caothudeche
Moderator
Màn hình OLED thì xuất hiện cũng khá lâu, và những sản phẩm hiển thị dựa trên nguyên lý tương tự cũng không hề ít. Nhưng TV OLED thì vẫn còn khá ít ỏi, và ông trùm đưa ra thị trường loại TV này chính là LG, mới đây nhất chính là LG OLED G6. Chất lượng hình ảnh thì khỏi bàn, cũng khá nhiều anh em được thưởng thức những phiên bản trước, và cũng có bài test HDVN tổ chức.
Cũng chính vì vậy mà nhiều người choáng ngợp, nghĩ rằng đây là đỉnh cao của công nghệ tái tạo hình ảnh, và ước mong được sở hữu một chiếc OLED TV. Chính bản thân mình cũng nghĩ rằng OLED TV thực sự đã có mặt trên thị trường. Bởi vậy rất mạnh bạo đóng góp ý kiến cho diễn đàn LED LCD là gì? OLED là gì?
Nội dung về OLED trong đó không sai, nhưng nó không hoàn toàn đúng cho những chiếc TV OLED mà LG giới thiệu ra thị trường.
Mới đây mình có đọc một bài viết mô tả về công nghệ màn hình WRGB OLED của LG. Chúng ta đã quá quan thuộc với công nghệ WRGB của LG dùng trên LCD rồi. Vậy thì trên những chiếc OLED TV của họ có gì khác?
Mình viết bài này không chỉ những người mới bắt đầu hiểu thêm mà những ai đang hiểu chưa đúng được rõ hơn. Chúng ta chưa có một chiếc TV tái tạo hình ảnh hoàn hảo.
Sơ lược Tivi LCD?
Cơ bản cấu tạo của màn hình LCD bao gồm: Đèn nền (back light), Tấm phân cực (poralizer), Ma trận Transistor (TFT Array), Tinh thể lỏng (Liquid Crystal), Tấm lọc màu (color filter).
Có nhiều thành phần như vậy nhưng nguyên lý hiển thị hình ảnh của LCD chính là dựa trên cấu trúc của tinh thể lỏng. Tinh thể lỏng có cấu trúc thay đổi khi có điện trường tác động lên chúng, làm thay đổi trật tự sắp xếp bên trong để cho hoặc không cho ánh sáng đi qua.
- Đèn nền của TV LCD liên tục sáng (đèn huỳnh quang hoặc LED), ánh sáng này được điều chỉnh hướng qua các tấm phân cực (poralizer) trước khi đến ma trận tinh thể lỏng.
- Ma trận Transitor (TFT) sẽ thực hiện đóng mở theo theo điều khiển của CPU để thực hiện việc "tắt/mở" ánh sáng qua lớp tinh thể lỏng.
- Cuối cùng ánh sáng từ các điểm ảnh qua tấm lọc màu (color filter). Mỗi điểm ảnh sẽ có 3 điểm ảnh phụ R, G, B ứng với 3 tầm lọc màu tương ứng RGB. Sự kết hợp 3 màu cơ bản này lại sẽ cho ra màu sắc của điểm ảnh ban đầu.
OLED Display?
OLED (Organic Light-Emitting Diode):Nó sử dụng các đèn đi-ốt (LED) để phát trực tiếp ra hình ảnh.
Nếu như vậy thì so sánh với LCD thì OLED chỉ cần có ma trận transsistor điều khiển ma trận đèn LED (giống như rất nhiều biển quảng cáo trên đường).
Nhưng việc chế tạo tầm nền OLED đúng theo định nghĩa là rất khó, chính vì vậy mà anh lớn Samsung đã phải lùi lại sau người anh em đồng hương LG ở mảng TV. Nhưng ở mảng di động màn hình AMOLED vẫn là đối thủ rất nặng ký của LG (các điện thoại SAM, Apple thường dùng).
Nhược điểm lớn nhất của TV OLED chính là thời gian sống của các điểm ảnh màu xanh khá thấp, điều này khiến nhiều người dùng lo lắng khi bỏ tiền ra mua TV. Chất lượng hình ảnh ban đầu tuyệt hảo, nhưng chỉ không lâu sau đó màu sắc sẽ xuống cấp nghiêm trọng. Các hãng đã có cách khắc phục nhưng thực sự chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này. Samsung thì họ bổ sung thêm các điểm ảnh phụ (subpixel) trên màn hình AMOLED của mình. Còn LG chính là công nghệ WRGB.
So Samsung chưa thể đưa ra thị trường TV OLED nên mình sẽ bàn về công nghệ của hãng khi có dịp. Hôm nay mình chỉ bàn về WRGB OLED của LG, thực sự nó là gì? đã phải là OLED chưa?
WRGB OLED (WOLED)Display?
OLED mà chẳng phải là OLED!
Một phát biểu khiến chúng ta hoang mang thực sự. Nhưng hãy xét cấu trúc của WRGB OLED mà LG đã giải thích:
LG họ đã thiết kế TV của họ hoạt động không giống với cấu trúc của một TV RGB OLED. Họ không sử dụng đi-ốt (LED) để chiếu sáng trực tiếp ra 3 màu cơ bản RGB. Mà họ sử dụng ma trận các đèn màu trắng, được điều khiển tắt/mở bởi ma trận Transistor (TFT). Ánh sáng này được chiếu qua các điểm ảnh phụ (sub-pixel) R, G, B, W để tạo ra các màu tương ứng. Và sự kết hợp ánh sáng của các điểm ảnh phụ sẽ cho màu sắc của điểm ảnh đó.
Ma trận đèn LED này có thể tưởng tượng như một "Super LED Back Light" trên LCD. Tuy cấu trúc này của LG không giống với RGB OLED nhưng nó cũng có thể tắt hoàn toàn điểm ảnh. Kết hợp với kỹ thuật Local Dimming thì TV của họ vẫn cho ra một màu đen tuyệt hảo.
Nếu đi so sánh với cấu trúc của OLED đúng nghĩa thì nó không phải là OLED. Nhưng nếu so sánh với LCD thì nó có cách thức hoạt động khá tương tự, là chiếu ánh sáng qua các tấm lọc màu để tái tạo màu ban đầu. Nhưng nó lại khác hoàn toàn là ánh sáng chiếu trực tiếp lên các tấm lọc màu chứ không phụ thuộc vào lớp tinh thể lỏng nữa. Như vậy cũng không thể gọi WRGB OLED của LG là màn hình LCD được.
Nếu dựa trên cấu tạo của WRGB OLED thì có thể nói RGB không cần cùng sáng, mà chỉ cần sáng đúng điểm W cũng đã tạo ra màu trắng rồi (tiết kiệm được ối điện). Nhưng LG không làm vậy, OLED còn một nhược điểm lớn nữa là độ sáng thấp, vì vậy điểm màu trắng thêm vào sẽ giúp TV có được độ tương phản tốt hơn, sáng hơn.
Tuy WRGB OLED của LG có cách thức hoạt động gần giống LCD, nhưng thành phần điều khiển ánh sáng lại là LED. Như vậy không thể xếp nó vào hàng LCD mà phải đưa vào hàng OLED. Mặc dù chưa đúng với định nghĩa về OLED, nhưng LG họ đã không ngừng tìm tòi, phát triển để cho ra đời một thế hệ TV có chất lượng hình ảnh cao hơn hết.
Và chúng ta hoàn toàn có thể gọi nó là OLED TV, mà chính xác hơn thì là WRGB OLED hay WOLED.
Và cũng đừng lo là điểm ảnh màu xanh chóng chết (làm gì có mà chết), cũng không phải băn khoăn là độ sáng màn hình kém. Chúng ta chỉ cần kiếm tiền, nhà sản xuất sẽ lo phần còn lại
[video=youtube;3qRhTKOu9Pw]https://www.youtube.com/watch?v=3qRhTKOu9Pw[/video]
Có nên mua TV OLED 4K?
Câu hỏi này không giành cho những ai nhiều tiền hơn giá trị của chiếc TV OLED. Những gì ở trên và thực tế đã trả lời hết cả rồi.
LG tung TV ra thị trường nói chung là giá rất mềm, không như mấy ông khác kéo hàng độc của công ty mình lên cả tỷ bạc. Nhưng đối với người dùng phổ thông thì vài triệu cũng phải đắn đo. Và giá của những chiếc TV OLED dù có giảm cũng gấp đôi những chiếc TV LED cùng kích cỡ, độ phân giải.
Trong khi đó chất lượng hình ảnh không hẳn là vượt trội. WOLED cho màu đen tối ưu, nhưng độ sáng lại yếu hơn TV LED ở thởi điểm hiện tại. Hơn nữa với sức mạnh của 4K, HDR các TV LED cũng không hề kém cạnh. Tựu chung lại thì được đằng nọ mất đằng kia. Nếu chấm điểm WOLED 10 thì TV LED cũng phải được 9.
Bởi vậy các bạn chưa phải vội... hãy thật sự cân nhắc đến tài chính của mình.
Nguồn tham khảo: Internet & http://news.oled-display.net/
Cũng chính vì vậy mà nhiều người choáng ngợp, nghĩ rằng đây là đỉnh cao của công nghệ tái tạo hình ảnh, và ước mong được sở hữu một chiếc OLED TV. Chính bản thân mình cũng nghĩ rằng OLED TV thực sự đã có mặt trên thị trường. Bởi vậy rất mạnh bạo đóng góp ý kiến cho diễn đàn LED LCD là gì? OLED là gì?
Nội dung về OLED trong đó không sai, nhưng nó không hoàn toàn đúng cho những chiếc TV OLED mà LG giới thiệu ra thị trường.
Mới đây mình có đọc một bài viết mô tả về công nghệ màn hình WRGB OLED của LG. Chúng ta đã quá quan thuộc với công nghệ WRGB của LG dùng trên LCD rồi. Vậy thì trên những chiếc OLED TV của họ có gì khác?
Mình viết bài này không chỉ những người mới bắt đầu hiểu thêm mà những ai đang hiểu chưa đúng được rõ hơn. Chúng ta chưa có một chiếc TV tái tạo hình ảnh hoàn hảo.

Sơ lược Tivi LCD?

Cơ bản cấu tạo của màn hình LCD bao gồm: Đèn nền (back light), Tấm phân cực (poralizer), Ma trận Transistor (TFT Array), Tinh thể lỏng (Liquid Crystal), Tấm lọc màu (color filter).
Có nhiều thành phần như vậy nhưng nguyên lý hiển thị hình ảnh của LCD chính là dựa trên cấu trúc của tinh thể lỏng. Tinh thể lỏng có cấu trúc thay đổi khi có điện trường tác động lên chúng, làm thay đổi trật tự sắp xếp bên trong để cho hoặc không cho ánh sáng đi qua.
- Đèn nền của TV LCD liên tục sáng (đèn huỳnh quang hoặc LED), ánh sáng này được điều chỉnh hướng qua các tấm phân cực (poralizer) trước khi đến ma trận tinh thể lỏng.
- Ma trận Transitor (TFT) sẽ thực hiện đóng mở theo theo điều khiển của CPU để thực hiện việc "tắt/mở" ánh sáng qua lớp tinh thể lỏng.
- Cuối cùng ánh sáng từ các điểm ảnh qua tấm lọc màu (color filter). Mỗi điểm ảnh sẽ có 3 điểm ảnh phụ R, G, B ứng với 3 tầm lọc màu tương ứng RGB. Sự kết hợp 3 màu cơ bản này lại sẽ cho ra màu sắc của điểm ảnh ban đầu.
OLED Display?
OLED (Organic Light-Emitting Diode):Nó sử dụng các đèn đi-ốt (LED) để phát trực tiếp ra hình ảnh.
Nếu như vậy thì so sánh với LCD thì OLED chỉ cần có ma trận transsistor điều khiển ma trận đèn LED (giống như rất nhiều biển quảng cáo trên đường).
Nhưng việc chế tạo tầm nền OLED đúng theo định nghĩa là rất khó, chính vì vậy mà anh lớn Samsung đã phải lùi lại sau người anh em đồng hương LG ở mảng TV. Nhưng ở mảng di động màn hình AMOLED vẫn là đối thủ rất nặng ký của LG (các điện thoại SAM, Apple thường dùng).
Nhược điểm lớn nhất của TV OLED chính là thời gian sống của các điểm ảnh màu xanh khá thấp, điều này khiến nhiều người dùng lo lắng khi bỏ tiền ra mua TV. Chất lượng hình ảnh ban đầu tuyệt hảo, nhưng chỉ không lâu sau đó màu sắc sẽ xuống cấp nghiêm trọng. Các hãng đã có cách khắc phục nhưng thực sự chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này. Samsung thì họ bổ sung thêm các điểm ảnh phụ (subpixel) trên màn hình AMOLED của mình. Còn LG chính là công nghệ WRGB.
So Samsung chưa thể đưa ra thị trường TV OLED nên mình sẽ bàn về công nghệ của hãng khi có dịp. Hôm nay mình chỉ bàn về WRGB OLED của LG, thực sự nó là gì? đã phải là OLED chưa?
WRGB OLED (WOLED)Display?
OLED mà chẳng phải là OLED!
Một phát biểu khiến chúng ta hoang mang thực sự. Nhưng hãy xét cấu trúc của WRGB OLED mà LG đã giải thích:
LG họ đã thiết kế TV của họ hoạt động không giống với cấu trúc của một TV RGB OLED. Họ không sử dụng đi-ốt (LED) để chiếu sáng trực tiếp ra 3 màu cơ bản RGB. Mà họ sử dụng ma trận các đèn màu trắng, được điều khiển tắt/mở bởi ma trận Transistor (TFT). Ánh sáng này được chiếu qua các điểm ảnh phụ (sub-pixel) R, G, B, W để tạo ra các màu tương ứng. Và sự kết hợp ánh sáng của các điểm ảnh phụ sẽ cho màu sắc của điểm ảnh đó.
Ma trận đèn LED này có thể tưởng tượng như một "Super LED Back Light" trên LCD. Tuy cấu trúc này của LG không giống với RGB OLED nhưng nó cũng có thể tắt hoàn toàn điểm ảnh. Kết hợp với kỹ thuật Local Dimming thì TV của họ vẫn cho ra một màu đen tuyệt hảo.
Nếu đi so sánh với cấu trúc của OLED đúng nghĩa thì nó không phải là OLED. Nhưng nếu so sánh với LCD thì nó có cách thức hoạt động khá tương tự, là chiếu ánh sáng qua các tấm lọc màu để tái tạo màu ban đầu. Nhưng nó lại khác hoàn toàn là ánh sáng chiếu trực tiếp lên các tấm lọc màu chứ không phụ thuộc vào lớp tinh thể lỏng nữa. Như vậy cũng không thể gọi WRGB OLED của LG là màn hình LCD được.
Nếu dựa trên cấu tạo của WRGB OLED thì có thể nói RGB không cần cùng sáng, mà chỉ cần sáng đúng điểm W cũng đã tạo ra màu trắng rồi (tiết kiệm được ối điện). Nhưng LG không làm vậy, OLED còn một nhược điểm lớn nữa là độ sáng thấp, vì vậy điểm màu trắng thêm vào sẽ giúp TV có được độ tương phản tốt hơn, sáng hơn.
Tuy WRGB OLED của LG có cách thức hoạt động gần giống LCD, nhưng thành phần điều khiển ánh sáng lại là LED. Như vậy không thể xếp nó vào hàng LCD mà phải đưa vào hàng OLED. Mặc dù chưa đúng với định nghĩa về OLED, nhưng LG họ đã không ngừng tìm tòi, phát triển để cho ra đời một thế hệ TV có chất lượng hình ảnh cao hơn hết.
Và chúng ta hoàn toàn có thể gọi nó là OLED TV, mà chính xác hơn thì là WRGB OLED hay WOLED.
Và cũng đừng lo là điểm ảnh màu xanh chóng chết (làm gì có mà chết), cũng không phải băn khoăn là độ sáng màn hình kém. Chúng ta chỉ cần kiếm tiền, nhà sản xuất sẽ lo phần còn lại
[video=youtube;3qRhTKOu9Pw]https://www.youtube.com/watch?v=3qRhTKOu9Pw[/video]
Có nên mua TV OLED 4K?
Câu hỏi này không giành cho những ai nhiều tiền hơn giá trị của chiếc TV OLED. Những gì ở trên và thực tế đã trả lời hết cả rồi.
LG tung TV ra thị trường nói chung là giá rất mềm, không như mấy ông khác kéo hàng độc của công ty mình lên cả tỷ bạc. Nhưng đối với người dùng phổ thông thì vài triệu cũng phải đắn đo. Và giá của những chiếc TV OLED dù có giảm cũng gấp đôi những chiếc TV LED cùng kích cỡ, độ phân giải.
Trong khi đó chất lượng hình ảnh không hẳn là vượt trội. WOLED cho màu đen tối ưu, nhưng độ sáng lại yếu hơn TV LED ở thởi điểm hiện tại. Hơn nữa với sức mạnh của 4K, HDR các TV LED cũng không hề kém cạnh. Tựu chung lại thì được đằng nọ mất đằng kia. Nếu chấm điểm WOLED 10 thì TV LED cũng phải được 9.
Bởi vậy các bạn chưa phải vội... hãy thật sự cân nhắc đến tài chính của mình.
Nguồn tham khảo: Internet & http://news.oled-display.net/
Chỉnh sửa lần cuối: