các thông số máy quay (kể cả các nhà làm phim chuyên nghiệp, có trong tay những bộ phim tuyệt vời), mà còn bởi vì thông số kỹ thuật vẫn chưa đủ để thể hiện tất cả.
Chính vì vậy, trong các bài đánh giá, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về cách một chiếc máy quay nhìn mọi thứ, chứ không chỉ ở khía cạnh thông số kỹ thuật. Cách làm này sẽ giúp bạn có một số lợi thế nhất định.
Vận hành trong thế giới thực
Đầu tiên, một chiếc máy quay chắc chắn sẽ được vận hành trong thế giới thực, và trên thực tế, điều quan trọng nhất đó là người xem thích hình ảnh mà họ được xem đến mức nào. Tất nhiên là việc hiểu biết về mức bit-depth và các yếu tố khác cũng rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn máy quay, và chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến khâu hậu kỳ một cách nhất định. Tuy nhiên, điều cuối cùng mà chúng ta quan tâm đó chính là hình ảnh trông sẽ như thế nào.
Thứ hai, đó là “chất” hình ảnh gần như là một khái niệm vô hình. Làm thế nào bạn có thể mô tả được chất hình ảnh của các ống kính Cooke về mặt thông số kỹ thuật? Chắc chắn là bạn không thể làm như vậy. Cũng như vậy đối với các máy quay, nhiều chiếc máy quay hiện đại sở hữu nhiều lớp lọc khác nhau, với rất nhiều thông số kỹ thuật gần như vô nghĩa, nhưng khi tất cả các thông số vô nghĩa đó được tập trung lại sẽ tạo ra hình ảnh có “chất” riêng của mình.
Cuối cùng, làm phim là một môn nghệ thuật. Bạn không thể đo đếm được vẻ đẹp của một bức tranh sơn dầu với một chiếc thước được, đôi khi bạn phải chấp nhận thực tế rằng hình ảnh đó làm bạn cảm thấy dễ chịu mà bạn không hề hiểu tại sao lại như vậy, điều đó cũng áp dụng tương tự với cả máy quay.
Nguồn RedShark News