Từ khi tham gia bình phim tới nay, tôi chưa viết một bài nào có chủ đề tập trung vào điện ảnh Việt Nam. Tôi chỉ mới dừng lại ở mức độ liên hệ giữa điện ảnh nước ngoài và trong nước để cho thấy chúng ta cần những hướng đi mới và tư duy mới. Trong bài viết hôm nay, tôi chỉ tập trung bàn về phim Việt nam, và sẽ cố gắng mô tả một phần của hiện tượng không bình thường trong cách làm phim và xem phim trong nước mình, một hiện tượng mà theo tôi là kháng lực khá lớn kéo chất lượng nghệ thuật của phim VN xuống mặt đất không cho nó bay lên trời cao.
Trong nghệ thuật sân khấu, văn học, âm nhạc, điện ảnh, yếu tố bi kịch giữ vai trò chủ đạo trong tư tưởng và nội dung của tác phẩm. Dĩ nhiên khao khát lớn nhất của con người là sống vui tươi, hạnh phúc, nhưng chính những nỗi đau buồn, sự mất mát, cái chết... lại là nguồn cảm hứng vô tận và vẻ đẹp quyến rũ cho nghệ thuật. Hầu như những tác phẩm vĩ đại trong mọi thời đều mang tính chất bi thương. Kịch của Shakespear, Opera của Verdi, Dạ khúc Chopin, tiểu thuyết Victor Hugo, truyện Kiều của Nguyễn Du, cải lương Nam bộ, điêu khắc Rodin và những phim ảnh hàn lâm... tất cả đều là bi kịch. Thật hiếm hoi có một phim hài hước đạt giải Oscar, nhưng khán giả cuồng điên vì những mối tình ngang trái, những nghịch cảnh, thù hận... Thực vậy, những tượng đài nghệ thuật được tưới bằng máu và nước mắt của loài người.
Trong khi đó, Việt Nam là một xứ sở kì lạ, khi mà người ta không biết buồn, hay nói cách khác, có nhiều khi không được phép buồn. Không có gì phi lí bằng chuyện cảm xúc chân thật của con người lại bị cầm tù và bóp nghẹt không thể thoát ra khỏi tâm hồn để đi vào trong tác phẩm, vào cõi đời. Vậy mà đã có một thời như thế, khi những bài thơ trữ tình lãng mạn của Xuân Diệu, Huy cận... bị xem là suy đồi, ủy mị, tiêu cực. Những nhà thơ có số phận nghiệt ngã như Hữu Loan, Quang Dũng cũng vì những tình cảm chân thật của mình mà bị vùi dập oan ức cả một đời, văn học trữ tình lãng mạn hoàn toàn chết, để thay bằng dòng văn học thuần túy tuyên truyền và chính trị kiểu bác Tố Hữu (và nó vẫn sống khỏe nhiều thập niên sau đó.). Trong thời chiến tranh chúng ta cần lửa, chúng ta nổi lửa và chỉ nhìn thấy lửa, nhưng trong đám lửa đó chúng ta đã đốt cháy rụi tất cả những gì đẹp nhất của nghệ thuật chân chính.
Tương tự, ai cũng hiểu vì sao Văn Cao không thể sáng tác thêm một bài ca nào cho đến lúc chết, và vì sao nhạc vàng ở Miền nam trước kia bị gọi là phản động, đồi trụy, nhưng càng cấm phát hành phổ biến người ta càng thích nghe, và cho tới giờ rõ ràng ai cũng nhìn thấy là sự cấm đoán những cảm xúc, tình cảm buồn bã rất chân thật của nhạc vàng là hoàn toàn vô lý.
Chỉ trong vài năm sau thời đổi mới mà âm nhạc việt nam lại hồi sinh rực rỡ, phim ảnh VN có thời hoàng kim của điện ảnh tư nhân. Vì những người làm văn hóa thời bao cấp chỉ nhìn thấy chính trị mà không thấy nghệ thuật và tình cảm. Tiến sĩ Lê Ngọc Trà từng viết trong một cuốn sách của mình, về hiện tượng phim Phạm Công Cúc Hoa, đó là sự tức nước vỡ bờ của quần chúng nhân dân, sau một thời gian dài phải bị nghe và xem quá nhiều những chuyện dối trá, ước lệ, vô hồn, người ta thèm khát tình cảm chân thực, người ta muốn tôn vinh những giá trị đạo lý dân tộc bằng cách ùn ùn đổ xô đi mua vé xem phim Phạm Công Cúc Hoa.
Phim Phạm Công Cúc hoa: Mì ăn liền nhưng doanh thu kỉ lục , thị hiếu khán giả thấp kém chăng ?
Bởi vậy không thể coi thường khi thấy cảnh những bộ phim chiến tranh lịch sử của nhà nước đầu tư rất nhiều tiền bạc, đạo diễn thì nổ như bom, đến hẹn lễ kỉ niệm lại vùng lên, nhưng khán giả ngồi trong rạp lèo tèo, trong khi người ta đổ xô đi xem những phim như cánh Đồng Bất tận, Dòng máu anh Hùng... Cho dù thị hiếu khán giả có thấp kém cỡ nào, thì nó cũng là cái gì rất thật, chứ không hề hoang tưởng như cách nhìn của những người làm văn hóa theo kiểu tuyên truyền, bao cấp.
Tại sao cùng một đề tài chiến tranh, khán giả đổ xô đi xem phim Áo lụa Hà Đông (quá buồn) nhưng lại chê những phim chiến thắng kiểu như Kí ức Điện biên (vui) ? Làm phim tốn bạc tỉ không ai thèm đi coi thì lại đổ lỗi cho khán giả có thị hiếu tầm thường không biết cảm nhận nghệ thuật
Hình như những nhà làm phim tại VN rất sợ cảm giác buồn. Tôi phải chua xót nói lên điều này, không phải vì tôi là người ủy mị, bi quan, hay vì tôi ghét những phim hài. Có những phim hài cực kì quí giá, như Home Alone, Penelope, Mouse Hunt... Cuộc sống ai cũng cần tiếng cười, phim ảnh cũng cần có sự cân đối giữa tiếng cười và nước mắt... Tuy nhiên tiếng cười chỉ làm đẹp cuộc đời mà không phải là tất cả giá trị nhân bản, cái đẹp của sự tuyệt vọng, của nỗi buồn, của đau khổ không chỉ mô tả chân thực kiếp người, mà nó còn làm tình cảm nảy nở và nhân cách con người đẹp hơn. Cũng như Hồ Chí Minh có câu thơ: Ví không có cảnh đông tàn, thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nhiều người chê mấy bà già xem phim hàn quốc sao mà dở hơi, vừa xem vừa khóc, xem xong một bộ chắc mất mấy lít nước mắt, nhưng tại sao người ta không bao giờ khóc nổi khi xem phim VN ? Và giữa điện ảnh hàn quốc và Việt nam khoảng cách là bao xa hiện nay ? Nhớ thời thập niên 80-90, người ta từng khóc khi xem kịch của Thành Lộc, những tác phẩm rất đời và rất có giá trị. Bây giờ trên truyền hình không còn khóc nổi, và cũng chẳng cười nổi
Hình: Một tác phẩm doanh thu kỉ lục vì "nói cái xấu nhiều quá"
Nhưng vẫn đầy hy vọng
Khi phim Cánh đồng bất tận chiếu ngoài rạp, có 2 nguồn ý kiến trái chiều, nhưng cả hai đều cho thấy một ý nghĩa phũ phàng là: xã hội này đang thèm khát sự thật. Doanh thu cao, vì người ta ùa đi xem phim vì họ đã đọc truyện, một tác phẫm dữ dội và trần trụi mà tác giả từng bị kiểm điểm kỉ luật vì dám "nói cái xấu nhiều quá". Người ta khen, và một số ít người thậm chí còn chê là phim chưa nói hết được nội dung của truyện.
Nói một cách khác, rất khó để làm phim hài đạt đỉnh cao nghệ thuật, cũng như rất khó để làm phim bi kịch mà vẫn toát lên niềm hi vọng và tin tưởng vào cuộc đời. Nhưng người ta sợ nhìn thấy nỗi buồn trong xã hội không phải vì ngại khó, mà vì nếp nghĩ thời bao cấp còn quá sâu. Cái thời mà người ta ăn độn không đủ no, áo quần lôi thôi, trẻ con khát sữa, cụ già phải đạp xích lô nhưng người ta không được phép buồn, không được khóc, ngược lại vẫn phải nhảy nhót và cười tươi như hoa, phải gào thét những bài ca vui tươi phấn khởi kiểu như: cuộc đời vẫn đẹp sao !!!
Còn ngày nay có khá gì hơn ? Đã bao lâu rồi các bạn thấy một cảnh đời trong phim ảnh thực sự là tấm gương soi vào đời thực ngoài kia ? Hay các bạn chỉ thấy nhan nhản những hot boy và hot girl giàu sang, vi vút trong những trò chơi thác loạn, những thằng bê đê uốn éo, những cô gái chân dài khoe lưng khoe ngực hay những gã đàn ông nhăn nhíu mặt mày ễnh cái bụng bầu ?
Tại sao phải luôn là phim hài, trong khi xã hội vẫn còn bất công, còn đau khổ, và khi mà giá trị của nước mắt, của chân tình là không thể chối cãi, tại sao người ta luôn đổ lỗi cho thị hiếu khán giả khi mà mỗi khi có phim bắt đúng mạch cảm xúc của xã hội thì người ta ùn ùn đi xem ? Tại sao bắt buộc chỉ có duy nhất một mùa phim tết, để rồi vì lí do đó cho ra đời những màn chọc cười đơn giản và tự bằng lòng với điều đó suốt năm này qua năm khác ? Còn những ngày khác trong năm người ta sẽ xem gì và nghĩ gì ?
Hình: Một bộ phim "buồn quá" bị phê bình trên báo CAND
Mới đây, sau thành công của phim cánh đồng bất tận, báo Công An ND có một bài viết, đại khái phê bình là phim VN dạo này sao ... buồn quá ?
Dĩ nhiên không cần nói nhiều thì ai cũng biết ý nghĩa đằng sau của bài báo này...
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2010/11/139608.cand
Tôi không biết nói gì hơn, xin nhường ý kiến cho các bạn, chỉ nói ngắn gọn một câu : Bao nhiêu phim hài trong 20 năm nay vẫn còn chưa đủ sao ? Tại sao người ta lại sợ buồn và tại sao chúng ta không được (phép) buồn ?
Trong nghệ thuật sân khấu, văn học, âm nhạc, điện ảnh, yếu tố bi kịch giữ vai trò chủ đạo trong tư tưởng và nội dung của tác phẩm. Dĩ nhiên khao khát lớn nhất của con người là sống vui tươi, hạnh phúc, nhưng chính những nỗi đau buồn, sự mất mát, cái chết... lại là nguồn cảm hứng vô tận và vẻ đẹp quyến rũ cho nghệ thuật. Hầu như những tác phẩm vĩ đại trong mọi thời đều mang tính chất bi thương. Kịch của Shakespear, Opera của Verdi, Dạ khúc Chopin, tiểu thuyết Victor Hugo, truyện Kiều của Nguyễn Du, cải lương Nam bộ, điêu khắc Rodin và những phim ảnh hàn lâm... tất cả đều là bi kịch. Thật hiếm hoi có một phim hài hước đạt giải Oscar, nhưng khán giả cuồng điên vì những mối tình ngang trái, những nghịch cảnh, thù hận... Thực vậy, những tượng đài nghệ thuật được tưới bằng máu và nước mắt của loài người.
Trong khi đó, Việt Nam là một xứ sở kì lạ, khi mà người ta không biết buồn, hay nói cách khác, có nhiều khi không được phép buồn. Không có gì phi lí bằng chuyện cảm xúc chân thật của con người lại bị cầm tù và bóp nghẹt không thể thoát ra khỏi tâm hồn để đi vào trong tác phẩm, vào cõi đời. Vậy mà đã có một thời như thế, khi những bài thơ trữ tình lãng mạn của Xuân Diệu, Huy cận... bị xem là suy đồi, ủy mị, tiêu cực. Những nhà thơ có số phận nghiệt ngã như Hữu Loan, Quang Dũng cũng vì những tình cảm chân thật của mình mà bị vùi dập oan ức cả một đời, văn học trữ tình lãng mạn hoàn toàn chết, để thay bằng dòng văn học thuần túy tuyên truyền và chính trị kiểu bác Tố Hữu (và nó vẫn sống khỏe nhiều thập niên sau đó.). Trong thời chiến tranh chúng ta cần lửa, chúng ta nổi lửa và chỉ nhìn thấy lửa, nhưng trong đám lửa đó chúng ta đã đốt cháy rụi tất cả những gì đẹp nhất của nghệ thuật chân chính.
Tương tự, ai cũng hiểu vì sao Văn Cao không thể sáng tác thêm một bài ca nào cho đến lúc chết, và vì sao nhạc vàng ở Miền nam trước kia bị gọi là phản động, đồi trụy, nhưng càng cấm phát hành phổ biến người ta càng thích nghe, và cho tới giờ rõ ràng ai cũng nhìn thấy là sự cấm đoán những cảm xúc, tình cảm buồn bã rất chân thật của nhạc vàng là hoàn toàn vô lý.
Chỉ trong vài năm sau thời đổi mới mà âm nhạc việt nam lại hồi sinh rực rỡ, phim ảnh VN có thời hoàng kim của điện ảnh tư nhân. Vì những người làm văn hóa thời bao cấp chỉ nhìn thấy chính trị mà không thấy nghệ thuật và tình cảm. Tiến sĩ Lê Ngọc Trà từng viết trong một cuốn sách của mình, về hiện tượng phim Phạm Công Cúc Hoa, đó là sự tức nước vỡ bờ của quần chúng nhân dân, sau một thời gian dài phải bị nghe và xem quá nhiều những chuyện dối trá, ước lệ, vô hồn, người ta thèm khát tình cảm chân thực, người ta muốn tôn vinh những giá trị đạo lý dân tộc bằng cách ùn ùn đổ xô đi mua vé xem phim Phạm Công Cúc Hoa.

Phim Phạm Công Cúc hoa: Mì ăn liền nhưng doanh thu kỉ lục , thị hiếu khán giả thấp kém chăng ?
Bởi vậy không thể coi thường khi thấy cảnh những bộ phim chiến tranh lịch sử của nhà nước đầu tư rất nhiều tiền bạc, đạo diễn thì nổ như bom, đến hẹn lễ kỉ niệm lại vùng lên, nhưng khán giả ngồi trong rạp lèo tèo, trong khi người ta đổ xô đi xem những phim như cánh Đồng Bất tận, Dòng máu anh Hùng... Cho dù thị hiếu khán giả có thấp kém cỡ nào, thì nó cũng là cái gì rất thật, chứ không hề hoang tưởng như cách nhìn của những người làm văn hóa theo kiểu tuyên truyền, bao cấp.


Tại sao cùng một đề tài chiến tranh, khán giả đổ xô đi xem phim Áo lụa Hà Đông (quá buồn) nhưng lại chê những phim chiến thắng kiểu như Kí ức Điện biên (vui) ? Làm phim tốn bạc tỉ không ai thèm đi coi thì lại đổ lỗi cho khán giả có thị hiếu tầm thường không biết cảm nhận nghệ thuật
Hình như những nhà làm phim tại VN rất sợ cảm giác buồn. Tôi phải chua xót nói lên điều này, không phải vì tôi là người ủy mị, bi quan, hay vì tôi ghét những phim hài. Có những phim hài cực kì quí giá, như Home Alone, Penelope, Mouse Hunt... Cuộc sống ai cũng cần tiếng cười, phim ảnh cũng cần có sự cân đối giữa tiếng cười và nước mắt... Tuy nhiên tiếng cười chỉ làm đẹp cuộc đời mà không phải là tất cả giá trị nhân bản, cái đẹp của sự tuyệt vọng, của nỗi buồn, của đau khổ không chỉ mô tả chân thực kiếp người, mà nó còn làm tình cảm nảy nở và nhân cách con người đẹp hơn. Cũng như Hồ Chí Minh có câu thơ: Ví không có cảnh đông tàn, thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nhiều người chê mấy bà già xem phim hàn quốc sao mà dở hơi, vừa xem vừa khóc, xem xong một bộ chắc mất mấy lít nước mắt, nhưng tại sao người ta không bao giờ khóc nổi khi xem phim VN ? Và giữa điện ảnh hàn quốc và Việt nam khoảng cách là bao xa hiện nay ? Nhớ thời thập niên 80-90, người ta từng khóc khi xem kịch của Thành Lộc, những tác phẩm rất đời và rất có giá trị. Bây giờ trên truyền hình không còn khóc nổi, và cũng chẳng cười nổi

Hình: Một tác phẩm doanh thu kỉ lục vì "nói cái xấu nhiều quá"

Nhưng vẫn đầy hy vọng
Khi phim Cánh đồng bất tận chiếu ngoài rạp, có 2 nguồn ý kiến trái chiều, nhưng cả hai đều cho thấy một ý nghĩa phũ phàng là: xã hội này đang thèm khát sự thật. Doanh thu cao, vì người ta ùa đi xem phim vì họ đã đọc truyện, một tác phẫm dữ dội và trần trụi mà tác giả từng bị kiểm điểm kỉ luật vì dám "nói cái xấu nhiều quá". Người ta khen, và một số ít người thậm chí còn chê là phim chưa nói hết được nội dung của truyện.
Nói một cách khác, rất khó để làm phim hài đạt đỉnh cao nghệ thuật, cũng như rất khó để làm phim bi kịch mà vẫn toát lên niềm hi vọng và tin tưởng vào cuộc đời. Nhưng người ta sợ nhìn thấy nỗi buồn trong xã hội không phải vì ngại khó, mà vì nếp nghĩ thời bao cấp còn quá sâu. Cái thời mà người ta ăn độn không đủ no, áo quần lôi thôi, trẻ con khát sữa, cụ già phải đạp xích lô nhưng người ta không được phép buồn, không được khóc, ngược lại vẫn phải nhảy nhót và cười tươi như hoa, phải gào thét những bài ca vui tươi phấn khởi kiểu như: cuộc đời vẫn đẹp sao !!!
Còn ngày nay có khá gì hơn ? Đã bao lâu rồi các bạn thấy một cảnh đời trong phim ảnh thực sự là tấm gương soi vào đời thực ngoài kia ? Hay các bạn chỉ thấy nhan nhản những hot boy và hot girl giàu sang, vi vút trong những trò chơi thác loạn, những thằng bê đê uốn éo, những cô gái chân dài khoe lưng khoe ngực hay những gã đàn ông nhăn nhíu mặt mày ễnh cái bụng bầu ?
Tại sao phải luôn là phim hài, trong khi xã hội vẫn còn bất công, còn đau khổ, và khi mà giá trị của nước mắt, của chân tình là không thể chối cãi, tại sao người ta luôn đổ lỗi cho thị hiếu khán giả khi mà mỗi khi có phim bắt đúng mạch cảm xúc của xã hội thì người ta ùn ùn đi xem ? Tại sao bắt buộc chỉ có duy nhất một mùa phim tết, để rồi vì lí do đó cho ra đời những màn chọc cười đơn giản và tự bằng lòng với điều đó suốt năm này qua năm khác ? Còn những ngày khác trong năm người ta sẽ xem gì và nghĩ gì ?

Hình: Một bộ phim "buồn quá" bị phê bình trên báo CAND
Mới đây, sau thành công của phim cánh đồng bất tận, báo Công An ND có một bài viết, đại khái phê bình là phim VN dạo này sao ... buồn quá ?
Dĩ nhiên không cần nói nhiều thì ai cũng biết ý nghĩa đằng sau của bài báo này...
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2010/11/139608.cand
Tôi không biết nói gì hơn, xin nhường ý kiến cho các bạn, chỉ nói ngắn gọn một câu : Bao nhiêu phim hài trong 20 năm nay vẫn còn chưa đủ sao ? Tại sao người ta lại sợ buồn và tại sao chúng ta không được (phép) buồn ?
Chỉnh sửa lần cuối: