Mô hình dự báo doanh thu phim của Jeffrey Simonoff và IIanna Sparrow (1998)

lengockhanhi

Film critic
Hôm nay chúng ta tiếp tục đề tài về dự báo doanh thu của phim ảnh. Như Nhi đã đề cập, điện ảnh là 1 ngành thương mại hái ra tiền. Chỉ trong năm 1998, dân Mỹ đã chi gần 7 tỷ đô la tại phòng vé. Bài toán dự báo doanh thu cho phim luôn là chủ đề hấp dẫn cho các nhà thống kê. Lần này Nhi trình bày một mộ hình khác, đó là Mô hình dự báo doanh thu của Jeffrey Simonoff và IIanna Sparrownăm 1998.


Mô hình này phân tích các vấn đề một cách toàn diện và sâu, với nhiều yếu tố, nó có thể giải thích rõ qui luật hoạt động của Hollywood như ta thấy hiện nay. Đặc biệt, mô hình còn phân tích tác động của các giải thưởng điện ảnh (Oscar) đến doanh thu của bộ phim.



Mô hình lấy dữ liệu trong năm 1997-1998. Vì chênh lệch doanh thu của các phim là rất lớn, với con số đến hàng triệu, ví dụ bộ phim có doanh thu thấp nhất là Biker Dream chỉ đạt 349 USD, so với Saving the Private Ryan có doanh thu khoảng 216 triệu USD. Do đó người ta sử dụng thang logarit để tính toán.





Yếu tố đầu tiên được xét là thể loại phim, gồm có 8 loại chính là Hành động, Kinh dị, thriller, trẻ em, khoa học giả tưởng, hài, drama và tài liệu. Sau đó là phân loại MPAA gồm có G, PG, PG13, R, NC17 và U. Nguồn gốc của phim được xét theo 3 loại : phim Mỹ, phim nước ngoài nói tiếng anh hay không phải tiếng anh. Yếu tố ngôi sao diễn viên được phân tích theo cả định tính và định lượng, bao gồm số lượng diễn viên hàng sao và sức tỏa sáng của ngôi sao đó, dựa theo bình chọn của tạp chí Entertainment Weekly và theo tiểu sử của các ngôi sao này. Một ngôi sao được cho là nổi tiếng khi đã góp mặt trên 10 phim và lọt vào danh sách bình chọn của tạp chí. Mô hình cũng xét tới kinh phí làm phim, một câu hỏi khá hấp dẫn vào thời gian đó, sau sự kiện phim Titanic. Yếu tố phần tiếp theo (sequel) cũng quan trọng. Tiếp theo là thời điểm phát hành vào dịp lễ lớn hay mùa hè. Với yếu tố phê bình, nghiên cứu đã dựa trên tiêu chuẩn: đề cử Oscar cho tất cả hạng mục.


Sau đây là kết quả :


1) Thể loại phim quyết định doanh thu, theo 2 nhóm, những thể loại doanh thu cao gồm có : Action, Trẻ em, Horror và Science Fiction. Nhóm thể loại có doanh thu thấp gồm có : Phim hài, drama, và các phim khác. Kết quả này khá thú vị và gây sốc, khi cho thấy phim hài có nguy cơ doanh thu thấp.



2) Doanh thu phim tỉ lệ nghịch với phân loại MPAA, từ G tới NC-17 thì doanh thu giảm dần. Dĩ nhiên kết quả này đã chuẩn hóa theo thể loại phim, vì phim action kinh dị có doanh thu khá cao dù dán nhãn R.



Đặc biệt, mô hình cho thấy cùng là phim cho thiếu nhi, nhưng thể loại hoạt hình có doanh thu cao hơn (gấp 10 lần) thể loại người đóng. Ngoại trừ phim Home Alone năm 1990 thì cho tới nay chưa có ngoại lệ. Có lẽ từ nghiên cứu này vào năm 1998 mà sau đó có sự bùng nổ về phim hoạt hình 3D như ta đã thấy.



3) Kinh phí làm phim : được biết vào năm 1998, kinh phí trung bình bỏ ra cho 1 phim là 87 triệu USD, dĩ nhiên phim Action hay Scien Fiction thường có kinh phí rất cao, trong đó chưa kể đến kinh phí dành cho marketing trung bình khoảng 30 triệu. Mô hình đã cho thấy về mặt toán học không có sự tương quan giữa kinh phí làm phim và doanh thu, khi xét thêm yếu tố kinh phí, mô hình bị thất bại khi dự báo doanh thu cho nhiều phim kinh phí lớn; nó đánh giá thấp doanh thu của những phim cỡ bự như Saving Private Ryan, Godzilla, và đánh giá cao quá cho một số phim khác.



4) Phim sequel có doanh thu tốt, có lẽ ăn theo thành công của phần 1.


5) Phim nội (Mỹ) có ưu thế hơn phim ngoại, ngay cả những phim hay nhất của châu á cũng không được người mỹ đón nhận.


6) Phim có ngôi sao nổi tiếng dễ có doanh thu cao hơn. Số luợng ngôi sao càng nhiều càng tốt, thống kê cho thấy cứ thêm 1 ngôi sao sẽ làm tăng doanh thu 2,5 (cho sao thường) tới 5 (nếu là sao hàng top) đơn vị logarit. Tuy nhiên, cần hiểu ngay là số tiền tăng lên này không giúp gì cho ông chủ hãng phim, vì nó chảy gần hết vào catsê cho mấy ngôi sao bự này.


7) thời điểm phát hành không có ảnh hưởng nhiều tới doanh thu.

Trên thực tế: Các hãng phim cũng rất khôn ngoan, họ lên lịch chiếu cho các phim bom tấn suốt cả năm, và thông đồng với nhau, để tránh không bao giờ cho 2 siêu phẩm đối đầu trực diện với nhau trong cùng 1 tuần, như vậy sẽ an toàn hơn cho cả 2.


8) Những đề cử Oscar (thường công bố 1 tuần sau khi phim phát hành) có tác động tích cực, có thể làm tăng doanh thu khoảng 30%, nhưng bản thân nó không có nhiều ý nghĩa khi đưa thêm biến số này vào mô hình đa yếu tố, khi đó nó không làm ảnh hưởng nhiều tới dự báo chung.


9) Sự biến đổi doanh thu từ tuần thứ 1 sang các tuần tiếp theo chịu ảnh hưỡng của thể loại phim. Doanh thu của 2 ngày công chiếu đầu tiên có thể đóng góp tới 25% cho doanh thu tổng cộng của 1 bộ phim. Vì vậy bản thân doanh thu của 2 ngày cuối tuần này cũng là 1 biến số quan trọng dự báo cho thành công hay thất bại của bộ phim. Không phải phim nào cũng có mật độ phát hành cao ngay từ đầu, có khi nó chỉ bắt đầu giới hạn tại 1 số màn ảnh và sau 1 tuần nó mới lan rộng ra nhiều rạp chiếu hơn.



Các phim hoạt hình cho trẻ em có doanh thu tích lũy và tăng dần từ tuần 1 sang tuần 2 cho tới khi bão hòa, không giảm, trong khi đó những phim cho người lớn, đặc biệt là phim kinh dị đều bị sút giảm doanh thu kể từ tuần thứ 2.

Sau đây là 1 số hình ảnh




5878157998_c47837f23b_b.jpg


Hình: so sánh doanh thu giữa các thể loại, xuất xứ và theo sự hiện diện của diễn viên ngôi sao. Các thể loại doanh thu cao theo thứ tự: Children, Action, Science Fition và Kinh dị. Phim thriller không có doanh thu cao. Phân loại MPAA từ G tới NC17 có doanh thu giảm dần. Có càng nhiều ngôi sao thì phim càng thu tiền cao.

5878157842_40e7dc3cae_b.jpg


Hình: so sánh doanh thu của phim theo ngày phát hành; các mùa lễ hội có doanh thu cao hơn, nhưng mùa phim hè thì chưa chắc như vậy.

5877595877_80f14d18c0_z.jpg


Hình: có sự tương quan mạnh giữa doanh thu tuần công chiếu đầu tiên và doanh thu chung cuộc.

5877595753_cec497022b_z.jpg


Hình: Tương quan giữa kinh phí làm phim và doanh thu : có nhưng không rõ ràng và không đủ mạnh. Không phải cứ phim kinh phí lớn thì sẽ có doanh thu cao.
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Mô hình dự báo doanh thu phim của Jeffrey Simonoff và IIanna Sparrow (1998)

Nhi có thể gửi cho tui link bản gốc những bài viết về mô hình dự báo doanh thu phim được không? Tui dùng làm tài liệu cho sinh viên của tui tham khảo thêm cũng rất có ích.
 
Bên trên