Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

loiruot

Well-Known Member
Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'

Anh Hữu, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, tạm trú tại Bình Thạnh, TP HCM, tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy anh mắc phải loại “amip ăn não người”.

Làm nghề bán đậu phộng (lạc) dạo suốt hai năm nay tại TP HCM, vào giữa tháng bảy về quê dự đám cưới người thân, anh Hữu cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao hồ rộng lớn) gần nhà. Trở lại Sài Gòn, ngày 30/7, anh Hữu lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi.

Tối cùng ngày, anh Hữu đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ. Chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại amip chưa thể xác định cụ thể nên chuyển qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị.

View attachment 69733
Chân dung amip qua kính hiển vi.​
Tại đây, bệnh nhân sốt 39oC, lơ mơ, cổ cứng, thở nhanh 30 lần một phút. Bác sĩ Nguyễn Hoan Phú - Phó khoa nhiễm Việt - Anh cho biết, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip. Sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao 40-41oC, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đến 23h ngày 31/7, bệnh nhân nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.

Theo bác sĩ Phú, sau khi anh Hữu tử vong, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy bệnh nhân chết do “amip ăn não người” tấn công. Đây là trường hợp đầu tiên được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện bị nhiễm “amip ăn não người”.

Amip - vi sinh vật nguy hiểm

Các bác sĩ cho biết, “amip ăn não người” là loài vi sinh vật đơn bào đáng sợ, có tên khoa học là Naegleria fowleri. Nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein, “amip ăn não người” có thể tồn tại trong tự nhiên ở 3 hình thái. Chúng thường săn đuổi và ăn vi khuẩn giống như các loại amip, hoặc cũng có thể chuyển sang dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn; thậm chí “biến” thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt. Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria fowleri rất khó bị tiêu diệt, có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.

Theo bác sĩ Phú, “amip ăn não người” phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. May mắn, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.

Sau khi nhiễm “amip ăn não người” 1-14 ngày, các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện: nhức đầu, buồn nôn, sốt, cứng cổ, xuất hiện ảo giác, thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các triệu chứng thứ phát có thể đi kèm như: lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, cơn co giật. Sau đó, bệnh diễn tiến nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao, thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu này dễ nhầm với viêm não do vi khuẩn hoặc vi rút nên việc chẩn đoán rất khó khăn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC), bản năng của loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi nhiễm vào não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại. Nếu bị nhiễm, nạn nhân chắc chắn sẽ bị viêm màng não.

Bệnh “amip ăn não người” được hai bác sĩ M. Fowler và R.F. Carter lần đầu tiên mô tả ở Australia vào năm 1965. Năm 1966, ông Fowler đặt tên cho loại amip này là Naegleria fowleri. Cho đến nay, khoảng 150 ca bệnh đã được xác định trong nhiều quốc gia và chỉ có một ca được cứu sống vào năm 1978.

Các quốc gia từng ghi nhận các ca bệnh “amip ăn não người”:

Mỹ: Giai đoạn năm 1937-2007 có 121 nạn nhân tử vong. Các năm 2001-2011 đã có 35 ca tử vong được báo cáo; trong đó đến 32 ca tiếp xúc với nguồn nước ở khu vui chơi giải trí.

New Zealand: Năm 1968-1978 có 8 trường hợp tử vong sau khi các nạn nhân bơi trong một hồ nước ấm ở khu vực Waikato.

Pakistan: 2 bệnh nhân nam 39 tuổi và 54 tuổi tử vong vào năm 2010.

Tiệp Khắc cũ: Năm 1962-1965 ghi nhận 16 bệnh nhân chết vì viêm não - màng não cấp do tắm trong một bể bơi.

Theo Phụ nữ TP HCM

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Nguồn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quoctrung

Well-Known Member
Thật là nguy hiểm, 2/9 này đi Công viên Nước <= ^#(^ , ghi nhận ghi nhận , quá ư là nguy hiểm :-??
 

loiruot

Well-Known Member
Xác suất bị mắt loại sinh vật đơn bào này thấp tuy nhiên diễn biến quá nhanh, chỉ từ 7 đến 14 ngày để sống!!! Khiếp thật.
 

hoasimtim

Well-Known Member
Xác suất bị mắt loại sinh vật đơn bào này thấp tuy nhiên diễn biến quá nhanh, chỉ từ 7 đến 14 ngày để sống!!! Khiếp thật.

Chỉ cần đừng để sặc nước là khôn sợ, nếu có đi bơi thì đừng có đùa giỡn dìm nhau nhá:D
 

earl_grey

Well-Known Member
Xác suất nhiễm con quái vật này còn thấp hơn việc chúng ta đang đi đường hoặc ngồi ăn rồi lăn đùng ra chết. Tuy nhiên tránh các vùng nước "bẩn" như tắm ao hồ, tắm sông, thậm chí là bơi trong nội thành Hà Nội...
 

nmcgroup

Well-Known Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

tốt nhất là không tiếp xúc trực tiếp với nước :) đừng tắm rửa gì cả :)
 

liemvn2212

Well-Known Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Không tin nổi là lại có thứ vi sinh vật như thế này!:-S
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

cổ nhân nói đúng 'Ở DƠ SỐNG LÂU'
 

Alabama

New Member
Bí quyết để nước không vào mũi: dùng kẹp kẹp mũi lại, nếu nhảy xuống nước thì nên thở mạnh ra để tránh nước vào gây sặc lên mũi, còn lỡ nuốt amip thì coi như nạp thêm protein.
 

cuongdoanvan

Well-Known Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

toàn cầu trên 5ty3 người mà chưa tới 200 bị thì nhằm nhò gì . trời kêu ai nấy dạ:D
 

Newbie-HD

Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Thông tin này đọc trên báo rồi, ghê thật. Hồi xưa toàn tắm sông tắm suối chẳng sao cả, giờ thì xuất hiện đủ loại visus, kí sinh, amip... tùm lum. Con amip này ăn khôn thật, "não người" mới chịu :|
 
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Con amip này chẳng nguy hiểm bằng xã hội bây giờ, thử hỏi trong 80 triệu người VN thì mấy người chết vì amip ? Trong khi hầu như ngày nào cũng có người chết vì TNGT, vì giết người cướp của....cái nào đáng báo động?!
 

okzseegoodbye

Active Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Mai 2/9 đi bơi r` :( quyết định ko để sặc nc' = mọi cách :D
 

imagic

New Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Giày dép còn có số. Cái này trời kêu ai nấy dạ thôi. Đi đường mà bị trúng gió độc là sang hôm sau lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân rồi. Haiz... Nhà hàng xóm cũng vậy, vèo 1 cái là nhập viện rồi die :(, quá nhanh.

Mà nước hồ bơi thì cũng đỡ vì có flo, mấy con amip này đâu sống đc.
 

dia

Well-Known Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

Kinh qúa, thôi bữa nay về nhà xây bể bới tắm ở nhà cho an toàn :))
 

goldenfield

Active Member
Ðề: Nên đọc: Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'!!!

cổ nhân nói đúng 'Ở DƠ SỐNG LÂU'

Sống lâu như a này hả bác
Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'

Anh Hữu, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, tạm trú tại Bình Thạnh, TP HCM, tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy anh mắc phải loại “amip ăn não người”.

Làm nghề bán đậu phộng (lạc) dạo suốt hai năm nay tại TP HCM, vào giữa tháng bảy về quê dự đám cưới người thân, anh Hữu cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao hồ rộng lớn) gần nhà. Trở lại Sài Gòn, ngày 30/7, anh Hữu lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi.

Tối cùng ngày, anh Hữu đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ. Chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại amip chưa thể xác định cụ thể nên chuyển qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị.

View attachment 69733
Chân dung amip qua kính hiển vi.​
Tại đây, bệnh nhân sốt 39oC, lơ mơ, cổ cứng, thở nhanh 30 lần một phút. Bác sĩ Nguyễn Hoan Phú - Phó khoa nhiễm Việt - Anh cho biết, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip. Sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao 40-41oC, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đến 23h ngày 31/7, bệnh nhân nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.

Theo bác sĩ Phú, sau khi anh Hữu tử vong, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy bệnh nhân chết do “amip ăn não người” tấn công. Đây là trường hợp đầu tiên được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện bị nhiễm “amip ăn não người”.

Amip - vi sinh vật nguy hiểm

Các bác sĩ cho biết, “amip ăn não người” là loài vi sinh vật đơn bào đáng sợ, có tên khoa học là Naegleria fowleri. Nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein, “amip ăn não người” có thể tồn tại trong tự nhiên ở 3 hình thái. Chúng thường săn đuổi và ăn vi khuẩn giống như các loại amip, hoặc cũng có thể chuyển sang dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn; thậm chí “biến” thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt. Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria fowleri rất khó bị tiêu diệt, có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.

Theo bác sĩ Phú, “amip ăn não người” phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. May mắn, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.

