Chachacha123
Member
Cuối cùng hãng điện tử Nhật Bản cũng đã ngã ngựa trên thị trường TV.
Rất nhiều nhà sản xuất TV từng phải chật vật để cạnh tranh trên mảnh đất rất màu mỡ và lợi nhuận - thị trường Mỹ. Quy luật tất yếu là kẻ thắng là kẻ tồn tại được.
Lần này, nạn nhân của sự đào thải tự nhiên là Sharp - hãng sản xuất TV danh tiếng một thời. Tập đoàn này đã có một quý kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi thua lỗ tới 232 triệu đô la Mỹ. Cuốic cùng, nhà sản xuất TV danh tiếng của Nhật Bản này đã rơi vào vòng tay của Hisense - gã khổng lồ nội địa Trung Quốc.
“Sharp không thể thích nghi được với điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, dẫn đến việc lợi nhuận sụt giảm so với dự báo ban đầu trong năm tài chính vừa qua, và công ty đang phải “ôm” theo mình một bộ phận với khả năng sinh lời cực thấp” - Sharp giải thích điều này trên Internet.
Nhà sản xuất đứng đằng sau công nghệ IGZO đang lao đao
Sharp đang trong một cuộc cải tổ mạnh mẽ, đặc biệt là đối với mảng thiết bị điện tử tiêu dùng và mảng sản xuất LCD. Hãng đang tìm cách bước ra khỏi cái bóng của một nhà sản xuất TV LCD hàng đầu trong quá khứ với việc giới thiệu chiếc điện thoại Aqous Crystal cũng như chuyển hướng sang sản xuất các hệ thống loa phục vụ cho nhu cầu giải trí tại gia. Đặc biệt công nghệ IGZO vẫn sẽ được hãng duy trì và sẽ xuất hiện trên các mẫu điện thoại và tablet của các đối tác công ty khác.
Cuộc tháo chạy của các nhà sản xuất TV Nhật Bản đã bỏ lại một mình Sony trở thành đại diện máu mặt duy nhất hiện tại của xứ sở anh đào trên thị trường TV Mỹ. Trước đây là sự ra đi của Fujitsu và Hitachi, tiếp theo vào tháng 1 vừa qua, Toshiba cũng tuyên bố rút lui khỏi thị trường Bắc Mỹ và cấp giấy phép sản xuất cho một công ty Đài Loan khác là Compal Electronic. Trước đó Panasonic cũng rời bỏ thị trường Mỹ vào tháng 10/2014và chuyển nhượng mảng sản xuất TV trước đây của Sanyo (Panasonic đã mua lại Sanyo vào năm 2009-2010) cho một công ty Nhật Bản khác là Funai Electric.
Còn mỗi Sony ...
Thị trường TV đang chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, tiêu biểu là sự đi xuống của Sony và sự thống trị của Samsung trong 10 năm vừa qua. 10 năm trước, các nhà sản xuất TV Nhật Bản vẫn còn là những đối thủ đáng gờm và dẫn dắt thị trường, tuy nhiên câu chuyện cổ tích trên đã chấm dứt và được chuyển giao cho người Hàn Quốc. Đi kèm với đó là các nhà sản xuất TV Trung Quốc đang có dấu hiệu tích cực tăng tốc.
Theo công bố báo chí, Hisense chỉ phải trả 23,7 triệu đô la Mỹ (rẻ bằng ⅓ mức phí chuyển nhượng của Di Maria từ MU sang PSG) để có được toàn bộ vốn cổ phần cũng như tài sản của Sharp ở nhà máy sản xuất đặt tại Mexico, cùng với đó là quyền sử dụng nhãn hiệu Sharp và kênh phân phối ở các thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Việc mua lại Sharp America là một phần trong chiến lược bành trướng của Hisense ra toàn cầu, tăng cường sự hiện diện cho hãng này ở Mỹ
Các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu tăng tốc
Từ khi hoạt động kinh doanh vào năm 1969, Hisense đã trở thành một tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la với lực lượng lao động hơn 75 000 người. Hãng cũng là nhà sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu và là nhà sản xuất TV lớn thứ 4 thế giới trong năm 2014. Hiện tại Hisense đã có mặt ở 130 quốc gia với doanh thu bán hàng đạt 16 tỷ đô la Mỹ hàng năm. Với 17 nhà máy sản xuất và 7 trung tâm R&D toàn cầu, Hisense đã đầu tư hơn 5% doanh thu bán hàng hàng năm cho công tác R&D.
Tham khảo: PCWorld, Avforums
Nguồn Mảng sản xuất TV của Sharp về tay người Trung Quốc - nScreen
Rất nhiều nhà sản xuất TV từng phải chật vật để cạnh tranh trên mảnh đất rất màu mỡ và lợi nhuận - thị trường Mỹ. Quy luật tất yếu là kẻ thắng là kẻ tồn tại được.
Lần này, nạn nhân của sự đào thải tự nhiên là Sharp - hãng sản xuất TV danh tiếng một thời. Tập đoàn này đã có một quý kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi thua lỗ tới 232 triệu đô la Mỹ. Cuốic cùng, nhà sản xuất TV danh tiếng của Nhật Bản này đã rơi vào vòng tay của Hisense - gã khổng lồ nội địa Trung Quốc.
“Sharp không thể thích nghi được với điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, dẫn đến việc lợi nhuận sụt giảm so với dự báo ban đầu trong năm tài chính vừa qua, và công ty đang phải “ôm” theo mình một bộ phận với khả năng sinh lời cực thấp” - Sharp giải thích điều này trên Internet.

Nhà sản xuất đứng đằng sau công nghệ IGZO đang lao đao
Sharp đang trong một cuộc cải tổ mạnh mẽ, đặc biệt là đối với mảng thiết bị điện tử tiêu dùng và mảng sản xuất LCD. Hãng đang tìm cách bước ra khỏi cái bóng của một nhà sản xuất TV LCD hàng đầu trong quá khứ với việc giới thiệu chiếc điện thoại Aqous Crystal cũng như chuyển hướng sang sản xuất các hệ thống loa phục vụ cho nhu cầu giải trí tại gia. Đặc biệt công nghệ IGZO vẫn sẽ được hãng duy trì và sẽ xuất hiện trên các mẫu điện thoại và tablet của các đối tác công ty khác.
Cuộc tháo chạy của các nhà sản xuất TV Nhật Bản đã bỏ lại một mình Sony trở thành đại diện máu mặt duy nhất hiện tại của xứ sở anh đào trên thị trường TV Mỹ. Trước đây là sự ra đi của Fujitsu và Hitachi, tiếp theo vào tháng 1 vừa qua, Toshiba cũng tuyên bố rút lui khỏi thị trường Bắc Mỹ và cấp giấy phép sản xuất cho một công ty Đài Loan khác là Compal Electronic. Trước đó Panasonic cũng rời bỏ thị trường Mỹ vào tháng 10/2014và chuyển nhượng mảng sản xuất TV trước đây của Sanyo (Panasonic đã mua lại Sanyo vào năm 2009-2010) cho một công ty Nhật Bản khác là Funai Electric.

Còn mỗi Sony ...
Thị trường TV đang chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, tiêu biểu là sự đi xuống của Sony và sự thống trị của Samsung trong 10 năm vừa qua. 10 năm trước, các nhà sản xuất TV Nhật Bản vẫn còn là những đối thủ đáng gờm và dẫn dắt thị trường, tuy nhiên câu chuyện cổ tích trên đã chấm dứt và được chuyển giao cho người Hàn Quốc. Đi kèm với đó là các nhà sản xuất TV Trung Quốc đang có dấu hiệu tích cực tăng tốc.
Theo công bố báo chí, Hisense chỉ phải trả 23,7 triệu đô la Mỹ (rẻ bằng ⅓ mức phí chuyển nhượng của Di Maria từ MU sang PSG) để có được toàn bộ vốn cổ phần cũng như tài sản của Sharp ở nhà máy sản xuất đặt tại Mexico, cùng với đó là quyền sử dụng nhãn hiệu Sharp và kênh phân phối ở các thị trường Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Việc mua lại Sharp America là một phần trong chiến lược bành trướng của Hisense ra toàn cầu, tăng cường sự hiện diện cho hãng này ở Mỹ

Các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu tăng tốc
Tham khảo: PCWorld, Avforums
Nguồn Mảng sản xuất TV của Sharp về tay người Trung Quốc - nScreen