Mô hình AI của Tencent và Alibaba hiểu tiếng Trung hơn cả con người

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) từ hai gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Tencent Holdings và Alibaba Group Holding vượt trội so với con người xét về khả năng đọc hiểu ngôn ngữ tiếng Trung - đó là kết quả thu được từ một bài đánh giá khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) vừa được tiến hành gần đây.

786432_70849780966841_1407611106754560

Theo SCMP, hai mô hình AI đối thủ nói trên đã đạt được điểm số cao kỷ lục trong bài benchmark “Đánh giá khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Trung” (CLUE), bao gồm một tập hợp các tác vụ được thiết kế để đánh giá mức độ một cỗ máy có thể hiểu và phản ứng với văn bản tiếng Trung, tương tự như cách con người hiểu và phản ứng.

Đây là lần đầu tiên các mô hình AI đạt điểm số cao hơn so với con người trong bài benchmark CLUE kể từ khi bài kiểm tra này được đưa vào sử dụng bởi hàng chục nhà nghiên cứu 3 năm về trước.

Mô hình AI Hunyuan của Tencent xếp ở vị trí số một với điểm số 86,918, tiếp sau là AliceMind của Alibaba với điểm số 86,685. Cả hai đều xếp trên con người, vốn có điểm số 86,678.

Các mô hình AI từ nhà sản xuất smartphone Trung Quốc là Oppo và gã khổng lồ giao nhận thực phẩm Meituan lần lượt xếp thứ 4 và 5.

Dù bảng xếp hạng thay đổi khá nhiều, chưa AI nào vượt qua được con người, cho đến lúc này” - theo Alibaba Cloud, bộ phận điện toán đám mây của gã khổng lồ thương mại điện tử. Họ nói thêm rằng những kết quả mới nhất cho thấy “khả năng hiểu tiếng Trung của mô hình AI đã đạt đến một đẳng cấp mới”

Các công ty Big Tech của Trung Quốc đã và đang tìm cách cải thiện công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của mình, vốn là loại công nghệ được dùng để hỗ trợ cho các trợ lý ảo giọng nói, như AliGenie của Alibaba và Xiaowei của Tencent, cùng nhiều chức năng khác như dịch máy và phát hiện spam.

Hồi đầu năm nay, gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc là Baidu cho biết bot Du Xiaoxiao của họ cho ra một bài viết đạt điểm số cao hơn hầu hết các sinh viên trong kỳ thi đầu vào đại học nổi tiếng khó xơi của Trung Quốc, gọi là gaokao, dù rằng AI này dùng nhầm một từ lóng trên internet.

Dẫu vậy, một số nhà nghiên cứu cho biết hầu hết các mô hình AI vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể thực sự hiểu được sự phức tạp của ngôn ngữ.

Năm ngoái, các nhà khoa học thuộc Đại học Auburn tại bang Alabama (Mỹ) và bộ phận nghiên cứu thuộc công ty phần mềm Mỹ Adobe đã phát hiện ra rằng nhiều AI dù có hiệu suất tốt hơn con người trong những tác vụ đọc hiểu nhất định, nhưng lại không thể biết được khi nào các từ trong một câu đã bị xáo lên một cách ngẫu nhiên.

Theo VN review​
 
Bên trên