Theo dự báo, trong năm 2010 sẽ có những cuộc bứt phá và phát triển mạnh mẽ về công nghệ đối với 3G và 3D.
Đến nay, sau hơn nửa năm ra mắt dịch vụ 3G, VinaPhone đã có 7 triệu khách hàng, MobiFone có 6 triệu và Viettel có khoảng 3 triệu khách hàng. Trong các dịch vụ 3G thì người tiêu dùng đang thích nhất là dịch vụ Internet di động thông qua USB 3G, điện thoại có hình (video call) và dịch vụ Traffic Camera (xem tình trạng giao thông).
Internet di động 3G được ưa chuộng nhất
Ông Hồ Đức Thắng, Phó Giám đốc VinaPhone, cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi khai mào đầu tiên việc cung cấp dịch vụ 3G nên đã thu hút được rất nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ”. Trong đó, các dịch vụ khách hàng sử dụng nhiều nhất là Mobile Internet và Traffic Camera.
Đại diện MobiFone thì cho biết: Mobile Internet luôn là dịch vụ 3G có số người sử dụng nhiều nhất bởi nhu cầu truy cập Internet rất cao và có vai trò ngày càng quan trọng trong công việc và giải trí của người dân. Vì bây giờ, Internet không còn lệ thuộc không gian và thời gian nữa. Đặc biệt, các thiết bị hỗ trợ truy cập Internet có giá thành hợp lý và phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Trong khi đó, mạng di động Viettel tuy chỉ vừa ra mắt dịch vụ 3G trong tháng 3-2010 vừa qua nhưng cũng đã có khoảng 3 triệu khách hàng sử dụng.
Trước đó, vào cuối tháng 2-2010 vừa qua, mạng di động CDMA S-Fone thu hút sự quan tâm của người dùng với việc công bố đổi tên gọi dịch vụ Internet di động thành S-Connect và ra mắt các gói cước mới với giá thành thấp. Và theo cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông, EVN Telecom cho biết mạng này đã thử nghiệm các dịch vụ 3G và đang tiếp tục hoàn thiện để sớm cung cấp 3G cho người dùng. Không thua các mạng đàn anh, Beeline hiện cũng đang đàm phán với VinaPhone để cùng cung cấp dịch vụ 3G. Như vậy, thị trường 3G ở Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo sẽ phát triển sôi động và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, mạng nào, dịch vụ nào có chất lượng tốt, giá cạnh tranh sẽ là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.
USB 3G, dịch vụ mở màn thành công của VinaPhone.
Tivi 3D sẽ vô tận nhà!
Trong tháng 3 vừa qua, trong hàng loạt sản phẩm tivi mới của năm 2010, Sony đã hé lộ về việc sớm đưa dòng tivi 3D vào thị trường Việt Nam (dự kiến tháng 6-2010), thậm chí Sony còn cho biết sẽ hợp tác để phát lại các trận bóng đá bằng công nghệ tivi 3D tại World Cup Nam Phi 2010 cho người hâm mộ Việt Nam. Cụ thể, hai kênh truyền hình ESPN và Discovery vừa công bố họ sẽ phát sóng các chương trình truyền hình với công nghệ 3D đầu tiên. Trong đó, kênh thể thao ESPN dự định tường thuật các trận bóng đá World Cup năm nay trên 3D, còn kênh khoa học Discovery đã hợp tác với Sony và Imax để mang đến kênh 3D vào năm 2011. Ngoài tivi 3D, Sony còn công bố đầu Blu-ray 3D đầu tiên với nhiều đặc tính mới nhất như hỗ trợ phát đĩa Blu-ray 3D, cổng HDMI 1.4, Wi-Fi và mạng LAN cho phép xem video trên YouTube. Sản phẩm chưa có giá chính thức và dự kiến phát hành vào mùa hè năm nay.
Không thua kém, Samsung cũng đã tiên phong giới thiệu ba dòng tivi LCD hỗ trợ 3D có mức giá bán dự kiến không quá đắt! Tivi ứng dụng công nghệ LED này cho phép chuyển đổi 2D sang 3D và ngược lại thông qua nút bấm, có tốc độ quét hình đạt 240 Hz. Samsung còn cho biết họ không thể đợi cho đến khi có các chương trình hỗ trợ 3D vì thế họ đã sử dụng kỹ thuật riêng để chuyển đổi phiên bản 2D sang 3D. Hiệu ứng ảo tuy không được đẹp như các chương trình 3D thật nhưng ít nhất nó cũng đủ giữ chân được khách hàng cho đến khi các sản phẩm 3D chính thức ra mắt.
Màn trình diễn ấn tượng thế hệ tivi LED 3D của Samsung tại New York.
Toshiba cũng có kế hoạch tương tự khi họ sẽ chuyển đổi hình ảnh 2D thành 3D thông qua một chiếc hộp đặc biệt có bộ vi xử lý mạnh mẽ tương đương với chip Cell trong máy chơi game PS3 của Sony. Giá thành của cả hệ thống chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia thì sẽ đắt đỏ.
Với những công nghệ mới nhất và cuộc chạy đua công nghệ của các hãng, người tiêu dùng đã bắt đầu chuẩn bị túi tiền để thưởng thức giá trị đích thực của công nghệ 3G và 3D vào mùa hè năm nay.
PHI NGUYỄN tổng hợp
Nguồn: http://phapluattp.vn/20100413104057610p0c1018/nam-2010-nam-cua-3g-va-3d.htm
Đến nay, sau hơn nửa năm ra mắt dịch vụ 3G, VinaPhone đã có 7 triệu khách hàng, MobiFone có 6 triệu và Viettel có khoảng 3 triệu khách hàng. Trong các dịch vụ 3G thì người tiêu dùng đang thích nhất là dịch vụ Internet di động thông qua USB 3G, điện thoại có hình (video call) và dịch vụ Traffic Camera (xem tình trạng giao thông).
Internet di động 3G được ưa chuộng nhất
Ông Hồ Đức Thắng, Phó Giám đốc VinaPhone, cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi khai mào đầu tiên việc cung cấp dịch vụ 3G nên đã thu hút được rất nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ”. Trong đó, các dịch vụ khách hàng sử dụng nhiều nhất là Mobile Internet và Traffic Camera.
Đại diện MobiFone thì cho biết: Mobile Internet luôn là dịch vụ 3G có số người sử dụng nhiều nhất bởi nhu cầu truy cập Internet rất cao và có vai trò ngày càng quan trọng trong công việc và giải trí của người dân. Vì bây giờ, Internet không còn lệ thuộc không gian và thời gian nữa. Đặc biệt, các thiết bị hỗ trợ truy cập Internet có giá thành hợp lý và phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Trong khi đó, mạng di động Viettel tuy chỉ vừa ra mắt dịch vụ 3G trong tháng 3-2010 vừa qua nhưng cũng đã có khoảng 3 triệu khách hàng sử dụng.
Trước đó, vào cuối tháng 2-2010 vừa qua, mạng di động CDMA S-Fone thu hút sự quan tâm của người dùng với việc công bố đổi tên gọi dịch vụ Internet di động thành S-Connect và ra mắt các gói cước mới với giá thành thấp. Và theo cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông, EVN Telecom cho biết mạng này đã thử nghiệm các dịch vụ 3G và đang tiếp tục hoàn thiện để sớm cung cấp 3G cho người dùng. Không thua các mạng đàn anh, Beeline hiện cũng đang đàm phán với VinaPhone để cùng cung cấp dịch vụ 3G. Như vậy, thị trường 3G ở Việt Nam trong năm nay và những năm tiếp theo sẽ phát triển sôi động và cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy, mạng nào, dịch vụ nào có chất lượng tốt, giá cạnh tranh sẽ là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng.

USB 3G, dịch vụ mở màn thành công của VinaPhone.
Tivi 3D sẽ vô tận nhà!
Trong tháng 3 vừa qua, trong hàng loạt sản phẩm tivi mới của năm 2010, Sony đã hé lộ về việc sớm đưa dòng tivi 3D vào thị trường Việt Nam (dự kiến tháng 6-2010), thậm chí Sony còn cho biết sẽ hợp tác để phát lại các trận bóng đá bằng công nghệ tivi 3D tại World Cup Nam Phi 2010 cho người hâm mộ Việt Nam. Cụ thể, hai kênh truyền hình ESPN và Discovery vừa công bố họ sẽ phát sóng các chương trình truyền hình với công nghệ 3D đầu tiên. Trong đó, kênh thể thao ESPN dự định tường thuật các trận bóng đá World Cup năm nay trên 3D, còn kênh khoa học Discovery đã hợp tác với Sony và Imax để mang đến kênh 3D vào năm 2011. Ngoài tivi 3D, Sony còn công bố đầu Blu-ray 3D đầu tiên với nhiều đặc tính mới nhất như hỗ trợ phát đĩa Blu-ray 3D, cổng HDMI 1.4, Wi-Fi và mạng LAN cho phép xem video trên YouTube. Sản phẩm chưa có giá chính thức và dự kiến phát hành vào mùa hè năm nay.
Không thua kém, Samsung cũng đã tiên phong giới thiệu ba dòng tivi LCD hỗ trợ 3D có mức giá bán dự kiến không quá đắt! Tivi ứng dụng công nghệ LED này cho phép chuyển đổi 2D sang 3D và ngược lại thông qua nút bấm, có tốc độ quét hình đạt 240 Hz. Samsung còn cho biết họ không thể đợi cho đến khi có các chương trình hỗ trợ 3D vì thế họ đã sử dụng kỹ thuật riêng để chuyển đổi phiên bản 2D sang 3D. Hiệu ứng ảo tuy không được đẹp như các chương trình 3D thật nhưng ít nhất nó cũng đủ giữ chân được khách hàng cho đến khi các sản phẩm 3D chính thức ra mắt.

Màn trình diễn ấn tượng thế hệ tivi LED 3D của Samsung tại New York.
Toshiba cũng có kế hoạch tương tự khi họ sẽ chuyển đổi hình ảnh 2D thành 3D thông qua một chiếc hộp đặc biệt có bộ vi xử lý mạnh mẽ tương đương với chip Cell trong máy chơi game PS3 của Sony. Giá thành của cả hệ thống chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia thì sẽ đắt đỏ.
Với những công nghệ mới nhất và cuộc chạy đua công nghệ của các hãng, người tiêu dùng đã bắt đầu chuẩn bị túi tiền để thưởng thức giá trị đích thực của công nghệ 3G và 3D vào mùa hè năm nay.
PHI NGUYỄN tổng hợp
Nguồn: http://phapluattp.vn/20100413104057610p0c1018/nam-2010-nam-cua-3g-va-3d.htm