
Internet of Things (IoT) là một cụm từ nổi lên khá nhanh trong thời gian, đây là một khái niệm để chỉ về một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó. Tuy nhiên, vấn đề thực sự nghiêm trọng đối với IoT đó là nó vẫn chưa thực sự hấp dẫn người dùng và vẫn còn thiếu quá nhiều thiết bị. Để thay đổi điều này, Samsung vừa chính thức ra ra mắt Artik - nền tảng mới nhằm giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng các giải phát IoT tốt hơn, nhằm đem đến cho người dùng nhiều công cụ tiện ích hơn trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, Samsung vừa ra mắt 3 module IoT mới bao gồm:
- Artik 1: nhỏ 12mm, có Bluetooth và một cảm biến chuyển động chính trục.
- Artik 5: sở hữu bộ vi xử lý lõi kép 1GHz và bộ nhớ trong để lưu trữ dữ liệu.
- Artik 10: sở hữu bộ vi xử lý 8 nhân cùng 2GB RAM và 16GB bộ nhớ trong để lưu trữ dữ liệu. Ngoài ra module này còn bao gồm cả kết nối WiFi cũng như Zigbee nhằm tương tác tốt hơn với nhiều thiết bị IoT hiện đã có mặt trên thị trường.
Theo nguồn tin chính thức từ phía Samsung cho biết, phần cứng của tất cả các module Artik đều được hãng trang bị một khoá an toàn nhằm giúp các nhà phát triển mã hoá dữ liệu tốt hơn so với phần mềm mã hoá mặc định, có thể nói đây là một động thái rất khôn ngoan của Samsung nhằm tăng tính bảo mật cho nền tảng, cụ thể hơn là nhằm tránh tình trạng đánh cắp dữ liệu đang ngày một tăng cao trong thế giới công nghệ hiện nay. Ngoài ra, Samsung cũng cung cấp cho các nhà phát triển một phần mềm IoT nhằm giúp họ tạo nên các thiết bị một cách dễ dàng hơn. Lưu ý, Artik là một nền tảng mở, và trong khi đang đẩy mạnh phát triển nền tảng này thì Samsung đồn thời cũng đã và đang đẩy mạnh việc phát triển cách dịch vụ đám mây nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Ông Young Sohn - Chủ tịch và Giám đốc chiến lược của Samsung Electronics cho biết: "Bằng cách tận dụng khối lượng sản xuất thiết bị, các quá trình tiên tiến, các công nghệ hoàn thiện hiện đại cũng như hệ sinh thái rộng lớn, ARTIK cho phép các nhà phát triển nhanh chóng mang những ý tưởng tuyệt vời vào thị trường sản phẩm và ứng dụng IoT hàng đầu".
Được biết vào năm ngoái Samsung đã từng mua lại công ty công nghệ IoT SmartThings với giá trị sở hữu lên đến 200 triệu USD. Ngay sau đó hãng cũng đã mang các thiết bị IoT nổi bật đến các sự kiện lớn như CES. Có thể nói, ở thời điểm hiện tại, Samsung thực sự đang có rất nhiều ý tưởng táo bạo, Artik là một trong số đó, và đó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi Samsung ra mắt một thứ gì đó tương tự như Artik nhưng mạnh mẽ hơn, và mang lại nhiều tiện ích hơn. Có thể nói, Artik như là một bước đệm, một sản phẩm thử nghiệm mà Samsung đang muốn mang đến cho các nhà phát triển nhằm xem xét tiềm năng phát triển của thị trường thiết bị IoT. Tuy nhiên, thế giới thay đổi từng ngày, và công nghệ thay đổi từng giây, mặc nhiên Samsung không phải là nhà sản xuất lớn duy nhất trên thế giới đang nhắm đến "vùng đất màu mỡ" này, Qualcomm là một trong những nhà sản xuất lớn khác đang bắt đầu dòm ngó vào cuộc chơi. Và với nền tảng vi xử lý khổng lồ mà Qualcomm đã xây dựng được thì chẳng có lý nào hãng lại ngó lơ trước một miếng bánh thơm ngon như thế này.
Tuy nhiên, dự đoán cũng chỉ là dự đoán, sự phát triển của công nghệ là điều hầu như không thể nào đoán trước được, vì công nghệ thay đổi theo nhiều hướng khác nhau, và theo cả những hướng mà không ai có thể ngờ trước được. Vì vậy hãy để tự con người quyết định, và chờ xem liệu thị trường IoT sẽ phát triển mạnh mẽ như thế nào.