KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

lengockhanhi

Film critic
picture-2_small2.png



KokuHaku (告白)


Chào các bạn cinephile thân mến.

Khi đang viết những dòng này gửi các bạn, nước mắt vẫn còn chưa kịp khô trên khóe mắt của Nhi, và tâm trạng của Nhi sau khi xem phim chưa bao giờ tệ hơn thế. Tất cả là do bộ phim Cáo Bạch gây ra. Nhi cần phải viết ra những cảm xúc này, chỉ có làm như vậy Nhi mới cảm thấy nhẹ nhàng trở lại.

Trong cuộc đời Nhi thực sự đã xem rất nhiều phim, trong đó có nhiều phim rất khó xem, những phim chỉ mang lại đau khổ và nước mắt chứ không có một nụ cười nào, Nhi còn nhớ lần cuối cùng mình đối đầu một bộ phim kiểu như vậy, đó là phim Il grande silenzio (1968) của Sergio Corbucci, khi mà điều ác hoàn toàn chiến thắng và tất cả những người tốt đều chết hết. Hay trong phim Old Boy cũng vậy, những phim đó thực sự đáng sợ. Chính vì quá tự tin vào kinh nghiệm Nhi từng trải qua sau từng ấy bộ phim, có lúc Nhi nghĩ mình có thể định nghĩa được về nước mắt, chia sẻ về cách chuẩn bị tâm lý đón nhận bộ phim, về giá trị nhân bản trong phim ảnh... Nhưng Nhi xin lỗi các bạn vì Nhi đã lầm, tất cả những gì Nhi từng viết đều chưa đủ, Nhi nhận ra điều đó sau khi xem phim Cáo Bạch. Đây là một bộ phim quá sức chịu đựng của Nhi. Lần đầu tiên có một phim làm Nhi đau đớn, khó chịu cùng cực như thế này.

Cáo Bạch là một câu chuyện về trả thù, về cái ác, về tâm lý con người. Chuúg ta đều nghe nói về bộ phim Nhật hay nhất năm và tranh giải Oscar này. Nhi đã nghĩ nó sẽ giống Old Boy, Nhi xem nó một cách tập trung, nhưng bình thản. Một vài phút trôi qua, phim rất đẹp... từng khung hình, đẹp như một bó hoa hồng, màu sắc tươi sáng, chuyển động chậm, như đếm thời gian trôi

Và trong khoảnh khắc mà lời nói của cô giáo Yuko moriguchi nhẹ nhàng thoảng qua, gai nhọn đột ngột đâm vào tay Nhi, đau đến chảy nước mắt. Lúc đó Nhi vẫn chưa hiểu rằng mình đang đương đầu với một bộ phim khủng khiếp thế nào, nhưng sau đó, càng vạch lá ra tìm những bông hoa đẹp, gai nhọn càng không ngừng đâm Nhi chảy máu, bi kịch tiếp nối bi kịch, nước mắt cứ tuôn, lòng không ngừng đau đón như bị nhiều mũi nhọn cào xé.

Mỗi số phận trong phim là một bông hoa, nhưng cũng chừng đó gai nhọn. Mỗi khi Nhi nghĩ mình đang nắm trong tay bông hoa đẹp, thì tay Nhi lại nhỏ máu và lòng rất đau.Nhi bắt đầu khóc khi chứng kiến bi kịch về người mẹ mât con, về đứa bé gái bị giết chết một cách tàn nhẫn, vẻ mặt lạnh lùng, vô cảm của cô giáo- kẻ báo thù làm Nhi lạnh cả người. Sau đó, nhìn đứa bé hóa điên và người mẹ bị đau khổ, Nhi thấy bất nhẫn... Rồi tình yêu giữa hai thiên sứ tật nguyền... ngọn lửa nhiệt huyết của người thầy giáo... Có lúc Nhi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi, nhưng càng về cuối bộ phim càng tra tấn Nhi khủng khiếp hơn, nặng nề hơn. Có lẽ chính vì những hình ảnh quá đẹp, những nhân vật quá sâu sắc khiến Nhi nén chịu đau để tiếp tục khám phá bộ phim cho đến cuối cùng. Và khi kế hoạch trả thù độc ác nhất mà Nhi cũng không thể tưởng tượng ra được - đã thành công, cái đầu của Nhi cũng thực sự bùng nổ vì giận dữ, vì phẫn nộ, vì đau đớn.

