torune
Film critic
[just]'London Has Fallen' vừa ra rạp tuần qua trong khi 'Kung Fu Panda 3' phải đến cuối tuần sau mới đến với khán giả Việt Nam (dù đã có bản HD trên mạng). Vậy, hai phim này có điểm chung gì và có đáng xem không?
Điểm chung to đùng của hai phim là: nếu London, Washington D.C hay bất kỳ thành phố XYZ nào thất thủ; hoặc gấu Po có học thêm bí kíp gì mới nữa, cả hai phim vẫn có người mong chờ coi phần tiếp theo. Cả hai là những minh chứng hùng hồn cho danh ngôn truyền miệng: Nếu nó không hư, thì đừng sửa (If it ain't broke, don't fix it). Nói cách khác, về mặt hình ảnh, âm thanh... cả hai có thể khác những phần phim trước, nhưng về nội dung (đúng hơn là cốt truyện) khó mà công nhận thứ gì đó mang tính đột phá.
'London Has Fallen' thì kể về một vệ sĩ dành riêng cho bác tổng thống. Vệ sĩ này được buff đến nỗi sánh ngang hàng siêu anh hùng xét về sức bền và phản ứng nhanh nhạy. Tận dụng điều này, anh vệ sĩ đột phá vòng vây khủng bố và mang lại hòa bình cho toàn thế giới.
'Kung Fu Panda 3' thì kể về gấu Po, bất đắc dĩ trở thành 'chiến binh rồng'. Cùng lúc, kẻ thù tối thượng xuất hiện, khiến Po và người thân lao đao. Po gục ngã, sau đó được giác ngộ hoặc xuất hiện pha cứu cánh nhiệm màu, vậy là lật ngược tình thế.
Lạ ở chỗ, kỳ vọng của mình dành cho 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3' chỉ dừng ở đó, toàn bộ phim cũng làm được chừng đó, nhưng nó khiến mình muốn xem lại. Lịch sử của ngành giải trí đã chứng kiến những motif lặp đi lặp lại nhưng vẫn thành công này. Ví dụ như: phim 'Power Rangers' và game 'Pokemon'.
Cái không được của hai phim là cốt truyện lặp lại; do đó, phim không tạo cho mình cảm giác ấn tượng, thứ bị thế chỗ bởi sự an toàn. Trên quan điểm cá nhân, ấn tượng của 'London Has Fallen' đã bị cái bóng của 'Olympus Has Fallen' che khuất trong khi ấn tượng cho gấu Po nằm ở 'Kung Fu Panda 2' (Không phải phần 1, vì tới phần 2, mình mới phân biệt được rằng: cùng gọi là phim, sao mà phim Việt và phim Mỹ [thậm chí hạng B] lại khác nhau một trời một vực như thế).
Những thứ để lại ấn tượng ban đầu dù có tái sinh bao nhiêu đi chăng nữa, ở đây là '... Has Fallen' và 'Kung Fu Panda', thì vẫn ít nhiều cho người ta cảm giác thân thuộc, thậm chí có phần dễ dãi, nên cứ thế mà tận hưởng hết diễn biến phim. Cũng có thể, nhà sản xuất đã lường trước được điều này nên tận dụng tối đa những yếu tố cũ để lôi kéo khách ra rạp trước những bom xịt hay cái mới không an toàn.
Để ý kỹ hơn chút, 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3' giống như những sản phẩm được các nhà làm phim reboot, remake... lại vậy. Nhưng mà, thời điểm phát hành của phần trước với phần hiện tại cách nhau không quá 5 năm, nên cốt truyện cũng ít biến động ở khía cạnh thời gian, thành ra, cả hai vẫn mang danh 'hậu truyện'.
Trên đây là phát hiện khá thú vị của mình, sau khi tuần qua đã phát hiện ra sự tương phản của 'Gods of Egypt' và 'Zootopia', thì tuần này lại phát hiện ra sự tương đồng của 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3'.
Vậy, có nên xem 'London thất thủ ra sao' và 'gấu Po giác ngộ bí kíp mới như thế nào' hay không? Hoàn toàn nên. Và, vì thể loại của hai phim cũng khác nhau nên mọi so sánh đều khập khiễng. Nếu bạn thiên về hành động thì coi 'London Has Fallen' trước, còn thiên về hoạt hình thì coi 'Kung Fu Panda 3' trước (mà 'Kung Fu Panda 3' tuần tới mới ra rạp lận).
Review chi tiết cho 'Kung Fu Panda 3' đã được thành viên HDVietnam đóng góp. Còn về 'London Has Fallen', những mặt khác (trừ nội dung) thì mình chấm trên trung bình, không đột phá nhưng không quá ảo (trừ anh lính do Gerard Butler thể hiện). Thêm nữa, hãy làm quen với hình ảnh Gerard khi đã cạo râu, có thể trông lạ lẫm với nhiều người.
'London Has Fallen' là một lựa chọn an toàn ở thời điểm "tiền-hỗn-chiến" của các phim siêu anh hùng. Nó giống như khúc dạo đầu, đầy mơn trớn, hội tụ đủ mọi chiêu trò thường thấy trong phim hành động (có bắn súng, đua xe...) của Hollywood. Nhưng, cách xử lý quá quen thuộc khiến phim chỉ dừng ở mức độ 'kích thích cảm quan' của cinephile mà thôi. 'Phát súng ngay khi lên đỉnh' đành dành cho những phim siêu anh hùng ra rạp sau này vậy...
Điểm chung to đùng của hai phim là: nếu London, Washington D.C hay bất kỳ thành phố XYZ nào thất thủ; hoặc gấu Po có học thêm bí kíp gì mới nữa, cả hai phim vẫn có người mong chờ coi phần tiếp theo. Cả hai là những minh chứng hùng hồn cho danh ngôn truyền miệng: Nếu nó không hư, thì đừng sửa (If it ain't broke, don't fix it). Nói cách khác, về mặt hình ảnh, âm thanh... cả hai có thể khác những phần phim trước, nhưng về nội dung (đúng hơn là cốt truyện) khó mà công nhận thứ gì đó mang tính đột phá.
'London Has Fallen' thì kể về một vệ sĩ dành riêng cho bác tổng thống. Vệ sĩ này được buff đến nỗi sánh ngang hàng siêu anh hùng xét về sức bền và phản ứng nhanh nhạy. Tận dụng điều này, anh vệ sĩ đột phá vòng vây khủng bố và mang lại hòa bình cho toàn thế giới.
'Kung Fu Panda 3' thì kể về gấu Po, bất đắc dĩ trở thành 'chiến binh rồng'. Cùng lúc, kẻ thù tối thượng xuất hiện, khiến Po và người thân lao đao. Po gục ngã, sau đó được giác ngộ hoặc xuất hiện pha cứu cánh nhiệm màu, vậy là lật ngược tình thế.
Lạ ở chỗ, kỳ vọng của mình dành cho 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3' chỉ dừng ở đó, toàn bộ phim cũng làm được chừng đó, nhưng nó khiến mình muốn xem lại. Lịch sử của ngành giải trí đã chứng kiến những motif lặp đi lặp lại nhưng vẫn thành công này. Ví dụ như: phim 'Power Rangers' và game 'Pokemon'.
Cái không được của hai phim là cốt truyện lặp lại; do đó, phim không tạo cho mình cảm giác ấn tượng, thứ bị thế chỗ bởi sự an toàn. Trên quan điểm cá nhân, ấn tượng của 'London Has Fallen' đã bị cái bóng của 'Olympus Has Fallen' che khuất trong khi ấn tượng cho gấu Po nằm ở 'Kung Fu Panda 2' (Không phải phần 1, vì tới phần 2, mình mới phân biệt được rằng: cùng gọi là phim, sao mà phim Việt và phim Mỹ [thậm chí hạng B] lại khác nhau một trời một vực như thế).
Những thứ để lại ấn tượng ban đầu dù có tái sinh bao nhiêu đi chăng nữa, ở đây là '... Has Fallen' và 'Kung Fu Panda', thì vẫn ít nhiều cho người ta cảm giác thân thuộc, thậm chí có phần dễ dãi, nên cứ thế mà tận hưởng hết diễn biến phim. Cũng có thể, nhà sản xuất đã lường trước được điều này nên tận dụng tối đa những yếu tố cũ để lôi kéo khách ra rạp trước những bom xịt hay cái mới không an toàn.
Để ý kỹ hơn chút, 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3' giống như những sản phẩm được các nhà làm phim reboot, remake... lại vậy. Nhưng mà, thời điểm phát hành của phần trước với phần hiện tại cách nhau không quá 5 năm, nên cốt truyện cũng ít biến động ở khía cạnh thời gian, thành ra, cả hai vẫn mang danh 'hậu truyện'.
Trên đây là phát hiện khá thú vị của mình, sau khi tuần qua đã phát hiện ra sự tương phản của 'Gods of Egypt' và 'Zootopia', thì tuần này lại phát hiện ra sự tương đồng của 'London Has Fallen' và 'Kung Fu Panda 3'.
Vậy, có nên xem 'London thất thủ ra sao' và 'gấu Po giác ngộ bí kíp mới như thế nào' hay không? Hoàn toàn nên. Và, vì thể loại của hai phim cũng khác nhau nên mọi so sánh đều khập khiễng. Nếu bạn thiên về hành động thì coi 'London Has Fallen' trước, còn thiên về hoạt hình thì coi 'Kung Fu Panda 3' trước (mà 'Kung Fu Panda 3' tuần tới mới ra rạp lận).
Review chi tiết cho 'Kung Fu Panda 3' đã được thành viên HDVietnam đóng góp. Còn về 'London Has Fallen', những mặt khác (trừ nội dung) thì mình chấm trên trung bình, không đột phá nhưng không quá ảo (trừ anh lính do Gerard Butler thể hiện). Thêm nữa, hãy làm quen với hình ảnh Gerard khi đã cạo râu, có thể trông lạ lẫm với nhiều người.
'London Has Fallen' là một lựa chọn an toàn ở thời điểm "tiền-hỗn-chiến" của các phim siêu anh hùng. Nó giống như khúc dạo đầu, đầy mơn trớn, hội tụ đủ mọi chiêu trò thường thấy trong phim hành động (có bắn súng, đua xe...) của Hollywood. Nhưng, cách xử lý quá quen thuộc khiến phim chỉ dừng ở mức độ 'kích thích cảm quan' của cinephile mà thôi. 'Phát súng ngay khi lên đỉnh' đành dành cho những phim siêu anh hùng ra rạp sau này vậy...
torune@hdvietnam[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: