terabyte
Banned
Lenovo vừa chính thức công bố đã thành công trong trong việc thâu tóm mảng kinh doanh máy chủ đựa theo kiến trúc x86 của IBM. Điều này có thể biến hãng máy tính Trung Quốc trở thành một trong những nhà cung cấp máy chủ hàng đầu thế giới thời điểm này.
Vừa được công bố vào thứ 5 vừa qua, Lenovo đã đạt được thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh máy chủ x86 của IBM với giá trị 2,3 tỷ USD. Trong đó, khoảng 2 tỷ USD sẽ được trả bằng tiền mặt và cổ phiếu của Lenovo. Tuy nhiên, do đây là một thương vụ lớn và có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường công nghệ, các ủy ban thương mại sẽ phải kiểm định trước khi chính thức thông qua.
Trong thỏa thuận, Lenovo sẽ sở hữu các hệ thống blade sever (các hệ thống máy chủ được thu gọn để giảm thiểu tố đa diện tích và điện năng tiêu thụ) là System x, BladeCenter và Flex. Bên cạnh đó, các switch, hệ thống tích hợp Flex x86, máy chủ NeXtScale và iDataPlex, cũng như các phần mềm liên quan, hệ thống mạng blade và hoạt động bảo trì cũng sẽ thuộc quyền quản lý của Lenovo. Trong khi đó, IBM vẫn sẽ giữ lại System z mainframes, Power Systems, Storage Systems, máy chủ Flex đựa trên kiến trúc Power (Power PC) và các ứng dụng PureApplication và PureData.
Ngoài ra, cùng với việc thâu tóm mảng kinh doanh máy chủ, Lenovo được cho là sẽ gửi lời mời đến 7500 nhân viên IBM, bao gồm những người đang làm việc ở các trụ sở quan trọng như Raleigh, Shanghai, Shenzhen và Taipei, vị trí trong công ty mới.
Đây có thể xem là một bước đi chiến lược của Lenovo trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn hiện nay. Mặc dù hãng vẫn tăng trưởng nhưng nền công nghiệp laptop, vốn là mảng kinh doanh chính của Lenovo, đang suy thoái trầm trọng. Ngược lại, mảng kinh doanh máy chủ lại đang phát triển rất ổn định và giúp rất nhiều hãng máy tính sống sót qua thời kỳ khó khăn này. Đây cũng chính là nguyên nhân mà cách đây không lâu, HP, vốn là một trong những hãng sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, từng dự định sẽ cắt bỏ mảng điện tử tiêu dùng và tập trung hết cho mảng kinh doanh hướng tới các đối tác doanh nghiệp. Cả Dell lẫn Microsoft cũng tỏ ra rất quan tâm đến mảng kinh doanh này.
Thương vụ này cũng không phải là lần đầu tiên Lenovo thâu tóm mảng kinh doanh của IBM. Năm 2005, Lenovo đã mua lại thương hiệu ThinkPad, vốn gắn bó với IBM kể từ năm 1992. Vào thời điểm đó, ThinkPad vẫn là một trong những dòng máy tính xách tay rất nổi tiếng trên thế giới với thiết kế tối giản cực kỳ sang trọng. Thậm chí cho đến năm 2003, ThinkPad là dòng máy tính xách tay duy nhất được chứng nhận có thể sử dụng trên trạm không gian quốc tế.
Sau khi thâu tóm mảng kinh doanh may chủ, IBM và Lenovo dự kiến sẽ cùng đi vào liên minh chiến lược bao gồm OEM toàn cầu và thỏa thuận bán lại các hệ thống lưu trữ cơ bản và trung cấp Storwize, hệ thống lưu trữ tape, phần mềm General Parallel File System, SmartCloud Entry, Systems Director và giải pháp Platform Computing. Để tránh gây khó khăn cho đối tác, Lenovo sẽ nhanh chóng phục hồi các dịch vụ khách hàng và các hoạt động bảo trì. Trong khi đó, IBM sẽ thay mặt Lenovo cung cấp các hoạt động bảo trì trong một thời gian nhất định nên khách hàng sẽ tạm thời không thấy nhiều khác biệt so với hiện nay.
Về phần mình, IBM cho biết việc bán mảng kinh doanh máy chủ sẽ giúp hãng tập trung vào việc sáng tạo phần cứng cũng như phần mềm để làm tăng thêm giá trị cho các mảng kinh doanh hiện có, điển hình là Big Data hay điện toán đám mây.
Với hàng loạt các hệ thống máy chủ nổi tiếng từ IBM, Lenovo sẽ trở thành một trong những hãng cung cấp máy chủ hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ liệu trong tương lai sắp tới, hãng có đủ khả năng để phát triển các dòng máy chủ đời mới để cạnh trang với các đại gia trong lĩnh vực này, điển hình là Dell hay HP, hay không mà thôi.

Vừa được công bố vào thứ 5 vừa qua, Lenovo đã đạt được thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh máy chủ x86 của IBM với giá trị 2,3 tỷ USD. Trong đó, khoảng 2 tỷ USD sẽ được trả bằng tiền mặt và cổ phiếu của Lenovo. Tuy nhiên, do đây là một thương vụ lớn và có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường công nghệ, các ủy ban thương mại sẽ phải kiểm định trước khi chính thức thông qua.
Trong thỏa thuận, Lenovo sẽ sở hữu các hệ thống blade sever (các hệ thống máy chủ được thu gọn để giảm thiểu tố đa diện tích và điện năng tiêu thụ) là System x, BladeCenter và Flex. Bên cạnh đó, các switch, hệ thống tích hợp Flex x86, máy chủ NeXtScale và iDataPlex, cũng như các phần mềm liên quan, hệ thống mạng blade và hoạt động bảo trì cũng sẽ thuộc quyền quản lý của Lenovo. Trong khi đó, IBM vẫn sẽ giữ lại System z mainframes, Power Systems, Storage Systems, máy chủ Flex đựa trên kiến trúc Power (Power PC) và các ứng dụng PureApplication và PureData.

Ngoài ra, cùng với việc thâu tóm mảng kinh doanh máy chủ, Lenovo được cho là sẽ gửi lời mời đến 7500 nhân viên IBM, bao gồm những người đang làm việc ở các trụ sở quan trọng như Raleigh, Shanghai, Shenzhen và Taipei, vị trí trong công ty mới.
Đây có thể xem là một bước đi chiến lược của Lenovo trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn hiện nay. Mặc dù hãng vẫn tăng trưởng nhưng nền công nghiệp laptop, vốn là mảng kinh doanh chính của Lenovo, đang suy thoái trầm trọng. Ngược lại, mảng kinh doanh máy chủ lại đang phát triển rất ổn định và giúp rất nhiều hãng máy tính sống sót qua thời kỳ khó khăn này. Đây cũng chính là nguyên nhân mà cách đây không lâu, HP, vốn là một trong những hãng sản xuất máy tính hàng đầu thế giới, từng dự định sẽ cắt bỏ mảng điện tử tiêu dùng và tập trung hết cho mảng kinh doanh hướng tới các đối tác doanh nghiệp. Cả Dell lẫn Microsoft cũng tỏ ra rất quan tâm đến mảng kinh doanh này.
Thương vụ này cũng không phải là lần đầu tiên Lenovo thâu tóm mảng kinh doanh của IBM. Năm 2005, Lenovo đã mua lại thương hiệu ThinkPad, vốn gắn bó với IBM kể từ năm 1992. Vào thời điểm đó, ThinkPad vẫn là một trong những dòng máy tính xách tay rất nổi tiếng trên thế giới với thiết kế tối giản cực kỳ sang trọng. Thậm chí cho đến năm 2003, ThinkPad là dòng máy tính xách tay duy nhất được chứng nhận có thể sử dụng trên trạm không gian quốc tế.
Sau khi thâu tóm mảng kinh doanh may chủ, IBM và Lenovo dự kiến sẽ cùng đi vào liên minh chiến lược bao gồm OEM toàn cầu và thỏa thuận bán lại các hệ thống lưu trữ cơ bản và trung cấp Storwize, hệ thống lưu trữ tape, phần mềm General Parallel File System, SmartCloud Entry, Systems Director và giải pháp Platform Computing. Để tránh gây khó khăn cho đối tác, Lenovo sẽ nhanh chóng phục hồi các dịch vụ khách hàng và các hoạt động bảo trì. Trong khi đó, IBM sẽ thay mặt Lenovo cung cấp các hoạt động bảo trì trong một thời gian nhất định nên khách hàng sẽ tạm thời không thấy nhiều khác biệt so với hiện nay.
Về phần mình, IBM cho biết việc bán mảng kinh doanh máy chủ sẽ giúp hãng tập trung vào việc sáng tạo phần cứng cũng như phần mềm để làm tăng thêm giá trị cho các mảng kinh doanh hiện có, điển hình là Big Data hay điện toán đám mây.
Với hàng loạt các hệ thống máy chủ nổi tiếng từ IBM, Lenovo sẽ trở thành một trong những hãng cung cấp máy chủ hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ liệu trong tương lai sắp tới, hãng có đủ khả năng để phát triển các dòng máy chủ đời mới để cạnh trang với các đại gia trong lĩnh vực này, điển hình là Dell hay HP, hay không mà thôi.