scotty
Well-Known Member
Lò phản ứng số 1 thuộc nhà máy điện hạt nhân Oconee sẽ được nâng cấp lên hệ thống điều khiển kỹ thuật số trong vài tuần sắp đến.
Đây là lò phản ứng đầu tiên trong tổng số 104 lò phản ứng trên toàn nước Mỹ được chuyển sang công nghệ điều khiển số. Có công suất phát điện hơn 2.500 megawatt, nhà máy điện hạt nhân Oconee là đơn vị tiên phong trong việc loại bỏ công nghệ analog cũ nhằm tiết kiệm chi phí và tăng độ tin cậy trong hoạt động.
Hầu hết các hệ thống điều khiển tại các nhà máy điện hạt nhân ngày nay đều trang bị nhiều màn hình giám sát cùng 4 bộ cảm biến. Nếu có 2 bộ cảm biến nào thể hiện sai thông số, nhà máy buộc phải ngừng hoạt động cho đến khi sửa xong các bộ cảm biến đó. Quá trình sửa chữa này có thể mất cả ngày hoặc hơn, gây ra chi phí phát sinh trên 2 triệu USD.
Với khả năng đọc và tính toán hàng ngàn thông số bất kỳ lúc nào, cũng như cung cấp cho các kỹ sư điều khiển nhiều dữ liệu hơn về tình hình hoạt động của nhà máy, hệ thống điều khiển kỹ thuật số có thể xử lý vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với hệ thống analog cũ kỹ, và cảnh báo các hỏng hóc cho các chuyên gia một cách kịp thời.
Hệ thống điều khiển kỹ thuật số đã được áp dụng tại Châu Âu và Châu Á nhưng lại chậm triển khai tại Mỹ, lý do chính là lo ngại hacker xâm nhập vào hệ thống. Nhưng đối với nhà máy Oconee, phần mềm ứng dụng tại đây được lập trình không kết nối mạng bên ngoài, cũng như áp dụng cơ chế giám sát chặt chẽ mọi giao tiếp giữa các kỹ sư điều hành lò phản ứng và hệ thống.
Việc nâng cấp này diễn ra trong bối cảnh năng lượng hạt nhân đang là đề tài tranh cãi nóng bỏng về mức độ tin cậy và an toàn của các quốc gia lớn như Mỹ và Pháp, sau đại họa động đất và sóng thần phá hỏng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật vào tháng 3 vừa qua. Thảm họa này cũng khiến Đức hoang mang và gần đây nước này đã ra quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân với kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước 2022. Thêm nữa, nhà máy điện hạt nhân Browns Ferry tại bang Alabama (Mỹ) đầu tháng 5 này cũng đã không đáp ứng được các tiêu chí thanh tra.
Dẫu vậy các chuyên gia và các nhà máy điện hạt nhân vẫn tiếp tục phát triển các hệ thống điều khiển có độ an toàn và tin cậy hơn, và giải pháp đầu tiên là chuyển sang công nghệ điều khiển số.
Jere Jenkins, Giám đốc Phòng nghiên cứu Phóng xạ thuộc ĐH Purdue còn cho biết hơn một nửa trong tổng số nhà máy điện hạt nhân tại Hoa Kỳ có tuổi đời ít nhất là 30 năm, và chỉ ra rằng đến thời điểm này thì không thể nào thay thế các thiết bị đó được nữa. Để nâng cấp các hệ thống cũ, giải pháp tối ưu nhất là chuyển sang công nghệ số.
Trước khi ứng dụng chính thức cho Lò phản ứng số 1 tại nhà máy Oconee, hệ thống nâng cấp mới có kinh phí 2 tỷ đô la này đã được vận hành thử nghiệm dưới dạng mô phỏng tình huống hỏng hóc ở khâu làm lạnh lò phản ứng. Theo đó, chuông rung lên báo hiệu nhà máy có vấn đề và các chuyên gia tiếp tục để tình hình xấu đi mới bắt đầu hành động. Đến thời điểm này, còi báo động tắt đi và các thanh điều khiển nguyên liệu hạt nhân được đưa ra khỏi trung tâm lò phản ứng. Sau khi quá trình này kết thúc, hệ thống chuyển đèn đỏ sang xanh, cho phép các kỹ sư bước vào xử lý tình hình và đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường trở lại.
Các panel điều khiển kỹ thuật số sẽ được lắp ráp tại Lò phản ứng số 1 trong vài tuần nữa. Sau đó Lò số 2 sẽ được nâng cấp tương tự trong thời gian nạp lại nhiên liệu vào năm tới, và Lò số 3 sẽ được chuyển sang hệ thống kỹ thuật số trong 2013. Các panel lắp mới cho cả 3 lò phản ứng này trị giá 250 triệu USD và người ta hy vọng là chúng sẽ giữ cho các lò phản ứng hoạt động an toàn thêm 30 năm nữa.

Đây là lò phản ứng đầu tiên trong tổng số 104 lò phản ứng trên toàn nước Mỹ được chuyển sang công nghệ điều khiển số. Có công suất phát điện hơn 2.500 megawatt, nhà máy điện hạt nhân Oconee là đơn vị tiên phong trong việc loại bỏ công nghệ analog cũ nhằm tiết kiệm chi phí và tăng độ tin cậy trong hoạt động.
Hầu hết các hệ thống điều khiển tại các nhà máy điện hạt nhân ngày nay đều trang bị nhiều màn hình giám sát cùng 4 bộ cảm biến. Nếu có 2 bộ cảm biến nào thể hiện sai thông số, nhà máy buộc phải ngừng hoạt động cho đến khi sửa xong các bộ cảm biến đó. Quá trình sửa chữa này có thể mất cả ngày hoặc hơn, gây ra chi phí phát sinh trên 2 triệu USD.
Với khả năng đọc và tính toán hàng ngàn thông số bất kỳ lúc nào, cũng như cung cấp cho các kỹ sư điều khiển nhiều dữ liệu hơn về tình hình hoạt động của nhà máy, hệ thống điều khiển kỹ thuật số có thể xử lý vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với hệ thống analog cũ kỹ, và cảnh báo các hỏng hóc cho các chuyên gia một cách kịp thời.

Hệ thống điều khiển kỹ thuật số đã được áp dụng tại Châu Âu và Châu Á nhưng lại chậm triển khai tại Mỹ, lý do chính là lo ngại hacker xâm nhập vào hệ thống. Nhưng đối với nhà máy Oconee, phần mềm ứng dụng tại đây được lập trình không kết nối mạng bên ngoài, cũng như áp dụng cơ chế giám sát chặt chẽ mọi giao tiếp giữa các kỹ sư điều hành lò phản ứng và hệ thống.
Việc nâng cấp này diễn ra trong bối cảnh năng lượng hạt nhân đang là đề tài tranh cãi nóng bỏng về mức độ tin cậy và an toàn của các quốc gia lớn như Mỹ và Pháp, sau đại họa động đất và sóng thần phá hỏng nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật vào tháng 3 vừa qua. Thảm họa này cũng khiến Đức hoang mang và gần đây nước này đã ra quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân với kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước 2022. Thêm nữa, nhà máy điện hạt nhân Browns Ferry tại bang Alabama (Mỹ) đầu tháng 5 này cũng đã không đáp ứng được các tiêu chí thanh tra.
Dẫu vậy các chuyên gia và các nhà máy điện hạt nhân vẫn tiếp tục phát triển các hệ thống điều khiển có độ an toàn và tin cậy hơn, và giải pháp đầu tiên là chuyển sang công nghệ điều khiển số.
Jere Jenkins, Giám đốc Phòng nghiên cứu Phóng xạ thuộc ĐH Purdue còn cho biết hơn một nửa trong tổng số nhà máy điện hạt nhân tại Hoa Kỳ có tuổi đời ít nhất là 30 năm, và chỉ ra rằng đến thời điểm này thì không thể nào thay thế các thiết bị đó được nữa. Để nâng cấp các hệ thống cũ, giải pháp tối ưu nhất là chuyển sang công nghệ số.
Trước khi ứng dụng chính thức cho Lò phản ứng số 1 tại nhà máy Oconee, hệ thống nâng cấp mới có kinh phí 2 tỷ đô la này đã được vận hành thử nghiệm dưới dạng mô phỏng tình huống hỏng hóc ở khâu làm lạnh lò phản ứng. Theo đó, chuông rung lên báo hiệu nhà máy có vấn đề và các chuyên gia tiếp tục để tình hình xấu đi mới bắt đầu hành động. Đến thời điểm này, còi báo động tắt đi và các thanh điều khiển nguyên liệu hạt nhân được đưa ra khỏi trung tâm lò phản ứng. Sau khi quá trình này kết thúc, hệ thống chuyển đèn đỏ sang xanh, cho phép các kỹ sư bước vào xử lý tình hình và đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường trở lại.
Các panel điều khiển kỹ thuật số sẽ được lắp ráp tại Lò phản ứng số 1 trong vài tuần nữa. Sau đó Lò số 2 sẽ được nâng cấp tương tự trong thời gian nạp lại nhiên liệu vào năm tới, và Lò số 3 sẽ được chuyển sang hệ thống kỹ thuật số trong 2013. Các panel lắp mới cho cả 3 lò phản ứng này trị giá 250 triệu USD và người ta hy vọng là chúng sẽ giữ cho các lò phản ứng hoạt động an toàn thêm 30 năm nữa.
Theo DailyTech
Chỉnh sửa lần cuối: