Angus_Bert
Film critic
Trong suốt những năm qua, Samsung là kẻ thống trị thế giới smartphone, đánh bại chiếc iPhone của Apple và tách biệt hẳn với phần còn lại khi tạo ra được những chiếc điện thoại mạnh mẽ có màn hình lớn và cái giá phải chăng. Nhưng giờ thì công ty Hàn Quốc đang phải nếm trải vị đắng mà mình từng gây ra khi hàng loạt nhà sản xuất nhỏ đến từ Trung Quốc bắt đầu cho ra mắt những chiếc điện thoại còn rẻ hơn nữa , với những khả năng ấn tượng không kém.
Thị trường di động thông minh không bao giờ ngừng phát triển, nhưng doanh số của Samsung thì đang giảm – và mặc dù việc cạnh tranh với đối thủ bằng chính sách giá vẫn đang là một chiến lược khả thi, nhưng sự thực là đang dần có người làm điều đó tốt hơn Samsung.
Nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới không phải vô tình vướng vào vấn đề này. Nhiều năm sống dưới cái bóng của những ông kẹ đi động ‘không thông minh’ như Nokia và Sony Ericsson, mảnh di động của Samsung nhanh chóng vùng dậy trong những năm đầu của thập kỉ này nhờ vào mối lương duyên bền chặt với nền tảng Android. Công ty Hàn Quốc là kẻ tham chiến sớm, va cũng là người hung hăng nhất. Khi mà Nokia và BlackBerry còn đang mải cố gắng thay đổi nền tảng phần mềm lỗi thời của mình, Samsung lúc đó đã tập trung vào việc làm ra những chiếc điện thoại cấu hình mạnh nhất, nhưng giá cũng phải rẻ nhất. Chúng chẳng hề đẹp đẽ, hoàn thiện tốt tí nào, hay là có sự độc đáo, nhưng Samsung Galaxy lại chắc hắn sẽ đáp ứng cho bạn nhiều nhất, với số tiền phải chăng nhất.
Câu chuyện sụt giảm doanh thu của Samsung không nên bị đánh giá thấp chút nào. Đây có thể là công ty nhúng tay vào tất cả các ngành công nghiệp từ khoan dầu cho đến đồ dùng nhà bếp, nhưng đến hơn nửa lợi nhuận hoạt động của nó là do mảng kinh doanh di động mang về. Và mặc dù chuỗi cung ứng hàng dọc mang đến lợi thế phát triển công nghệ cho Samsung, điều này cũng đồng nghĩa rằng bất cứ sự thất bại kinh doanh nào xảy ra cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tiêu cực gấp nhiều lần. Samsung Display dựa vào nhu cầu bảo đảm từ Samsung Mobile, và nếu như một trong hai biến động, thì người còn lại cũng sẽ hắt hơi sổ mũi theo. Không có một ví dụ nào hay hơn câu chuyện mọi thứ bỗng chốc tan tanh của một công ty hàng đầu như Nokia những năm đầu thế kỉ. Đã từng phát triển đến mức sản xuất ra hàng trăm triệu chiếc điện thoại mỗi năm, nhưng công ty Phần Lan phải tan rã trong đau đớn khi hai nền tảng Symbian và Maemo của không thể cạnh tranh nổi với con quái vật háu ăn Android.
Rõ ràng là Samsung không thể mãi tăng trưởng được, nhưng sự thực đang xảy ra ở đây chính là việc người ta đang dần thay thế những sản phẩm Samsung sang những lựa chọn khác rẻ tiền hơn. Theo như báo cáo mới nhất của IDC, Huawei đã tăng gấp đôi lượng điện thoại xuất xưởng trong năm rồi, Lenovo phát triển vượt bậc, và hàng tá các công ty Trung Quốc khác như Xiaomi cũng đang trong cơ hội lọt top năm nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Samsung cần phải biết lo lắng rồi đấy.
Có hàng loạt lí do cho sự trì trệ gần đây của Samsung. Một là cuộc chay đua về cấu hình cơ bản là đã chấm dứt. Trong những ngày mà chiếc Galaxy SII còn cạnh tranh với HTC Sensation, Samsung có thể thu hút người ta bằng những bộ xử lí nhanh nhất, màn hình đẹp và camera khủng, nhưng giờ thì những thứ đó gần như chẳng còn ý nghĩa. Bộ xử lí 8 nhân của Samsung khiến cho người dùng cảm thấy nó mạnh quá mức cần thiết. Và sự tuyệt vời của màn hình Super AMOLED giờ cũng đã bị màn hình LCD IPS bắt kịp, hay thậm chí là vượt mặt. Giới hạn công nghệ của Samsung giờ đây không còn gì đặc biệt, và giờ thì hãng phải cố gắng thuyết phục người dùng rằng nghía qua thiết kế và phần mềm của mình cũng rẩt xứng đáng thời gian bỏ ra.
Để nói cho thật công bằng, sự thống trị của Samsung không hề thiếu mất tầm nhìn dài hạn. Hãng đã cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển Tizen (từng được biết đến với cái tên Bada) , một nền tảng phần mềm nhằm cạnh tranh trực tiếp với Android. Biết được tầm quan trọng trong việc sở hữu thứ gì đó đặc biệt để giữ chân người dùng, công ty đã tự xây dựng kho ứng dụng cho riêng mình, hợp tác với Amazon để mang đến gói ưu đãi Kindle của riêng dòng Galaxy, và tạo ra một hệ thống thay đổi, tinh chỉnh về OS bên cạnh những tính năng cơ bản của nền tảng Android trong những sản phẩm của mình.
Nhưng vấn đề lại mọc ra thêm. Giao diện của Samsung, từng được biết đến với cái tên TouchWiz, luôn bị chế nhạo là loẹ loẹt, trẻ con và không trực quan, cùng lúc đó thì ứng dụng Samsung Music Hub cũng bị loại bỏ do người dùng không quan tâm. Mỉa mai thay, Samsung giờ đây đang phải giải quyết vấn đề phần mềm mà từng là cơ hội mà hãng đã tận dụng để trở thành nhà sản xuất điện thoại số một thế giới trong những năm trước đây.
Và khi nhắc đến thiết kế thì câu chuyện này cũng chẳng tươi tắn hơn bao nhiêu. Ba chiếc điện thoại Galaxy S đầu bảng gần đây nhất của Samsung đều bị chê tơi tả bởi cái tính rẻ tiền, vỏ nhựa tổng hợp ọp ẹp, giả kim loại của chúng. Đơn cử như chiếc S5 mới đây thì bị dân tình chọc quê khi so sánh nó với miếng gạc dán vết thương, cũng chỉ vì cái hoa văn chấm chấm ở mặc lưng. Samsung đã cố gắng rất nhiều để trở thành kẻ đi đầu trong thiết kế – về cả phần mềm lẫn phần cứng – nhưng thế giới thực thì chỉ ra kết quả khác hẳn cái ước mơ ấy, và các sản phẩm của hãng vẫn đang vất vả để chiếm lấy được cảm tình và sự trung thành của người dùng.
Hơn bất thứ gì khác, vấn đề của Samsung chính là sự trung thành thương hiệu. Công ty này đã chi hàng tỉ đô để quảng bá bản thân như là người ngang hành với Apple, nhưng sự thực là hãng chưa bao giờ đạt được sự ảnh hưởng đó như Cupertino (Apple) vẫn có trong nhiều năm nay. Samsung vẫn luôn được nhìn nhận là biểu trưng cho tính thực dụng thay vì một sự lựa chọn mang tính ‘nghệ sĩ’: giá rẻ, nhưng đáp ứng nhiều. Nhưng điều này lại chỉ hợp khi Samsung chiến thắng trong cuộc đua cấu hình và giá cả, còn một khi lợi thế này thuộc về các đối thủ khác, hay có những yếu tố về trải nghiệm, thiết kế được đề cao hơn, thì những con số ấn tượng về lượng người dùng của Samsung và khả năng sản xuất của hãng bỗng chốc trở nên vô nghĩa. Đơn giản vì chúng chẳng liên quan gì đến mục tiêu tìm kiếm chiếc điện thoại tiếp theo của một người nào đó cả.
Thất bại trong việc giải quyết hay vấn đề quan trọng về phần mềm và cả phần cứng đang dần ăn mòn vào vận mệnh của Samsung, nhưng vẫn còn nhiều thời gian để sửa sai. Cuộc cách mạng với dòng sản phẩm smartwatch Gear của hãng – bắt đầu từ lần thử nghiệm chiếc Galaxy Gear còn quá trời khuyết điểm cách đây một năm, đến mẫu Gear Live nhiều cải tiến hơn – cho thấy hãng đã biết học hỏi từ thất bại của mình một cách nhanh chóng. Chiếc Gear Fit là sản phẩm tiêu biểu cho cách tiêu thụ màn hình AMOLED dẻo thông minh của hãng, dù cho còn rất nhiều việc phải làm. Sự linh hoạt và nhiệt huyết khi xưa vẫn còn tồn tại trong bản thân Samsung, và giờ thì nó đang hướng đến các sản phẩm đeo được, nhưng có lẽ cũng cần đem cách suy nghĩ đó trở lại trong những chiếc điện thoại nữa. Nếu Samsung muốn học hỏi – không phải copy – từ những đối thủ của mình như chiếc HTC One với chất liệu toàn kim loại hay đầy cá tính như Moto X, thì hãng cuối cùng sẽ tìm thấy được sự trung thành nhất định của người dùng sau núi tiền đã bỏ ra cho quảng cáo và pr.
Trưởng bộ phận di động J.K.Shin đã hứa hẹn rằng sẽ có ít nhất một chiếc điện thoại ra mắt trong năm nay được làm từ ‘chất liệu mới’, đem đến hi vọng rằng Samsung cuối cùng đã chịu từ bỏ kiểu vỏ nhựa giả tùm lum, và thật sự dùng vật liệu cao cấp cho những sản phẩm cao cấp. Samsung luôn có khả năng làm ra những chiếc điện thoại sẽ bán rất chạy trên lí thuyết, và thậm chí là trên kệ hàng ngoài kia, nhưng để xây dựng được lòng trung thành của khách hàng một cách bền vững, thứ sẽ không biến mất dù cho sản phẩm cấu hình có yếu hơn, hay giá bán cao hơn, thì công ty sẽ phải đem đến cho chúng ta một sựa lựa chọn hoàn hoàn chỉnh: một chiếc điện thoại đặc biệt có thể đánh bại cả iPhone, đơn giản là vì nó thật sự tuyệt vời hơn iPhone trong tất cả yếu tố.
Thị trường di động thông minh không bao giờ ngừng phát triển, nhưng doanh số của Samsung thì đang giảm – và mặc dù việc cạnh tranh với đối thủ bằng chính sách giá vẫn đang là một chiến lược khả thi, nhưng sự thực là đang dần có người làm điều đó tốt hơn Samsung.
Nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới không phải vô tình vướng vào vấn đề này. Nhiều năm sống dưới cái bóng của những ông kẹ đi động ‘không thông minh’ như Nokia và Sony Ericsson, mảnh di động của Samsung nhanh chóng vùng dậy trong những năm đầu của thập kỉ này nhờ vào mối lương duyên bền chặt với nền tảng Android. Công ty Hàn Quốc là kẻ tham chiến sớm, va cũng là người hung hăng nhất. Khi mà Nokia và BlackBerry còn đang mải cố gắng thay đổi nền tảng phần mềm lỗi thời của mình, Samsung lúc đó đã tập trung vào việc làm ra những chiếc điện thoại cấu hình mạnh nhất, nhưng giá cũng phải rẻ nhất. Chúng chẳng hề đẹp đẽ, hoàn thiện tốt tí nào, hay là có sự độc đáo, nhưng Samsung Galaxy lại chắc hắn sẽ đáp ứng cho bạn nhiều nhất, với số tiền phải chăng nhất.
Câu chuyện sụt giảm doanh thu của Samsung không nên bị đánh giá thấp chút nào. Đây có thể là công ty nhúng tay vào tất cả các ngành công nghiệp từ khoan dầu cho đến đồ dùng nhà bếp, nhưng đến hơn nửa lợi nhuận hoạt động của nó là do mảng kinh doanh di động mang về. Và mặc dù chuỗi cung ứng hàng dọc mang đến lợi thế phát triển công nghệ cho Samsung, điều này cũng đồng nghĩa rằng bất cứ sự thất bại kinh doanh nào xảy ra cũng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tiêu cực gấp nhiều lần. Samsung Display dựa vào nhu cầu bảo đảm từ Samsung Mobile, và nếu như một trong hai biến động, thì người còn lại cũng sẽ hắt hơi sổ mũi theo. Không có một ví dụ nào hay hơn câu chuyện mọi thứ bỗng chốc tan tanh của một công ty hàng đầu như Nokia những năm đầu thế kỉ. Đã từng phát triển đến mức sản xuất ra hàng trăm triệu chiếc điện thoại mỗi năm, nhưng công ty Phần Lan phải tan rã trong đau đớn khi hai nền tảng Symbian và Maemo của không thể cạnh tranh nổi với con quái vật háu ăn Android.
Rõ ràng là Samsung không thể mãi tăng trưởng được, nhưng sự thực đang xảy ra ở đây chính là việc người ta đang dần thay thế những sản phẩm Samsung sang những lựa chọn khác rẻ tiền hơn. Theo như báo cáo mới nhất của IDC, Huawei đã tăng gấp đôi lượng điện thoại xuất xưởng trong năm rồi, Lenovo phát triển vượt bậc, và hàng tá các công ty Trung Quốc khác như Xiaomi cũng đang trong cơ hội lọt top năm nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Samsung cần phải biết lo lắng rồi đấy.
Có hàng loạt lí do cho sự trì trệ gần đây của Samsung. Một là cuộc chay đua về cấu hình cơ bản là đã chấm dứt. Trong những ngày mà chiếc Galaxy SII còn cạnh tranh với HTC Sensation, Samsung có thể thu hút người ta bằng những bộ xử lí nhanh nhất, màn hình đẹp và camera khủng, nhưng giờ thì những thứ đó gần như chẳng còn ý nghĩa. Bộ xử lí 8 nhân của Samsung khiến cho người dùng cảm thấy nó mạnh quá mức cần thiết. Và sự tuyệt vời của màn hình Super AMOLED giờ cũng đã bị màn hình LCD IPS bắt kịp, hay thậm chí là vượt mặt. Giới hạn công nghệ của Samsung giờ đây không còn gì đặc biệt, và giờ thì hãng phải cố gắng thuyết phục người dùng rằng nghía qua thiết kế và phần mềm của mình cũng rẩt xứng đáng thời gian bỏ ra.
Để nói cho thật công bằng, sự thống trị của Samsung không hề thiếu mất tầm nhìn dài hạn. Hãng đã cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển Tizen (từng được biết đến với cái tên Bada) , một nền tảng phần mềm nhằm cạnh tranh trực tiếp với Android. Biết được tầm quan trọng trong việc sở hữu thứ gì đó đặc biệt để giữ chân người dùng, công ty đã tự xây dựng kho ứng dụng cho riêng mình, hợp tác với Amazon để mang đến gói ưu đãi Kindle của riêng dòng Galaxy, và tạo ra một hệ thống thay đổi, tinh chỉnh về OS bên cạnh những tính năng cơ bản của nền tảng Android trong những sản phẩm của mình.
Nhưng vấn đề lại mọc ra thêm. Giao diện của Samsung, từng được biết đến với cái tên TouchWiz, luôn bị chế nhạo là loẹ loẹt, trẻ con và không trực quan, cùng lúc đó thì ứng dụng Samsung Music Hub cũng bị loại bỏ do người dùng không quan tâm. Mỉa mai thay, Samsung giờ đây đang phải giải quyết vấn đề phần mềm mà từng là cơ hội mà hãng đã tận dụng để trở thành nhà sản xuất điện thoại số một thế giới trong những năm trước đây.
Và khi nhắc đến thiết kế thì câu chuyện này cũng chẳng tươi tắn hơn bao nhiêu. Ba chiếc điện thoại Galaxy S đầu bảng gần đây nhất của Samsung đều bị chê tơi tả bởi cái tính rẻ tiền, vỏ nhựa tổng hợp ọp ẹp, giả kim loại của chúng. Đơn cử như chiếc S5 mới đây thì bị dân tình chọc quê khi so sánh nó với miếng gạc dán vết thương, cũng chỉ vì cái hoa văn chấm chấm ở mặc lưng. Samsung đã cố gắng rất nhiều để trở thành kẻ đi đầu trong thiết kế – về cả phần mềm lẫn phần cứng – nhưng thế giới thực thì chỉ ra kết quả khác hẳn cái ước mơ ấy, và các sản phẩm của hãng vẫn đang vất vả để chiếm lấy được cảm tình và sự trung thành của người dùng.
Hơn bất thứ gì khác, vấn đề của Samsung chính là sự trung thành thương hiệu. Công ty này đã chi hàng tỉ đô để quảng bá bản thân như là người ngang hành với Apple, nhưng sự thực là hãng chưa bao giờ đạt được sự ảnh hưởng đó như Cupertino (Apple) vẫn có trong nhiều năm nay. Samsung vẫn luôn được nhìn nhận là biểu trưng cho tính thực dụng thay vì một sự lựa chọn mang tính ‘nghệ sĩ’: giá rẻ, nhưng đáp ứng nhiều. Nhưng điều này lại chỉ hợp khi Samsung chiến thắng trong cuộc đua cấu hình và giá cả, còn một khi lợi thế này thuộc về các đối thủ khác, hay có những yếu tố về trải nghiệm, thiết kế được đề cao hơn, thì những con số ấn tượng về lượng người dùng của Samsung và khả năng sản xuất của hãng bỗng chốc trở nên vô nghĩa. Đơn giản vì chúng chẳng liên quan gì đến mục tiêu tìm kiếm chiếc điện thoại tiếp theo của một người nào đó cả.
Thất bại trong việc giải quyết hay vấn đề quan trọng về phần mềm và cả phần cứng đang dần ăn mòn vào vận mệnh của Samsung, nhưng vẫn còn nhiều thời gian để sửa sai. Cuộc cách mạng với dòng sản phẩm smartwatch Gear của hãng – bắt đầu từ lần thử nghiệm chiếc Galaxy Gear còn quá trời khuyết điểm cách đây một năm, đến mẫu Gear Live nhiều cải tiến hơn – cho thấy hãng đã biết học hỏi từ thất bại của mình một cách nhanh chóng. Chiếc Gear Fit là sản phẩm tiêu biểu cho cách tiêu thụ màn hình AMOLED dẻo thông minh của hãng, dù cho còn rất nhiều việc phải làm. Sự linh hoạt và nhiệt huyết khi xưa vẫn còn tồn tại trong bản thân Samsung, và giờ thì nó đang hướng đến các sản phẩm đeo được, nhưng có lẽ cũng cần đem cách suy nghĩ đó trở lại trong những chiếc điện thoại nữa. Nếu Samsung muốn học hỏi – không phải copy – từ những đối thủ của mình như chiếc HTC One với chất liệu toàn kim loại hay đầy cá tính như Moto X, thì hãng cuối cùng sẽ tìm thấy được sự trung thành nhất định của người dùng sau núi tiền đã bỏ ra cho quảng cáo và pr.
Trưởng bộ phận di động J.K.Shin đã hứa hẹn rằng sẽ có ít nhất một chiếc điện thoại ra mắt trong năm nay được làm từ ‘chất liệu mới’, đem đến hi vọng rằng Samsung cuối cùng đã chịu từ bỏ kiểu vỏ nhựa giả tùm lum, và thật sự dùng vật liệu cao cấp cho những sản phẩm cao cấp. Samsung luôn có khả năng làm ra những chiếc điện thoại sẽ bán rất chạy trên lí thuyết, và thậm chí là trên kệ hàng ngoài kia, nhưng để xây dựng được lòng trung thành của khách hàng một cách bền vững, thứ sẽ không biến mất dù cho sản phẩm cấu hình có yếu hơn, hay giá bán cao hơn, thì công ty sẽ phải đem đến cho chúng ta một sựa lựa chọn hoàn hoàn chỉnh: một chiếc điện thoại đặc biệt có thể đánh bại cả iPhone, đơn giản là vì nó thật sự tuyệt vời hơn iPhone trong tất cả yếu tố.

Theo TheVerge