Angus_Bert
Film critic
Máy ảnh compact đã có một giai đoạn vất vả trong những năm gần đây, nó đã phát triển thành đủ mọi chủng loại, từ dành cho dân chỉ biết bấm chụp cho đến những kẻ chuyên nghiệp. Dạo gần đây thì HDvietnam xuất hiện nhiều topic hỏi nên chọn mua máy ảnh compact nào cho ngon bổ rẻ, vậy nên bài viết hướng dẫn này hi vọng sẽ giúp ích được nhiều hơn cho mọi người.
Tại sao gọi là máy ảnh compact thì nguyên nhân là đến từ kích thước nhỏ gọn (compact) của nó, nhưng đối với rất nhiều loại máy compact/PnS cao cấp thì đôi khi tên gọi này không đúng lắm, vì chúng có có thân hình gần giống như máy DSLR vậy. Những chiếc máy khác hệ thống máy compact thông thường, nhưng so với mirrorless và DSLR thì cũng chẳng giống khi không thể thay đổi được ống kính. Tuy vậy thì chúng lại có những tính năng gần giống như những chiếc máy ảnh ống kính rời, ví dụ như chất ảnh tuyệt hảo nhờ vào ống kính khủng và cảm biến lớn.
Các loại máy compact, chủ yếu là máy giá rẻ đang gặp phải một sự cạnh tranh quyết liệt từ kẻ hậu sinh smartphone. Nói thật lòng, nếu như bạn chỉ cần một thiết bị ghi hình chống mù, tính năng cơ bản là giơ lên và bấm chụp thì có lẽ mang nên nghĩ đến việc dành số tiền đó để nâng cấp chiếc điện thoại của mình, đặc biệt là khi các hệ điều hành di động ngày nay đang hỗ trợ rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh tuyệt vời, thậm chí là ảo tung chảo như Camera360, Fotor...Đấy là chưa kể khả năng chia sẻ tức thời lên mạng xã hội nữa.
Nhưng nếu bạn muốn điện thoại và máy ảnh là hai thứ tách rời, và muốn sở hữu một thiết bị với chất lượng hình tuyệt vời hơn, cảm biến khủng và ống kính tiêu cự lớn, xin mời đọc tiếp ngay và luôn!
Có những loại máy ảnh compact nào trên thị trường lúc này?
Trong bài viết này thì mình sẽ nói đến 3 loại máy ảnh compact chính. Loại đầu tiên chính là mẫu PnS, nghĩa là chỉ cần giơ lên và bấm chụp, kiểu máy ảnh với tính năng và giao diện đơn giản nhất có thể. Những mẫu máy loại này thường không có nhiều nút bấm hay vòng xoay, và tất nhiên là bạn không thể tự điều chỉnh được khẩu độ, tốc độ màn trập (nếu bạn biết chúng là cái gì). Tuy vậy thì người dùng vẫn có thể điều chỉnh độ sáng thông qua hệ số phơi sáng cũng như cài đặt một vài thông số cơ bản như cân bằng trắng. Ngoài ra thì chúng cũng thường được trang bị khả năng quay phim HD.
Rất nhiều mẫu máy trong chủng loại đầu tiên này giờ đây cũng được tích hợp một vài tính năng tiện ích, như màn hình cảm ứng để thao tác hay là WiFi để nhanh chóng chia sẻ.
Nhưng nếu như bạn nhiếp ảnh ở một mức trên tầm 'chống mù' thì chắc chắn sẽ đặt chân đến loại máy compact Super-Zoom. Cũng như cái tên của nó, những chiếc camera loại này đều được trang bị một hệ thống ống kính nhỏ gọn, nhưng có dải tiêu cự siêu lớn, kéo dài từ góc rộng cho đến tele, đơn cử như là mẫu Fujifilm F900EXR với ống kính có khả năng zoom quang 20x (20 lần). Một số nhà sản xuất khác thì có cả những mẫu zoom quang đến 50x. Tuy chất lượng có thể không thật sự hoàn hảo, nhưng với những ai hay di chuyển và có nhu cầu về một dải tiêu cự lớn, thì những sản phẩm như thế này là người bạn đồng hành vô cùng tuyệt vời. Nếu như so với DSLR thì bạn sẽ tiết kiệm được khối cân nặng và không gian để chứa máy ảnh và các loại ống kính đáp ứng đủ nhu cầu.
Super-zoom còn có một loại máy ảnh con của nó là 'Bridge camera'. Gọi là thế vì nó là sự lai tạo giữa một chiếc máy ảnh compact (không đổi được ống kính, cảm biến nhỏ, giá rẻ) với một chiếc DSLR (máy to, dày, nặng).
Và cuối cùng, đỉnh cao của máy ảnh compact là loại thứ ba, những mẫu camera đủ sức so sánh với dòng máy DSLR về cả chất ảnh lẫn tính năng. Điểm nổi bật chính của loại máy ảnh chính là giá thành (siêu đắt) và cấu hình của chúng: cảm biến, ống kính và bộ xử lí ảnh tương đương DSLR.
Có những loại máy ảnh compact nào cho từng nhu cầu khác nhau?
Chiếc Canon Ixus 150 có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho một mẫu máy ảnh PnS hiện đại tiêu biểu, nó nhắm đến đối tượng là những người muốn chụp ảnh chất lượng cao nhưng không muốn mang theo một thiết bị cồng kềnh cũng như mày mò menu phức tạp. Ừhm, nó rất thời trang cũng như tinh tế, với ống kính vô cùng tiện lợi khi dải tiêu cự bắt đầu từ 28mm cho đến tele zoom quang 8x. Cảm biến kích thước 2/3-inch là số đo thông thường, cũng có nghĩa là nhỏ hơn khi so sánh nó với cảm biến APS-C hay Full Frame trên các mẫu máy compact cao cấp khác, nhưng nó vẫn cho chất lượng ổn khi cắt hình hay in ấn khổ lớn. ‘Smart Auto’ và ‘Intelligent IS’ cũng là hai tính năng sẽ khiến cho việc chụp ảnh của người dùng không còn cực khổ quá mức nữa.
Một ví dụ hay cho dòng máy super-zoom chính là chiếc Sony Cyber-Shot DSC-HX300, với hệ thống ống kính có độ phóng đại lên đến 50x (24-1200mm khi quy chuẩn tiêu cự 35mm) tích hợp bên trong một chiếc máy ảnh. Ngoài ra thì nó còn sở hữu cảm biến phân giải 24MP với khả năng chụp hình liên tiếp 10 khung hình/giây.
Còn nếu như muốn phức tạp và có khả năng trình diễn chất lượng hơn, thì một gương mặt tiêu biểu là Canon G16, bao gồm cảm biến lớn hơn là 1/1.7 inch và tốc độ chụp liên tiếp lớn hơn, điều chỉnh tay và chụp ảnh raw. Các loại máy cao cấp này thường có ống kính chất lượng cao hơn hẳn, khi có khẩu độ tối đa lớn hơn để chụp thiếu sáng.
Nếu bạn cảm thấy những giải thích ở trên quá lằng nhằng, thì dưới đây là danh sách những mẫu máy ảnh compact tốt nhất phân theo từng loại để bạn có thể lựa chọn:
Có những loại máy ảnh compact nào trên thị trường lúc này?
Kích thước cảm biến/Phân giải: Xin đừng để cho số chấm Megapixel làm bạn bị loá mắt, vì kích thước của cảm biến mới là yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng hình ảnh. Đây chỉ là một quy tắc đơn giản, cảm biến lớn hơn nghĩa là từng pixel lớn hơn, cũng đồng nghĩa luôn là hình ảnh sẽ đẹp hơn. Loại cảm biến to nhất lúc này của một chiếc compact chính là APS-C và Full-Frame. Các yếu tố khác như chất lượng ống kính, bộ xử lí bên trong máy tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh sau cùng. Vậy nên đừng bao giờ để những con số megapixel khủng làm bạn đưa ra quyết định sai lầm.
Loại và công nghệ cảm biến: Nhiều megapixel hơn cũng có thể đi kèm với nhiều nhiễu loạn tín hiệu kĩ thuật số hơn, hay còn gọi là noise, khi bạn chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng hay ISO cao. Chọn lựa một chiếc máy có cảm biến công nghệ đời mới sẽ là lựa chọn sáng suốt. CCD trong các máy compact có giá rẻ hơn, nhưng chất lượng về cơ bản không vượt qua được CMOS, đặc biết là BSI CMOS.
Ống ngắm: Hãy nghĩ về cách mà bạn sẽ chụp ảnh thường xuyên nhất. Lựa chọn bố cục khung hình thông qua màn hình thì giờ chủ yếu là ở trên các máy compact phổ thông hay tầm trung, vậy nên nếu muốn có ống ngắm để sử dụng, bạn nên cân nhắc ngân sách của mình lại một lần nữa. Và cũng cần chắc chắn màn hình bạn sử dụng đủ tốt, nó phải đủ lớn và sáng để nhìn trong mọi trường hợp, phân giải ít nhất cũng là 460k; nếu có khả năng lật xoay thì chuẩn, bạn sẽ thấy rằng có những góc chụp rất cần đến tính năng này đấy.
Ống kính: Bạn sẽ chỉ có duy nhất một ống kính cho mỗi chiếc máy ảnh compact mà bạn mua mà thôi, vậy hãy cân nhắc thật kĩ trước khi xuống tay móc ví. Mình đã có nói về loại máy Super-Zoom, chắc chắn là cực kì tiện lợi cho những nhu cầu chụp ảnh thể thao hay hoang dã, cũng như tiết kiệm diện tích cho người dùng khi mang vác. Nhưng hãy nhớ, độ phóng đại lớn sẽ không có ý nghĩa gì nếu như ống kính đó không tích hợp chống rung để giảm thiểu tình trạng lắc hình ảnh khi hoạt động ở tiêu cự lớn. Các ống kính dài cũng thích hợp cho việc xóa phông chân dung tốt hơn , nhưng ống góc rộng lại tiện lợi trong không gian chật hẹp cần lấy nhiều chi tiết. Một chiếc máy ảnh với tiêu cự quy đổi có khoảng 24-28mm sẽ là lựa chọn thích hợp.
Các chế độ chụp ảnh và khả năng điều khiển: Rất nhiều máy compact trang bị hàng loạt chế độ chụp ảnh sẵn giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tất nhiên điều này là quá ổn đối với những n’hiếp ảnh gia PnS. Nếu bạn muốn một chút điều khiển để sáng tạo hơn và thử nghiệm thêm nhiều hiệu ứng nhiếp ảnh, tốt nhất là hãy chọn những chiếc máy có thêm các chế độ PASM - Program, Aperture Priority, Shutter Priority (hay Tv) và Manual. Với chất lượng ảnh cao nhất có thể, hãy kiếm một chiếc compact có thể chụp ảnh raw (bên cạnh ảnh Jpeg), nhưng đi kèm đó thì bạn cũng cần phải biết chút chỉnh sửa ảnh bằng phần mềm.
Màn hình cảm ứng và các yếu tố khác: Với sự cạnh tranh gay gắt từ smartphone và hệ thống máy ảnh ống kính rời, giờ đây những tính năng như màn hình cảm ứng hay WiFi tích hợp, thậm chí là cả GPS cũng dần trở nên phổ biến. Quay phim HD cũng đã trở thành một tiêu chuẩn chung, vậy nên những chiếc máy nào không có những tính năng này, có lẽ bạn nên bỏ qua.
Cần bỏ bao nhiêu tiền cho một chiếc máy ảnh?
Một chiếc máy PnS cơ bản như chiếc Nikon Coolpix S2800 thì có giá 249$, trong khi một chiếc siêu zoom chất lượng như Sony Cyber-Shot DSC-HX300 tốn khoảng 430$. Nếu như máu me, cần sắm một chiếc với cấu hình và khả năng chụp hình tương đương DSLR, thì những mẫu như Canon G16 có giá khoảng 500$. Còn nếu như tiền không phải là vấn đề thì Sony RX-1 giá 2.800$ là của bạn.
Các thuật ngữ cơ bản trong máy ảnh
ISO: một thước đo độ nhạy ánh sáng của cảm biến ảnh. ISO càng cao thì ảnh chụp trong tối tốt hơn (và tốc độ màn trập cũng cao hơn) nhưng cao quá thì cũng sẽ gây ảnh bị nhiễu, hay là noise - hạt.
White balance: điều chỉnh cân bằng trắng sẽ cho phép bạn đưa màu sắc về lại đúng thực tế, hay cấp cao hơn là sáng tạo nghệ thuật.
JPEG và Raw: mặc định thì máy ảnh sẽ lưu hình dưới dạng jpeg, giúp tiết kiệm bộ nhớ, nhưng bù lại chất lượng bị giảm. Nếu bạn chụp ảnh raw, thì ảnh sẽ được lưu với thông tin gần như nguyên gốc.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con tại HDvietnam chọn mua được một mẫu máy compact ưng ý nhé.
![]() |
Tại sao gọi là máy ảnh compact thì nguyên nhân là đến từ kích thước nhỏ gọn (compact) của nó, nhưng đối với rất nhiều loại máy compact/PnS cao cấp thì đôi khi tên gọi này không đúng lắm, vì chúng có có thân hình gần giống như máy DSLR vậy. Những chiếc máy khác hệ thống máy compact thông thường, nhưng so với mirrorless và DSLR thì cũng chẳng giống khi không thể thay đổi được ống kính. Tuy vậy thì chúng lại có những tính năng gần giống như những chiếc máy ảnh ống kính rời, ví dụ như chất ảnh tuyệt hảo nhờ vào ống kính khủng và cảm biến lớn.
Các loại máy compact, chủ yếu là máy giá rẻ đang gặp phải một sự cạnh tranh quyết liệt từ kẻ hậu sinh smartphone. Nói thật lòng, nếu như bạn chỉ cần một thiết bị ghi hình chống mù, tính năng cơ bản là giơ lên và bấm chụp thì có lẽ mang nên nghĩ đến việc dành số tiền đó để nâng cấp chiếc điện thoại của mình, đặc biệt là khi các hệ điều hành di động ngày nay đang hỗ trợ rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh tuyệt vời, thậm chí là ảo tung chảo như Camera360, Fotor...Đấy là chưa kể khả năng chia sẻ tức thời lên mạng xã hội nữa.
Nhưng nếu bạn muốn điện thoại và máy ảnh là hai thứ tách rời, và muốn sở hữu một thiết bị với chất lượng hình tuyệt vời hơn, cảm biến khủng và ống kính tiêu cự lớn, xin mời đọc tiếp ngay và luôn!
Có những loại máy ảnh compact nào trên thị trường lúc này?

Trong bài viết này thì mình sẽ nói đến 3 loại máy ảnh compact chính. Loại đầu tiên chính là mẫu PnS, nghĩa là chỉ cần giơ lên và bấm chụp, kiểu máy ảnh với tính năng và giao diện đơn giản nhất có thể. Những mẫu máy loại này thường không có nhiều nút bấm hay vòng xoay, và tất nhiên là bạn không thể tự điều chỉnh được khẩu độ, tốc độ màn trập (nếu bạn biết chúng là cái gì). Tuy vậy thì người dùng vẫn có thể điều chỉnh độ sáng thông qua hệ số phơi sáng cũng như cài đặt một vài thông số cơ bản như cân bằng trắng. Ngoài ra thì chúng cũng thường được trang bị khả năng quay phim HD.
Rất nhiều mẫu máy trong chủng loại đầu tiên này giờ đây cũng được tích hợp một vài tính năng tiện ích, như màn hình cảm ứng để thao tác hay là WiFi để nhanh chóng chia sẻ.
Nhưng nếu như bạn nhiếp ảnh ở một mức trên tầm 'chống mù' thì chắc chắn sẽ đặt chân đến loại máy compact Super-Zoom. Cũng như cái tên của nó, những chiếc camera loại này đều được trang bị một hệ thống ống kính nhỏ gọn, nhưng có dải tiêu cự siêu lớn, kéo dài từ góc rộng cho đến tele, đơn cử như là mẫu Fujifilm F900EXR với ống kính có khả năng zoom quang 20x (20 lần). Một số nhà sản xuất khác thì có cả những mẫu zoom quang đến 50x. Tuy chất lượng có thể không thật sự hoàn hảo, nhưng với những ai hay di chuyển và có nhu cầu về một dải tiêu cự lớn, thì những sản phẩm như thế này là người bạn đồng hành vô cùng tuyệt vời. Nếu như so với DSLR thì bạn sẽ tiết kiệm được khối cân nặng và không gian để chứa máy ảnh và các loại ống kính đáp ứng đủ nhu cầu.
Super-zoom còn có một loại máy ảnh con của nó là 'Bridge camera'. Gọi là thế vì nó là sự lai tạo giữa một chiếc máy ảnh compact (không đổi được ống kính, cảm biến nhỏ, giá rẻ) với một chiếc DSLR (máy to, dày, nặng).
Và cuối cùng, đỉnh cao của máy ảnh compact là loại thứ ba, những mẫu camera đủ sức so sánh với dòng máy DSLR về cả chất ảnh lẫn tính năng. Điểm nổi bật chính của loại máy ảnh chính là giá thành (siêu đắt) và cấu hình của chúng: cảm biến, ống kính và bộ xử lí ảnh tương đương DSLR.
Có những loại máy ảnh compact nào cho từng nhu cầu khác nhau?

Chiếc Canon Ixus 150 có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho một mẫu máy ảnh PnS hiện đại tiêu biểu, nó nhắm đến đối tượng là những người muốn chụp ảnh chất lượng cao nhưng không muốn mang theo một thiết bị cồng kềnh cũng như mày mò menu phức tạp. Ừhm, nó rất thời trang cũng như tinh tế, với ống kính vô cùng tiện lợi khi dải tiêu cự bắt đầu từ 28mm cho đến tele zoom quang 8x. Cảm biến kích thước 2/3-inch là số đo thông thường, cũng có nghĩa là nhỏ hơn khi so sánh nó với cảm biến APS-C hay Full Frame trên các mẫu máy compact cao cấp khác, nhưng nó vẫn cho chất lượng ổn khi cắt hình hay in ấn khổ lớn. ‘Smart Auto’ và ‘Intelligent IS’ cũng là hai tính năng sẽ khiến cho việc chụp ảnh của người dùng không còn cực khổ quá mức nữa.
Một ví dụ hay cho dòng máy super-zoom chính là chiếc Sony Cyber-Shot DSC-HX300, với hệ thống ống kính có độ phóng đại lên đến 50x (24-1200mm khi quy chuẩn tiêu cự 35mm) tích hợp bên trong một chiếc máy ảnh. Ngoài ra thì nó còn sở hữu cảm biến phân giải 24MP với khả năng chụp hình liên tiếp 10 khung hình/giây.
Còn nếu như muốn phức tạp và có khả năng trình diễn chất lượng hơn, thì một gương mặt tiêu biểu là Canon G16, bao gồm cảm biến lớn hơn là 1/1.7 inch và tốc độ chụp liên tiếp lớn hơn, điều chỉnh tay và chụp ảnh raw. Các loại máy cao cấp này thường có ống kính chất lượng cao hơn hẳn, khi có khẩu độ tối đa lớn hơn để chụp thiếu sáng.
Nếu bạn cảm thấy những giải thích ở trên quá lằng nhằng, thì dưới đây là danh sách những mẫu máy ảnh compact tốt nhất phân theo từng loại để bạn có thể lựa chọn:
- Máy ảnh cao cấp: Fujifilm X100s, Canon PowerShot G1X II, Canon PowerShot G16, Ricoh GR, Sony RX1
- Máy ảnh compact mi nhon: Sony RX100 III, Sony RX100 II, Canon PowerShot S120, Fujifilm X20 (đã có thêm X30), Fujifilm XQ1
- Máy ảnh dạng Brige: Panasonic Lumix FZ1000, Sony RX10, Canon PowerShot SX50 HS, Panasonic Lumix FZ200, Sony HX400V
- Máy ảnh compact giá rẻ: Canon IXUS 265 HS / Canon PowerShot ELPH 340 HS, Nikon Coolpix S9600, Sony DSC-WX220, Fujifilm FinePix F900EXR, Panasonic Lumix SZ8
- Máy ảnh du lịch, super-zoom: Panasonic Lumix TZ60/ZS40, Canon PowerShot SX700 HS, Sony Cybershot HX60V
- Máy ảnh compact chống nước: Olympus Stylus TG-3, Panasonic Lumix DMC-FT5, Ricoh WG-4 GPS, Nikon Coolpix AW120, Canon PowerShot D30
Có những loại máy ảnh compact nào trên thị trường lúc này?

Kích thước cảm biến/Phân giải: Xin đừng để cho số chấm Megapixel làm bạn bị loá mắt, vì kích thước của cảm biến mới là yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng hình ảnh. Đây chỉ là một quy tắc đơn giản, cảm biến lớn hơn nghĩa là từng pixel lớn hơn, cũng đồng nghĩa luôn là hình ảnh sẽ đẹp hơn. Loại cảm biến to nhất lúc này của một chiếc compact chính là APS-C và Full-Frame. Các yếu tố khác như chất lượng ống kính, bộ xử lí bên trong máy tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh sau cùng. Vậy nên đừng bao giờ để những con số megapixel khủng làm bạn đưa ra quyết định sai lầm.
Loại và công nghệ cảm biến: Nhiều megapixel hơn cũng có thể đi kèm với nhiều nhiễu loạn tín hiệu kĩ thuật số hơn, hay còn gọi là noise, khi bạn chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng hay ISO cao. Chọn lựa một chiếc máy có cảm biến công nghệ đời mới sẽ là lựa chọn sáng suốt. CCD trong các máy compact có giá rẻ hơn, nhưng chất lượng về cơ bản không vượt qua được CMOS, đặc biết là BSI CMOS.
Ống ngắm: Hãy nghĩ về cách mà bạn sẽ chụp ảnh thường xuyên nhất. Lựa chọn bố cục khung hình thông qua màn hình thì giờ chủ yếu là ở trên các máy compact phổ thông hay tầm trung, vậy nên nếu muốn có ống ngắm để sử dụng, bạn nên cân nhắc ngân sách của mình lại một lần nữa. Và cũng cần chắc chắn màn hình bạn sử dụng đủ tốt, nó phải đủ lớn và sáng để nhìn trong mọi trường hợp, phân giải ít nhất cũng là 460k; nếu có khả năng lật xoay thì chuẩn, bạn sẽ thấy rằng có những góc chụp rất cần đến tính năng này đấy.
Ống kính: Bạn sẽ chỉ có duy nhất một ống kính cho mỗi chiếc máy ảnh compact mà bạn mua mà thôi, vậy hãy cân nhắc thật kĩ trước khi xuống tay móc ví. Mình đã có nói về loại máy Super-Zoom, chắc chắn là cực kì tiện lợi cho những nhu cầu chụp ảnh thể thao hay hoang dã, cũng như tiết kiệm diện tích cho người dùng khi mang vác. Nhưng hãy nhớ, độ phóng đại lớn sẽ không có ý nghĩa gì nếu như ống kính đó không tích hợp chống rung để giảm thiểu tình trạng lắc hình ảnh khi hoạt động ở tiêu cự lớn. Các ống kính dài cũng thích hợp cho việc xóa phông chân dung tốt hơn , nhưng ống góc rộng lại tiện lợi trong không gian chật hẹp cần lấy nhiều chi tiết. Một chiếc máy ảnh với tiêu cự quy đổi có khoảng 24-28mm sẽ là lựa chọn thích hợp.
Các chế độ chụp ảnh và khả năng điều khiển: Rất nhiều máy compact trang bị hàng loạt chế độ chụp ảnh sẵn giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tất nhiên điều này là quá ổn đối với những n’hiếp ảnh gia PnS. Nếu bạn muốn một chút điều khiển để sáng tạo hơn và thử nghiệm thêm nhiều hiệu ứng nhiếp ảnh, tốt nhất là hãy chọn những chiếc máy có thêm các chế độ PASM - Program, Aperture Priority, Shutter Priority (hay Tv) và Manual. Với chất lượng ảnh cao nhất có thể, hãy kiếm một chiếc compact có thể chụp ảnh raw (bên cạnh ảnh Jpeg), nhưng đi kèm đó thì bạn cũng cần phải biết chút chỉnh sửa ảnh bằng phần mềm.
Màn hình cảm ứng và các yếu tố khác: Với sự cạnh tranh gay gắt từ smartphone và hệ thống máy ảnh ống kính rời, giờ đây những tính năng như màn hình cảm ứng hay WiFi tích hợp, thậm chí là cả GPS cũng dần trở nên phổ biến. Quay phim HD cũng đã trở thành một tiêu chuẩn chung, vậy nên những chiếc máy nào không có những tính năng này, có lẽ bạn nên bỏ qua.

Cần bỏ bao nhiêu tiền cho một chiếc máy ảnh?
Một chiếc máy PnS cơ bản như chiếc Nikon Coolpix S2800 thì có giá 249$, trong khi một chiếc siêu zoom chất lượng như Sony Cyber-Shot DSC-HX300 tốn khoảng 430$. Nếu như máu me, cần sắm một chiếc với cấu hình và khả năng chụp hình tương đương DSLR, thì những mẫu như Canon G16 có giá khoảng 500$. Còn nếu như tiền không phải là vấn đề thì Sony RX-1 giá 2.800$ là của bạn.
Các thuật ngữ cơ bản trong máy ảnh
ISO: một thước đo độ nhạy ánh sáng của cảm biến ảnh. ISO càng cao thì ảnh chụp trong tối tốt hơn (và tốc độ màn trập cũng cao hơn) nhưng cao quá thì cũng sẽ gây ảnh bị nhiễu, hay là noise - hạt.
White balance: điều chỉnh cân bằng trắng sẽ cho phép bạn đưa màu sắc về lại đúng thực tế, hay cấp cao hơn là sáng tạo nghệ thuật.
JPEG và Raw: mặc định thì máy ảnh sẽ lưu hình dưới dạng jpeg, giúp tiết kiệm bộ nhớ, nhưng bù lại chất lượng bị giảm. Nếu bạn chụp ảnh raw, thì ảnh sẽ được lưu với thông tin gần như nguyên gốc.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con tại HDvietnam chọn mua được một mẫu máy compact ưng ý nhé.

Angus_Bert