Theo tin từ hãng tin NBC, Nelson Mandela vừa mới qua đời tại ngôi nhà riêng của mình vào 1h tối qua (theo giờ Việt Nam), hưởng thọ 95 tuổi. Ông là biểu tượng của nhân quyền tại Nam Phi và là người dành suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc không những tại Nam Phi mà còn trên toàn thế giới. Tình hình sức khỏe của ông bắt đầu chuyển biến xấu vào đầu năm nay do ảnh hưởng kéo dài của căn bệnh nhiễm trùng phổi. Những ngày cuối đời, ông chuyển về sống tại ngôi nhà của mình tại thành phố Johannesberg. Đương kim tổng thống Nam Phi, ông Jacob Zuma cho hay, "Ngài ấy giờ đã yên nghỉ. Ông đã ra đi trong yên bình."
Nếu cần, tôi sẵng sàng hi sinh cho lý tưởng của mình.
Mandela bắt đầu cuộc đời đấu tranh của mình với vai trò đại biểu tại Đại hội các quốc gia Châu phi. Ông tổ chức những cuộc đình công và "Chiến dịch phản kháng" nhằm phản đối các chính sách phân biệt chủng tộc. Sau một loạt các cuộc bắt bớ và đàn áp bạo lực của cảnh sát, ông đã bị bắt vào năm 1963 vì tội phá hoại và âm mưu lật đổ Chính phủ. Tại phiên tòa xét xử, ông thẳng thắng thừa nhận những hành vi phá hoại và bạo lực của mình nhưng khẳng định đó là những hoạt động nhằm hướng đến một xã hội tự do và công bằng. Trước phiên tòa, ông đã phát biểu: "Tôi đã luôn ấp ủ ước mơ về một xã hội dân chủ và tự do, ở đó, mọi người có thể sống chan hòa và bình đẳng với nhau. Đó là một lý tưởng để tôi có thể tiếp tục sống và thực hiện. Nhưng nếu cần, tôi sẵng sàng hi sinh để thực hiện lý tưởng ấy." Vì các nhà cầm quyền lo ngại về một cuộc cách mạng nổi dậy chống chính quyền, họ đã kết án tù chung thân đối với ông.
Trước làn sóng phẫn nộ của những người da màu trên toàn thế giới vì bản án bất công dành cho Mandela, ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới với hình ảnh một tù nhân chính trị bị giam giữ suốt 18 năm ròng trong một phòng giam chỉ 2,4 m2 tại nhà giam trên đảo Robben tại Nam Phi. Năm 1990, ông được trả tự do và mặc nhiên trở thành nhân vật chính trị quyền lực nhất tại Nam Phi. Một thời gian ngắn sau khi được trả tự do, ông đã có một bài phát biểu trước 100.000 người tại sân vận động thành phố Johannesburg, nhằm kêu gọi chấm dứt các đạo luật phân biệt chủng tộc đã đè nén lên cả dân tộc. "Chúng tôi kêu gọi những người anh em da trắng hãy tham gia cùng chúng tôi để cùng định hình một Nam Phi hoàn toàn mới." Năm 1994, ông được bầu làm Tổng thống Nam Phi và giữ chức cho ông rút lui khỏi chính trường vào năm 1999.
Miễn là ngày nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn thực hiện những gì mà tôi học tập được từ ông
Sau khi Nelson Mandela qua đời, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tiếp nối nhau đến viếng ông. Trong một bài phát biểu với quốc dân, đương kim tổng thống Nam Phi, ông Zuma đã kêu gọi mọi người tưởng nhớ đến cuộc đời của Nelson Mandela bằng những hoạt động đổi mới nhằm thực hiện công bằng xã hội. "Chúng ta hãy kế thừa những gì mà Madiba (biệt danh của Mandela) đã chiến đấu để giành được. Chúng ta hãy tái khẳng định lý tưởng của ông về một xã hội không có bóc lột, áp bức và tước đoạt bởi bất cứ thế lực nào."
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phát biểu về sự qua đời của Mandela trên một phương tiện công cộng: "Hành động chính trị đầu tiên của tôi là một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Và tôi đã học được điều đó từ ông và các tác phẩm của ông. Miễn là ngày nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn thực hiện những gì mà tôi học tập được từ ông."
R.I.P Nelson Mandela
Nếu cần, tôi sẵng sàng hi sinh cho lý tưởng của mình.
Mandela bắt đầu cuộc đời đấu tranh của mình với vai trò đại biểu tại Đại hội các quốc gia Châu phi. Ông tổ chức những cuộc đình công và "Chiến dịch phản kháng" nhằm phản đối các chính sách phân biệt chủng tộc. Sau một loạt các cuộc bắt bớ và đàn áp bạo lực của cảnh sát, ông đã bị bắt vào năm 1963 vì tội phá hoại và âm mưu lật đổ Chính phủ. Tại phiên tòa xét xử, ông thẳng thắng thừa nhận những hành vi phá hoại và bạo lực của mình nhưng khẳng định đó là những hoạt động nhằm hướng đến một xã hội tự do và công bằng. Trước phiên tòa, ông đã phát biểu: "Tôi đã luôn ấp ủ ước mơ về một xã hội dân chủ và tự do, ở đó, mọi người có thể sống chan hòa và bình đẳng với nhau. Đó là một lý tưởng để tôi có thể tiếp tục sống và thực hiện. Nhưng nếu cần, tôi sẵng sàng hi sinh để thực hiện lý tưởng ấy." Vì các nhà cầm quyền lo ngại về một cuộc cách mạng nổi dậy chống chính quyền, họ đã kết án tù chung thân đối với ông.
Trước làn sóng phẫn nộ của những người da màu trên toàn thế giới vì bản án bất công dành cho Mandela, ông trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới với hình ảnh một tù nhân chính trị bị giam giữ suốt 18 năm ròng trong một phòng giam chỉ 2,4 m2 tại nhà giam trên đảo Robben tại Nam Phi. Năm 1990, ông được trả tự do và mặc nhiên trở thành nhân vật chính trị quyền lực nhất tại Nam Phi. Một thời gian ngắn sau khi được trả tự do, ông đã có một bài phát biểu trước 100.000 người tại sân vận động thành phố Johannesburg, nhằm kêu gọi chấm dứt các đạo luật phân biệt chủng tộc đã đè nén lên cả dân tộc. "Chúng tôi kêu gọi những người anh em da trắng hãy tham gia cùng chúng tôi để cùng định hình một Nam Phi hoàn toàn mới." Năm 1994, ông được bầu làm Tổng thống Nam Phi và giữ chức cho ông rút lui khỏi chính trường vào năm 1999.
Miễn là ngày nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn thực hiện những gì mà tôi học tập được từ ông
Sau khi Nelson Mandela qua đời, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tiếp nối nhau đến viếng ông. Trong một bài phát biểu với quốc dân, đương kim tổng thống Nam Phi, ông Zuma đã kêu gọi mọi người tưởng nhớ đến cuộc đời của Nelson Mandela bằng những hoạt động đổi mới nhằm thực hiện công bằng xã hội. "Chúng ta hãy kế thừa những gì mà Madiba (biệt danh của Mandela) đã chiến đấu để giành được. Chúng ta hãy tái khẳng định lý tưởng của ông về một xã hội không có bóc lột, áp bức và tước đoạt bởi bất cứ thế lực nào."
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phát biểu về sự qua đời của Mandela trên một phương tiện công cộng: "Hành động chính trị đầu tiên của tôi là một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Và tôi đã học được điều đó từ ông và các tác phẩm của ông. Miễn là ngày nào tôi còn sống, tôi sẽ luôn thực hiện những gì mà tôi học tập được từ ông."
R.I.P Nelson Mandela
Theo The NewYork Times