Nhi đã bị bộ phim đánh gục hoàn toàn.

Cáo Bạch thực sự là một bộ phim khiến ta vừa giận, vừa thương, có phải đây chính là cuộc sống ? Nhi tự hỏi, những ngày vui luôn nồi tiêp những ngày khổ đau, như một vòng xoáy, như một đóa hồng đầy gai, mà ta phải chịu đau đớn để có thể cảm nhận hết cái đẹp của nó ? NHi rất muốn ghét bộ phim, nhưng lại nâng niu nó vì chưa có phim nào có nhiều vẻ đẹp như thế.

Nhi mong các bạn sẽ xem phim này lúc thật thư giãn, và các bạn cần bình tĩnh, như Nhi nói, nó sẽ là một chuỗi đau đớn khó chịu, Nhi sẽ không nói về những bông hoa, nó đẹp thế nào, vì điều đó sẽ là bất ngờ trước mắt các bạn, chỉ có bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp đó. Nhưng Nhi cảnh báo các bạn về gai nhọn, chúng rất nhiều, và sẽ làm bạn khóc.
 

poly

Banned
Confessions (Kokuhaku) (2010)

Chuyển thể từ tiểu thuyết của Kanae Minato.

Thể loại: Tâm Lý - Rùng Rợn

Đạo diễn: Tetsuya Nakashima

Diễn viên: Matsu Takako, Kimura Yoshino, Okada Masaki...


confessions2010japdvdri.jpg


Bộ phim Nhật Bản Confessions được đề cử tranh giải phim nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar 83 .


Trailer

[video=youtube;F73eXXiMwB4]http://www.youtube.com/watch?v=F73eXXiMwB4&feature=player_embedded[/video]

http://www.youtube.com/watch?v=F73eXXiMwB4&feature=player_embedded
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: HEREAFTER (2010)

Cáo Bạch (KokuHaku - Confessions), phim Nhật đó anh.

Nhi xem nó hồi đêm qua mà tới giờ vẫn còn bị ức chế. Phim này hơi khó xem.
 

poly

Banned
Ðề: HEREAFTER (2010)

Cáo Bạch (KokuHaku - Confessions), phim Nhật đó anh.

Nhi xem nó hồi đêm qua mà tới giờ vẫn còn bị ức chế. Phim này hơi khó xem.


chời phim này thì khỏi phải nói luôn
coi rồi
sẽ review sau
đối với dân làm phim thì cần phải học cách viết kịch bản
vì ngay từ khâu kịch bản yếu tố slowmotion đã là 1 nhân tố quyết định cảm xúc
slowmotion được bien kịch vận dụng và quyết định, thay vì quay phim DOP hay dựng phim
 

poly

Banned
Confessions (Kokuhaku) (2010)

Lưu ý review có spoil cop từ blog
http://rworks.org/post/2976212329/confessions-kokuhaku-2010-beautifully-great


tumblr_lfqnz3YlhT1qzo15n.jpg



1. Mình biết đến Kokuhaku lần đầu tiên là vào tháng 8 năm ngoái, sau khi đọc bài của em Xiner. Thật sốc khi nghe plot về một bộ phim thế này “một cô giáo sau khi phát hiện ra học sinh giết con mình đã cho chúng uống sữa nhiễm HIV”. Lúc đó tôi chợt nghĩ rằng Nhật Bản tiếp tục đẩy tư tưởng của mình lên một giới hạn mới, và bắt đầu công cuộc nghe ngóng download phim từ đó. Và sau khi xem xong, tôi đã không hề bị thất vọng.

tumblr_lfqnzg2KBd1qzo15n.jpg



2. Khi xem đoạn trailer đầu tiên của Kokuhaku, tôi tiếp tục rùng mình. Thế nhưng sau khi xem xong phim, tôi đã biết mình bị đoạn trailer kia lừa quá ngoạn mục. Kokuhaku không phải là phim nói về cuộc điều tra tìm ra thủ phạm giết con mình của 1 cô giáo, câu nói “Ai là kẻ giết người?” trong trailer đã đánh lạc hướng hoàn toàn tôi, nên khi vào phim, tôi đã thấy quá bất ngờ. 2 hung thủ được đánh dấu là A và B đó được lật tẩy ngay từ 30 phút đầu, và trong hơn 70 phút tiếp theo, chúng ta được nghe những lời thú tội (bộc bạch) của từng người liên quan tới vụ án, từ đó lật mở ra nhiều nhức nhối hiện hữu trong xã hội hiện đại (ở Nhật).

tumblr_lfqnzmyewi1qzo15n.jpg



3. 30 phút đầu tiên là 30 phút căng thẳng, ngập tràn kịch tính. Lễ tổng kết cuối kỳ, một lớp học nhốn nháo, cô giáo thì đi lại nói về tác dụng của sữa. Chỉ trong 2 phút đầu tiên, Kokuhaku đã đem tới một không khí bạo loạn mạnh, làm đề cho các tình huống về sau này. Cô giáo Moriguchi rất cao tay khi làm chủ cả không khí đó, khi cô nói nhiều chuyện tưởng chừng rất vô thưởng vô phạt nhưng hoá ra lại ngầm ẩn nhiều ý bên trong. Cô biết 2 học sinh đã giết con cô, nhưng cô không nói tên chúng, mà chỉ nói ra những đặc điểm để mà từ đó các học sinh khác trong lớp có thể đoán ra. Những cái nhìn ái ngại, lo lắng, những lời xì xầm bàn tán về 2 kẻ giết người kia còn có sức mạnh hơn cả chuyện nói ra tên chúng. Moriguchi đã sử dụng nhiều ngón đòn tâm lý như vậy để khiến 2 học sinh kia sợ hãi về tính mạng của mình, mà đỉnh điểm là việc nói cô đã pha máu nhiễm HIV vào sữa. 30 phút đầu hoàn toàn có thể trở thành một đoạn phim ngắn xúc tích, bất ngờ. Nhưng những phút sau đó mới thực sự là ghê gớm bởi “một lời thú tội công khai trước như vậy như một con dao đâm vào tim”, rút ra hay cắm sâu vào thì cũng đau. Và trong 70 phút với không khí khá nhanh về sau, sự trả thù của cô giáo Moriguchi mới thực sự làm người xem ớn lạnh.


tumblr_lfqnzuYVQV1qzo15n.jpg



4. 30 phút đầu tiên là 30 phút thú tội của Moriguchi, là tiền đề cho mọi tội ác về sau này. Bộ phim sử dụng 5 lời tự thú (bộc bạch) để lắp ghép lên một câu truyện hoàn chỉnh. Đó đều là những lời bộc bạch chủ quan, theo điểm nhìn của từng nhân vật: Moriguchi (mẹ của cô bé bị giết), Mizuki (cô học sinh đem lòng yêu Shuuya), mẹ của Naoki, Shuuya và Naoki (2 học sinh gây ra vụ giết người). Thông qua những lời thú tội này, bộ phim động chạm tới rất nhiều tầng ý thức hệ trong cuộc sống, thông qua nhân vật 3 người mẹ. Đó là sự tin tưởng quá mức của một người mẹ, sự xa cách của một người mẹ và cuối cùng là lòng thù hận của một bà mẹ mất con. Từ đó, ta thấy được xã hội đen tối của Nhật hiện ra, với những đứa trẻ sẵn sàng giết người mà không bị trừng phạt do được pháp luật bảo vệ, sự xa cách tình cảm có thể đẩy những đứa trẻ tới đường cùng lạc lối như thế nào. Khi chúng, những đứa trẻ đang hình thành nhân cách, thuộc thành phần ngoài vòng pháp luật, thì cha mẹ chính là người bảo vệ chúng. Thế nhưng, những người mẹ trong phim đều ít nhiều thất bại trong quá trình này.


tumblr_lfqo01i5c61qzo15n.jpg


5. Phim được chuyển thể từ một cuốn sách gây tranh cãi tại Nhật, và điều này làm tôi liên tưởng tới Battle Royale. Và khi xem phim, cái tiếng trẻ con thét lên khi có chuyện kinh hoàng ập đến là một cảm xúc không lẫn vào đâu được. Kokuhaku không phải là bộ phim đầu tiên nói về giới trẻ thông qua hình ảnh những học sinh trong trắng, nhưng chắc chắn đây không phải là bộ phim cuối cùng. “Không ai dạy tôi rằng giết người là sai trái”. Một câu nói của Shuuya trong phim đã trở thành kinh điển để nói về giới trẻ Nhật. Dù chúng có là ai, là kẻ giết người hay là thiên tài, thì rốt cuộc, chúng chỉ là con nít, chúng vẫn cần yêu thương và dạy dỗ. “Giết người là sai trái” là tư tưởng mặc định của người lớn đối với trẻ con, nhưng với những đứa trẻ không có sự chăm nom của ba mẹ, xa cách với tình yêu thì đó hoàn toàn là một mệnh đề chưa được chứng minh. Kokuhaku đem tới cho người xem nhiều câu thoại đánh động vào tâm lý như vậy, khiến tôi không khỏi suy nghĩ khi xem phim. Ngoài ra, sự trả thù của người mẹ có phần kích động như trong I Saw the Devil nhưng lại mang tính kìm nén và thông minh hơn so với nhân vật của Lee Byung Hun, khi mà từ đầu tới cuối phim, người mẹ này không thực sự chủ động làm gì. Nhiệm vụ của Moriguchi chỉ là lợi dụng, kích động và dần đẩy những học sinh kia tới chỗ sống dở chết dở. Việc để nhân vật chính “biến mất” trong khoảng giữa phim có thể coi là điều rất không nên trong điện ảnh, nhưng việc sử dụng flashback, cũng như lồng ghép 1 số câu thoại, suy nghĩ vào trong 4 lời thú tội kia cũng phần nào khoả lấp tính then chốt của nhân vật chính. Do đó, dù lũ học sinh, thầy Werther… có làm gì thì ta đều thấy tiếp tay phần nào mưu đồ của Moriguchi, khiến việc trả thù của người mẹ càng trở nên kinh hoàng.


tumblr_lfqo0cBbXw1qzo15n.jpg



6. Kokuhaku có những cảnh quay đẹp mê hồn, đôi lúc át đi cái kinh hoàng của phim. Được sự trợ giúp của tông lạnh với màu xanh lam nhạt và trắng, kết hợp cùng những cảnh slow motion đẹp đẽ, hình ảnh của Kokuhaku đơn giản mà đẹp tới lạ lùng, trái ngược với style “hoa lá cành sặc sỡ” mà bác Tetsuya dùng trong các phim trước đây. Tuy nhiên, trái với kiểu quay slow motion như một phong cách điện ảnh thời trang mà Zack Snyder hay Michael Bay đang dùng, Tetsuya sử dụng slow motion có dụng ý đàng hoành, tua chậm những khoảnh khắc như muốn níu giữ khoảnh khắc đẹp lại, muốn làm chậm những tội ác để ai đó có thể cứu giúp – nhưng không thể. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh chiếc gương lồi ở nhiều cảnh quay như một phép ẩn dụ về thế giới được phản chiếu trong gương, nhưng lại bị méo mó, bộ phim đem tới một thông điệp bi quan và không chỉ ra bất cứ một lối thoát nào. Hình ảnh ăn tiền bậc nhất của Kokuhaku là cảnh Mizuki đi gặp Shuuya dưới chân cầu. Nó được dựng ngay sau khi bà mẹ Naoki biết rằng các bạn học đang rủa con mình chết, bà la hét, và bóng tối bao trùm lên cả nhà. Hình ảnh một cô bé thánh thiện bước ra khỏi một màn đen tăm tối như thể một ánh sáng giúp đỡ những con người bị lún sâu vào tuyệt vọng. Thế nhưng, điều trớ trêu là chính “cô gái sáng sủa” này lại mang trong mình những ý nghĩ đen tối, cũng bị vấy bẩn. Ánh sáng được bố trí chiếu rọi duy nhất vào một vài điểm trên hình, sử dụng thủ pháp blur in, zoom tới zoom lui để khiến khán giả chăm chú hơn vào hình ảnh, cũng mang lại nhiều nét đặc tả tiêu biểu cho từng nhân vật.


tumblr_lfqo0ljYpy1qzo15n.jpg



7. Cách dựng phim rất tuyệt vời. Tetsuya rất nhiều lần cách dựng montage Soviet để nêu bật lên hình ảnh con người ở cùng 1 thời gian, 1 trạng thái nhưng vẫn có những góc cạnh riêng. Việc cắt dựng nhiều hình ảnh tưởng chừng không liên quan gì tới nhau nhưng khi ghép nối chúng lại trong suy nghĩ thì ta lại hiểu được cảm xúc hoàn chỉnh mà đạo diễn muốn hướng tới. Hình ảnh một cậu học sinh bị bắt nạt bóp chết một con bướm, được lồng ghép với cảnh một vài nữ sinh nô nghịch trên vũng nước mưa, khiến nước bắt hết lên giầy, váy – là một trường đoạn khá đắt, như thể gột rửa những tội ác vừa được bộc bạch, nhưng cũng để nói lên tội ác không bao giờ ngừng, “kẻ yếu sẽ bắt nạt kẻ yếu hơn mình”. Tương tự như vậy là đoạn đĩa bánh rơi ra ngoài cửa sổ và vỡ tan tành, được dựng ngay sau đoạn cả lớp đứng trên sân thượng trường học và hét lên “Naoki, mày chết đi!”. Không chỉ thế, việc chèn thêm 1 số hình ảnh kỳ lạ vào phim cũng gây tâm lý tò mò, muốn biết mọi chuyện sắp tới sẽ diễn ra như thế nào, tạo dựng twist tốt về sau này. Tóm lại, dựng phim rất tốt.


tumblr_lfqo137SdK1qzo15n.jpg



8. Âm thanh và âm nhạc trong phim quá sức tuyệt vời. Bản Concerto số 5, bài Last Flowers của Radiohead, cùng những bản nhạc sáng tác riêng cho Kokuhaku… đem đến cho phim nhiều cung bậc khác nhau, có lúc tình cảm dạt dào, có lúc ớn lạnh ghê gớm, nhưng cũng có lúc mạnh mẽ, tràn đầy nhựa sống. Tôi ấn tượng với cách dùng bài hát 虹が始まるとき trong cảnh quay Mizuki và Shuuya vỗ nhẹ tay vào nhau trong hành lang trường. Chỉ với 1 cảnh quay được tua lại ở 2 thời điểm khác nhau, bài hát đã chuyển tông ngoạn mục từ tình cảm sang kinh dị, cũng giống như việc chuyển lời dẫn truyện từ thiên thần Mizuki sang ác quỷ Shuuya. Việc hoà âm và biên tập âm thanh trong phim cũng đạt chuẩn mực cao, khi mà đem lại không khí nặng nề trong 30 phút đầu tiên (cảnh Moriguchi đặt tập sách xuống bàn, hay cảnh cầm viên phấn mà đem lại cảm giác ghê răng…), để rồi sau đó, một khúc nhạc ballad vang lên hiền hoà, đem không khí phim trở lại thế cân bằng, để rồi kéo lên dần ở những phút tiếp sau. Kokuhaku đem tới một khái niệm mới về “Âm thanh của sự tan biến”, với tiếng kêu “Bụp” của bong bóng xà phòng khi Shuuya thấy mẹ mình ra đi. Và để rồi sau đó, mỗi lần Shuuya nói từ “Bụp”, phim luôn bị chìm vào khoảng lặng rất nặng nề, đó thực sự làm tan biến mọi cảm giác xung quanh cậu.


tumblr_lfqo1ah8Jw1qzo15n.jpg



9. Màu đen ngập tràn trong những cảnh quay. Bầu trời luôn xuất hiện ở nhiều trường đoạn như thể hiện phần nào cảm xúc tâm lý của những nhân vật trong phim. Thế giới của Kokuhaku lạnh lẽo, với những nhân vật cô độc, đổ vỡ và bất an. Nó không đưa ra một hướng giải thoát cho mọi người, theo cách này hay cách khác như Memory of Matsuko, All About Lily Chou-Chou hay Battle Royale. Tất cả chỉ được giải quyết một cách ngầm ẩn thông qua hình ảnh bầu trời dù mây mù che phủ thế nào nhưng vẫn có ánh sáng mặt trời, và đặc biệt là câu nói cuối phim. Ừ, ước gì cái thế giới của Kokuhaku chỉ là trò đùa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: HEREAFTER (2010)

Anh nói đúng, cái này giống như biên soạn nhạc giao hưởng, kịch bản giống như tổng phổ, còn sau đó mỗi nhạc công chỉ chơi phần của mình thôi.
 

xicklo

Well-Known Member
Ðề: Confessions (Kokuhaku) (2010)

Cám ơn mọi người, mình vừa xem xong phim này. Một bộ phim hay, nhưng xem xong cứ cảm thấy bức bối, khó chịu trong người. Cuối cùng hình như cô giáo và Shuuya có vẻ đồng cảm với nhau. Chỉ tiếc mỗi đoạn em gái Mizuki xinh như vậy mà bị đạp chết dã man
 

xicklo

Well-Known Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Mình cũng mới xem xong, thật sự đây là 1 bộ phim hay, nhưng càng xem phim thì lại càng cảm thấy nặng nề
 

kosminam91

New Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Phim này em xem 3 lần rồi, cảm xúc đều như nhau. Ngay từ phút đầu tiên, với hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của các diễn viên đã cuốn hút đến tận phút cuối cùng. Một bộ phim rất đáng xem, nếu có thể thì khi chiếu ở VN, đảm bảo nếu hạn chế PG-13 thì phim sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn nhiều cái trò Bưởi 3D của lão Trung.
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Phim hay vãi cả lều các bạn ạ [-O<
Người Nhật hãy mang phim này đến Cannes để rinh Cành Cọ Vàng đi thôi :)>-

Nói nôm na là 1 sự kết hợp giữa câu truyện của Old Boys và lối dẫn dắt kể truyện của Rashomon (hay Vantage Point đi cho nó đại chúng) và được sự cộng hưởng bởi công nghệ kỹ xảo tầm cỡ ngang trình độ Holywood;))

Một cuộc chiến giữa mụ giáo già độc ác và 1 thằng học sinh thiên tài lập dị tự kỷ
Thanks ivy vì bạn đã sync phim này rất sớm :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:

moivo

Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Cảm ơn bạn Nhi đã giới thiệu phim, nhất định sẽ xem phim này :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

greencoat

Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Phim hay vãi cả lều các bạn ạ [-O<
Người Nhật hãy mang phim này đến Cannes để rinh Cành Cọ Vàng đi thôi :)>-

Mọi người khen hay thấy nóng ruột quá, nhưng vẫn đành chờ diễn đàn có bản 720p của các internal encoders :D
 

luuthanhbinh

Well-Known Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Phim này hay lắm, bản Confessions.2010.Bluray.720p.x264.AC3-LooKMaNe xem cũng rất ổn rồi. Mình xem không cảm thấy nặng nề lắm, có lẽ là do quen với kiểu phim này của Nhật rồi.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Mình thì thích cái kết của phim. Khá hợp lý!
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Một bộ phim quá xuất sắc và đầy ám ảnh. Từ lâu đã được biết về xã hội hiện đại Nhật Bản chồng chất áp lực. Thế nhưng bộ phim này vạch ra những vấn đề xã hội quá đen tối ở Nhật, đến mức Daniel cảm thấy phải tự hỏi rằng đâu là ranh giới giữa hiện thực và hư cấu? Liệu đây có phải là một lát cắt quá phiến diện về nước Nhật hiện đại? Bộ phim cũng đặt ra câu hỏi về thế nào là sự cân đối giữa công bằng và nhân bản trong quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật?
 

godljke94

New Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

các bác cho em hỏi film này được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nào đc ko ạ, để em đi lùng :D
 

sini132

New Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

mới xem xong...cảm giác còn kinh khủng hơn khi xem after life nữa...tiếc cho em Mizuki, xinh vậy mà chết thảm, tiếc quá^^
 

vuonglk

Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

Chắc minh cũng xem thử coi nó sao , nghe mấy bạn giới thiệu hay quá , Ty ban
 

vuonglk

Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

các bác cho em hỏi film này được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nào đc ko ạ, để em đi lùng :D

hình như anh Poly có nói đó bạn

Chuyển thể từ tiểu thuyết Kokuhaku năm 2008 của Kanae Minato.

Thể loại: Tâm Lý - Rùng Rợn
 

sini132

New Member
Ðề: KokuHaku (告白) - Cáo Bạch : Hoa hồng, gai nhọn, máu và nước mắt

xem phim này phải chăm chú từ đầu đến cuối, bỏ lỡ 1 phút thôi là hỏng ngay.
 
Bên trên