Kính 3D Panasonic có gì lạ?

Kinh3D

New Member
(Điện tử tiêu dùng) - Cùng với hệ thống trình chiếu 3D đã được bày bán trên thị trường, cặp kính xem phim 3D của Panasonic (và các hãng khác)đang có mức giá bán rất cao.

Sơ lược về mắt kính 3D

3D-shutter%20(2).jpg

Minh họa về kính 3D phân cực

Công nghệ ảnh 3D, hay trước đây thường gọi là “ảnh nổi” đã ra đời cách nay cả gần hai thế kỷ, từ khi Charles Wheastone phát hiện ra hiệu ứng này vào năm 1838.

Nguyên lý tạo ảnh nổi khá đơn giản, người ta chụp cùng một đối tượng ở cùng một khoảng cách và khung hình, chỉ hơi lệch về góc chụp.

3D-shutter%20(6).jpg

Các cặp kính 3D tác động vào não bộ để sinh ra các ảnh 3 chiều

Sau đó cho người xem đeo kính để mắt trái nhìn một hình và mắt phải nhìn vào hình kia, não bộ “căn cứ” vào độ lệch giữa hai hình (2D) truyền về từ mắt phải và trái sẽ “nội suy” ra chiều sâu (3D) của hình ảnh.

Nói ngắn gọn, để tạo được hiệu ứng 3D ta cần 2 hình đầu vào và một cặp kính để mỗi mắt nhìn thấy một hình.

kinhphancuc.jpg

Kính phân cực với hai mắt kính xanh đỏ

Từ khi xuất hiện ảnh màu, kính 3D lại có một bước tiến bộ mới. Thay vì thấu kính để hướng mỗi mắt về một hình, người ta chế tạo ra kính phân cực, mà chúng ta thường nhìn thấy một bên mắt màu xanh còn một bên màu đỏ.

Hình ảnh 2D cho mỗi mắt lúc này sẽ được chồng lên nhau chứ không cần phải là 2 hình tách biệt như trước kia. Khi cùng nhìn vào một hình, mỗi bên mắt kính sẽ lọc bớt một phần quang phổ khác nhau và kết quả là mỗi mắt nhận được một hình khác nhau để tạo ra hiệu ứng 3D.

Trong ảnh minh họa bạn có thể thấy rõ: khuôn hình có sắc đỏ là dành cho mắt trái và xanh là cho bên phải.

3D-shutter%20(5).jpg

Cặp mắt kính xanh đỏ vẫn đang tồn tại

Cho tới nay, các loại kính 3D dùng để xem phim (chiếu rạp) và ảnh nổi vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ này, tất nhiên phân cực không chỉ bằng màu xanh / đỏ trông rất trẻ con nữa, và hình thức mẫu mã cũng có nhiều cải tiến hơn.

Kính 3D màn trập tinh thể lỏng

3D-shutter%20(12).jpg

Cặp kính 3D sử dụng màn trập tinh thể lỏng

Từ khi công nghệ số ‘tấn công” vào truyền hình và nhất là từ khi các dòng TV màn hình phẳng lên ngôi, 3D lại có thêm một mảnh đất màu mỡ nữa để khai thác.

Kính xem 3D tất nhiên cũng “ăn theo” trào lưu này và xuất hiện mẫu công nghệ mới được gọi là màn trập tinh thể lỏng. Khi màn tinh thể lỏng được kích hoạt nó sẽ tối đi và ngăn ánh sáng lọt qua.

2kinh3D-pana.jpg

Kính phân cực và Kính màn trập tinh thể lỏng của Panasonic

Cặp kính 3D lúc này gồm hai mắt kính là hai màn tinh thể lỏng khác nhau sẽ lần lượt được kích hoạt để ngăn ánh sáng vào mắt này mỗi khi TV hiển thị hình cho mắt kia và ngược lại.

3D-shutter%20(1).jpg

Chu kỳ hoạt động kính 3D shuttle của Panasonic

Các khuôn hình cho mắt trái và phải sẽ liên tục được hiển thị theo chu kỳ với tần số cao, mắt người với khả năng nhận biết chỉ 25 hình/giây sẽ không nhận ra các cú chớp hình này và vẫn thấy hình ảnh rất liền lạc.

Công nghệ tiên tiến này hiện nay được hầu hết các nhà sản xuất lớn, trong đó có Panasonic ứng dụng.

3D-shutter%20(9).jpg

Sử dụng cả các kết nối không dây

Để đồng bộ hóa việc hiển thị hình và trên TV và che ánh sáng trên kính xem 3D tương ứng cho mỗi mắt, người ta có thể dùng tín hiệu sóng radio, bluetooth, hồng ngoại hay DLP link.

kinhpana.jpg

Minh họa so sánh giữa kính phân cực và kính màn trập tinh thể lỏng của Panasonic

Kính 3D lúc này không còn đơn thuần là cặp kính (cơ học) mà đã trở thành một thiết bị điện tử tinh tế.

3D-shutter%20(3).jpg

Tận hưởng thế giới 3D sống động

Tất nhiên, để thu được hình ảnh 3D rõ nét và sống động thì việc giải quyết khâu hình ảnh đầu vào vẫn là quan trọng nhất.

Panasonic là một trong các nhà sản xuât hiếm hoi có thể đảm nhiêm toàn bộ các khâu từ quay hình, xử lý hậu kỳ, ghi dữ liệu, phát hình.

3D-shutter%20(10).jpg

Quay và phát hình Full HD plasma Panasonic

mayquayPana.jpg

Máy quay Panasonic 3D

Và cặp kính 3D Panasonic - thiết bị xem hình đầu cuối được thừa hưởng tất cả những tính năng ưu việt của các “đàn anh” đem lại, thêm nữa design cũng khá đẹp nên giá bán của nó đươc hứa hẹn cũng sẽ “rất đẹp” - ngang ngửa với các cặp kính thời trang hầm hố như Polaroid hay Oakley.

Hoàng Nam
www.dientutieudung.vn


Link nguồn: http://dientutieudung.vn/giadung/2960/Kinh-3D-Panasonic-co-gi-la.dttd
 

SpacePolice

Active Member
Ðề: Kính 3D Panasonic có gì lạ?

chả hiểu lắm, nhưng xem ra panasonic lại một lần nữa là lựa chọn lý tưởng để đầu tư
 
Bên trên