Sau khi nhiễm “amip ăn não người” 1-14 ngày, các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện: nhức đầu, buồn nôn, sốt, cứng cổ, xuất hiện ảo giác, thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các triệu chứng thứ phát có thể đi kèm như: lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, cơn co giật. Sau đó, bệnh diễn tiến nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao, thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu này dễ nhầm với viêm não do vi khuẩn hoặc vi rút nên việc chẩn đoán rất khó khăn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC), bản năng của loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi nhiễm vào não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại. Nếu bị nhiễm, nạn nhân chắc chắn sẽ bị viêm màng não.

Bệnh “amip ăn não người” được hai bác sĩ M. Fowler và R.F. Carter lần đầu tiên mô tả ở Australia vào năm 1965. Năm 1966, ông Fowler đặt tên cho loại amip này là Naegleria fowleri. Cho đến nay, khoảng 150 ca bệnh đã được xác định trong nhiều quốc gia và chỉ có một ca được cứu sống vào năm 1978.

Các quốc gia từng ghi nhận các ca bệnh “amip ăn não người”:

Mỹ: Giai đoạn năm 1937-2007 có 121 nạn nhân tử vong. Các năm 2001-2011 đã có 35 ca tử vong được báo cáo; trong đó đến 32 ca tiếp xúc với nguồn nước ở khu vui chơi giải trí.

New Zealand: Năm 1968-1978 có 8 trường hợp tử vong sau khi các nạn nhân bơi trong một hồ nước ấm ở khu vực Waikato.

Pakistan: 2 bệnh nhân nam 39 tuổi và 54 tuổi tử vong vào năm 2010.

Tiệp Khắc cũ: Năm 1962-1965 ghi nhận 16 bệnh nhân chết vì viêm não - màng não cấp do tắm trong một bể bơi.

Theo Phụ nữ TP HCM

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Nguồn!
 

loiruot

Well-Known Member
Cũng là tin tốt các bác ah!!!

Khẳng định Amip Nagleria fowleri chỉ xâm nhập qua niêm mạc mũi, Tiến sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khuyên người dân không nên lo nhiễm ký sinh trùng này khi ăn rau hoặc tắm hồ bơi.
...
- Khả năng amip có mặt trong rau sống (từ nước tưới rau) hoặc các loại rau mọc ở nước?

- Đây là loài amip khác hẳn với loại amip gây bệnh ở đường ruột, phương thức lây truyền là xâm nhập qua niêm mạc mũi rồi vào xoang sàn, vào não thất. Do đó nếu nguồn nước có chứa amip Nagleria fowleri nhưng chỉ dùng để ăn uống đơn thuần thì khó lây nhiễm, vì amip chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi. Có nghĩa là nếu người ta không bơi lặn bị sặc nước thì amip không thể xâm nhập bằng đường khác.

Còn amip gây bệnh đường ruột phổ biến ở nước ta là Entamoeba histolytica lây qua đường phân miệng. Amip theo phân ra ngoài, nhiễm vào nước sinh hoạt, sau đó gây nhiễm vào thức ăn nước uống nếu sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, hoặc bám vào lá rau nếu dùng phân người có amip để tưới rau, hoặc nhiễm trực tiếp vào thức ăn nếu bệnh nhân đi vệ sinh nhưng không rửa tay mà chế biến thức ăn.

- Trong nước hồ bơi, amip tồn tại như thế nào?

- Amip Nagleria fowleri là loại thích nghi với môi trường nước ấm. Tuy nhiên chúng khó tồn tại trong nước hồ bơi có nhiều hóa chất sát khuẩn, mặc dù trên thế giới, nhất là ở Mỹ, vấn đề amip lây qua hồ bơi vẫn được cảnh báo. Lý do là các hồ bơi được thay nước thường xuyên thì ít cần hóa chất sát khuẩn. Nếu có bệnh nhân trong thời gian ủ bệnh hỉ mũi vào nước hồ bơi thì có nguy cơ người khác hít phải khi bị sặc nước. Trên thực tế ở Việt Nam, điều kiện nước hồ bơi chứa nhiều chất sát khuẩn nên amip khó tồn tại.
...- Với người lo lắng nhiễm amip, lời khuyên của ông cho họ?

- Việc lo lắng nhiễm amip là không cần thiết, ngay cả khi bơi trong vùng nước nhiễm amip thì khả năng nhiễm cũng rất thấp, do xác suất hít phải nước có chứa amip rất thấp, và do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, khi bị sặc nước, phản xạ hắt hơi, ho, chảy nước mũi, hỉ mũi đã tống amip ra ngoài.

Để an toàn tuyệt đối, khi bơi, chỉ cần mang nẹp mũi để tránh sặc nước là đủ.

Nguồn!!!
 
Bên trên